Rùng mình tay ngang làm đẹp – Kỳ cuối: Một bước thành ‘bác sĩ’
Khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, không có trình độ chuyên môn, tuổi đời còn rất trẻ nhưng trong tay họ có sẵn hàng tá chứng chỉ làm “bùa hộ mệnh”. Và cứ thế họ tay ngang “ làm đẹp” cho những phụ nữ cả tin.
Một khách hàng tiêm độn cằm tại cơ sở làm đẹp của bà T. trên đường Tôn Thất Thuyết, quận 4 – Ảnh: T.H.
26 tuổi, chưa học hết lớp 9 nhưng T. (quản lý cơ sở làm đẹp trên đường Tôn Thất Thuyết, quận 4, TP.HCM) tự nhận mình là “y tá”.
Cần gì chuyên môn
Con đường đưa cô gái trẻ này trở thành “y tá” là bỏ ra một số tiền học làm đẹp siêu tốc tại một “lò” ở Hà Nội và chẳng mấy chốc có được tấm bằng. Nhưng “Có bằng để làm gì, rồi cũng vứt đi à. Mày có thấy chị mày không, đâu cần bằng cấp gì vẫn đi tiêm, đi truyền đấy thôi”, T. nói với chúng tôi.
Năm 2015, ở quê thất nghiệp, thấy nghề phẫu thuật thẩm mỹ đang “hái ra bạc” nên T. liền đóng tiền đi học. “Học nghề này không phải đi nắng mưa, ngồi nhà vẫn có thể kiếm ra tiền. Xung quanh có ai biết tao đang làm gì đâu nhưng vẫn có tiền”, T. khoe.
Và T. nói thêm: Bằng cấp chỉ có tác dụng “trưng” tại địa điểm làm đẹp nhằm che mắt khách hàng, tạo sự tin tưởng của họ. Và đương nhiên, những tấm bằng như vậy không có giá trị pháp lý và rất dễ mua.
Video đang HOT
Còn bà N. (quản lý cơ sở thẩm mỹ trên đường Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình) tự nhận là “bác sĩ thẩm mỹ”, từng tốt nghiệp tại một trường đào tạo nghề thẩm mỹ chuyên nghiệp ở TP.HCM vào 3 năm trước.
Tuy nhiên, khi dạy học viên, bà này lại gợi ý nếu muốn sở hữu tấm bằng, giấy chứng nhận chỉ cần chi từ 1,5-2 triệu đồng, không cần phải bỏ ra 6 tháng học vất vả tại các trường trung cấp nghề. Bà này tiết lộ thường xuyên mua bằng cho các học viên. “Chị nói thật chứng chỉ là mình bỏ tiền ra mua thôi. Đó là bằng giả, đẹp và hoành tráng lắm” – bà N. nói.
Hoạt động “hái ra tiền” với nghề thẩm mỹ nhưng bà không đăng ký kinh doanh ngành nghề, chỉ hoạt động dưới vỏ bọc là tiệm chăm sóc da ở tầng trệt. “Không đăng ký thì không đóng thuế, nếu đăng ký mỗi tháng mất 5-6 triệu đồng” – bà N. tỉ tê.
Ba ngày là có bằng
Theo tìm hiểu, việc mua bán bằng trở nên sôi động trên các hội tuyển mẫu, hội filler, hội làm đẹp. Khi chúng tôi đăng tin cần chứng chỉ hành nghề làm đẹp cấp tốc, có ngay 4 người gửi lời kết bạn và chào mời mua bằng.
Một chủ Facebook có tên T.K.D. chào mời bằng một tấm bằng ghi tiếng Anh có giá 2 triệu đồng. Người bán cho chúng tôi biết tấm bằng này do bác sĩ hàng đầu về filler từ Hàn Quốc cấp. Nếu đồng ý mua chỉ cần gửi họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh và chuyển khoản tiền trước khoảng 3 – 4 ngày là có bằng.
Tương tự, bà Y. giới thiệu mình là nhân viên một viện thẩm mỹ quốc tế, chuyên cung cấp bằng, giấy chứng nhận “thật”, “hợp pháp” tại các thành phố lớn trên cả nước. Theo bà này, hiện viện thẩm mỹ chỉ có một chi nhánh ở Hà Nội nhưng thu hút rất nhiều chủ spa tại TP.HCM và các tỉnh đăng ký mua bằng. Mỗi ngày viện