Rùng mình với cách phụ nữ Trung Quốc thời xưa sinh con và đây mới là lý do vì sao bà đẻ phải ở cữ ít nhất 30 ngày
Sự thô sơ, nguy hiểm từ phương thức đỡ đẻ đến các công cụ hộ sinh, thậm chí là các bà đỡ dùng răng để cắn đứt dây rốn đứa trẻ sau sinh khiến ai cũng phải rùng mình sợ hãi.
Bắt đầu từ khi mang thai, phụ nữ thời xưa đã phải nghiêm ngặt thực hiện những quy định “quái quỷ” như tuyệt đối không được ăn những hoa quả có vỏ sần sùi, gai góc. Vì theo quan niệm của người Trung cổ nếu như ăn như vậy sẽ khiến cho da em bé khi sinh ra sẽ bị sần sùi, bong tróc như rắn.
Bên cạnh đó, phụ nữ thời xưa khi mang thai không được phép ngồi vắt chéo chân, phải ngồi hai chân ngang bằng nhau, không được phép rung đùi vì sợ gây ngạt cho con.
Quá trình sinh nở cũng là thời gian vô cùng sợ hãi và kinh khủng đối với những người phụ nữ thời xưa tại Trung Quốc.
Đẻ trên rơm hoặc vào chậu
Một trong những loại đồ vật quan trọng nhất trong quá trình sinh con của người phụ nữ Trung Quốc thời xưa chính là rơm rạ. Các loại rơm như rơm lúa mì, rơm lúa gạo hay các loại rơm khác được sử dụng làm những thảm cỏ để những người phụ nữ khi sinh ngồi lên đó.
Những hình ảnh người phụ nữ nằm trên giường sinh như các bộ phim sau này.
Theo quan niệm thời Trung Quốc cổ đại, phụ nữ khi sinh con bắt buộc phải ngồi, ngồi xổm cao, hai chân dạng rộng để con có thể suôn sẻ chui ra bên ngoài.
Vào thời Đông Hán, sử sách đã ghi chép lại: “Phụ nữ ngồi trên cỏ để sinh con, đây là hình thức được lưu truyền trong dân gian để thuận lợi cho đứa trẻ ra đời”.
Nguyên nhân việc người xưa sử dụng rơm lúa mì hay rơm khác để cho đứa trẻ ra đời có hai nguyên nhân: thứ nhất chính là thiếu vật dụng như vải và giấy băng. Rơm lúa mì có thể ngăn nước ối, nhiễm trùng máu, đảm bảo đứa trẻ sạch và không bị đau khi sinh ra. Thứ hai chính là người mẹ hy vọng mình giống như cỏ, mềm mại và thuận lợi khi sinh con, nuôi con khôn lớn.
Video đang HOT
Như đã nói, khi sinh con các bà mẹ đều phải ngồi. Bà mẹ được để ngồi lên một chiếc ghế cao trước khi sinh và có đoạn dây treo phía trên trần nhà để là nơi vịn khi dặn đẻ. Muốn con sinh ra một cách suôn sẻ và thuận lợi thì người mẹ cần phải ưỡn cong người, nắm chặt vào sợ dây. Bên cạnh, những người đỡ đẻ cần phải ôm chặt eo trên để tạo sức đẩy đứa trẻ ra bên ngoài. Phía dưới là cỏ hoặc chậu nước, khi đứa trẻ chui ra được những bà đỡ chăm sóc ngay.
Tại một số địa phương, phụ nữ ngồi trên chậu để sinh con, chính vì vậy có những chiếc chậu được sản xuất riêng đáp ứng nhu cầu này. Hay thậm chí là ngồi trên những chiếc nồi to để đẻ và các bà đỡ phải làm công việc hộ sinh của mình tương đối khó khăn.
Trình tự sau khi đứa trẻ sinh ra, việc đầu tiên là các bà đỡ phải mở rộng chân của đứa trẻ để biết giới tính của chúng. Sau đó, thông báo với gia đình và nhận phong bì đỏ coi như là mức chi phí cho công sức của mình.
Cắt dây rốn của trẻ bằng công cụ thô sơ, thậm chí là cắn bằng răng
Nếu như ở hiện nay, y tế phát triển việc cắt dây rốn cho đứa trẻ phải là những công cụ được tiệt trùng nghiêm ngặt tránh tránh tình trạng nhiễm trùng. Nhưng thời Trung cổ thì không, một vài nơi họ sử dụng kéo được ngâm trong rượu trắng hay các sợi bông. Còn một số nơi khác lấy những vật sắc nhọn, những đoạn tóc rối và dày. Hay điều kiện không cho phép thì họ dùng răng cắn hay lấy tay đập đứt. Cuối cùng là bọc đứa trẻ lại bằng các loại vải làm từ da động vật, kết thúc quá trình sinh nở.
Đó chỉ là một trong đa số những trường hợp sinh con may mắn cả mẹ và con đều khỏe. Nhưng có rất nhiều trường hợp, bà mẹ đã tử vong do bị mất máu quá nhiều, hay bị nhiễm trùng trong quá trình sinh đẻ.
Ngoài ra, do y học còn quá lạc hậu do đó người ta thường có quan niệm ma quỷ xâm chiếm vào người của các bà mẹ sau khi sinh hay đứa con. Thay vì thực hiện vệ sinh các dụng cụ hộ lý hay các bước làm sạch thân thể cho các bà mẹ thì lại đi thờ cúng, đọc bài thần chú, thắp hương gọi các vị thần tiêu diệt ma quỷ, giúp cho sức khỏe của mẹ và con quay lại bình thường. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ mất khi sinh con rất cao vào thời trung cổ tại Trung Quốc.
Ở cữ 30 – 42 ngày để tránh ma quỷ xâm nhập
Sau khi kết thúc quá trình sinh nở, bà mẹ còn phải đối mặt với những nguy hiểm và khó khăn khác. Thân thể của người phụ nữ vô cùng yếu sau khi vượt cạn, người ta quan niệm lúc này thân thể sẽ bị ma quỷ xâm nhập làm hại sức khỏe. Vì vậy mà cần phải nhanh chóng hồi phục sức khỏe bằng thủ tục “ở cữ” trong khoảng thời gian là 30 ngày hoặc 42 ngày.
Bà mẹ lúc này ở trong một căn phòng kín, xung quanh bốn góc được đặt giấm. Có hai nguyên nhân: ma quỷ sợ giấm và giấm cũng được coi là một thứ thuộc tiệt trùng hiệu quả. Mọi cửa sổ được bịt kín, không cho phép bất cứ một luồng gió bên ngoài lùa vào, gây phong hàn và bệnh xương khớp.
Bà đẻ buộc phải nằm trên giường dày, cao, kín mít được che bằng nhiều lớp vải. Không được phép nằm chiếu hai những chiếc giường mỏng.
Đối với việc ăn cũng vô cùng cẩn thận, trong vòng 7 ngày sau khi sinh chỉ được phép ăn cháo trắng, ăn vừa đủ không được phép ăn quá no. Khi nấu không được nấu dưới mái hiên hay sảnh vì sợ ma quỷ sẽ bỏ thuốc độc vào cháo.
Chính vì vậy, trong thời Trung Cổ, một người phụ nữ có thể hồi phục sức khỏe bình thường sau khi sinh là một điều vô cùng may mắn.
Theo Guancha/Helino
Người phụ nữ khuyết tật xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân
Chị Hoàng Thị Dung, 37 tuổi, Bắc Ninh, nhớ mãi khoảnh khắc con gái chào đời ngày 22/6/2018 mang đến hy vọng cho cuộc sống nhiều mất mát của chị.
Trong căn nhà nhỏ ở Quế Võ, chị Dung ôm con gái nhỏ vào lòng vỗ về. Sau hơn một năm sinh con, Dung vẫn chưa quên khi nghe con cất tiếng khóc chào đời, nặng 3,1 kg. Hạnh phúc này còn đặc biệt ở chỗ để có thể sinh con, chị đã phải xin tinh trùng thụ thai và chấp nhận làm mẹ đơn thân. Chị đặt tên con là Hoàng Thị Kim Ngân. "Hiện tại, Ngân nặng 13 kg, trộm vía ăn ngon, ngủ khỏe, không quấy mẹ nhiều", Dung nói.
Năm 2007, Dung làm việc tại khu công nghiệp ở gần nhà. Ngoại hình xinh xắn, chăm chỉ lại khéo ăn nói nhưng đến năm 30 tuổi chị mới bắt đầu nghĩ đến việc lập gia đình. Sau hai năm tìm hiểu, Dung và chồng đã xác định ngày cưới vào tháng 10/2013. Không may trước ngày cưới 4 tháng, tai nạn bất ngờ ập đến với Dung, cánh cổng hạnh phúc bỗng đóng sầm lại trước mắt.
Tai nạn giao thông khiến chị gãy một chân, vỡ hộp sọ và hỏng một mắt. Sau phẫu thuật, chân không thể gập được, người đau đớn, tóc rụng nhiều, Dung hoảng loạn, liên tục gào thét buộc phải dùng đến thuốc an thần. Chi phí tiêu tốn gần 500 triệu đồng, là toàn bộ tiền Dung dành dụm khi làm việc ở Đài Loan. Sau 3 tháng nằm viện, Dung được chuyển về bệnh viện tỉnh, sức khỏe chỉ còn 5/10.
Từ cõi chết trở về, Dung trở nên tự ti, mặc cảm và giam mình trong phòng. Bố mẹ phải cất toàn bộ gương và thuốc sâu trong nhà vì sợ con gái nghĩ quẩn. Một năm sau, chị dần quen với cuộc sống của một người khuyết tật. Chị lại khao khát có đứa con để làm chỗ nương tựa khi về già.
Chị Dung và bé Kim Ngân khi tái khám ở Bệnh viện Bưu điện. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2016, Dung được bác sĩ tư vấn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và những chính sách cho người phụ nữ đơn thân sinh con. Chị đến Bệnh viện Bưu điện để xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm theo đuổi ước mơ làm mẹ, dù kinh tế khó khăn và bị người thân phản đối.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện bưu điện cho biết, chị Dung không phải trường hợp hiếm gặp muốn làm mẹ đơn thân trong số các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Viện. Vì nhiều lý do, nhiều phụ nữ đơn thân có nhu cầu và mong muốn làm mẹ. Theo bác sĩ Nhã, phụ nữ đơn thân muốn được hỗ trợ sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cần đến khám và thực hiện chỉ định của bác sĩ. Nếu đủ yêu cầu về điều kiện sức khỏe sinh sản có thể thực hiện biện pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hoặc IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) nếu có những bất thường về sức khỏe mà không thể thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.
Những ngày đầu, Dung đều đặn bắt xe từ 6h sáng xuống viện để tiêm kích trứng, chọc trứng... theo chỉ định của bác sĩ. Tháng 5/2017, chị được cấy phôi và thành công ngay trong lần đầu thực hiện. Trong cả thai kỳ, Dung chỉ tăng 2 kg, từ 63 kg lên 65 kg. Mỗi lần đi siêu âm là mỗi lần hạnh phúc nhất khi được nhìn thấy con và được bác sĩ thông báo con khỏe mạnh, phát triển tốt. Chị đếm từng ngày đón con chào đời. Ngày 22/6/2018, bé gái chào đời nặng 3,1 kg.
"Nằm trong phòng mổ, tôi như vỡ òa vì ước mơ được làm mẹ đã trở thành sự thật. Đó là khoảnh khắc ấm áp và tuyệt vời nhất của cuộc đời. Sau tất cả, giông tố cũng đi rồi", người phụ nữ nói.
Chị Dung (áo đen) gặp lại bác sĩ Nhã (áo trắng), người trực tiếp điều trị cho mình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hiện tại, Dung sống cùng con gái và bố mẹ đã ngoài 60 tuổi. Làm mẹ đơn thân ở tuổi 37, chị luôn hết mực chăm sóc và dành mọi thời gian cho con. Những ngày thời tiết thay đổi, trái gió trở trời, vết thương cũ lại đau, chị thường nhờ ông bà chăm sóc cháu, cứ nửa năm lại lên Bệnh viện Việt Đức thăm khám một lần.
Từng có ý định buông xuôi bỏ lại tất cả sau tai nạn, nhưng nhìn bố mẹ vất vả, Dung lại không đủ dũng khí. Chị chấp nhận sống cả đời với 5 chiếc đinh và một bên mắt vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Dung cũng không còn oán trách cuộc đời bởi con gái Kim Ngân là sự bù đắp ngọt ngào nhất.
"Giờ đây, mơ ước duy nhất của tôi là đủ sức khỏe để có công việc phù hợp đỡ đần bố mẹ và nuôi dạy con gái học hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, đi đại học và trở thành người có ích cho xã hội", chị Dung nói.
Thùy An
Theo VNE
72 giờ vàng sữa non sau sinh Sữa non là những giọt sữa mẹ đầu tiên xuất hiện trong 72 giờ sau sinh, mẹ không nên bỏ qua cơ hội chỉ có một lần trong đời trẻ Sữa non là gì? Sữa trong cơ thể người mẹ không phải chỉ xuất hiện sau khi sinh con mà cơ thể của mẹ bầu đã bắt đầu thực hiện sản xuất sữa...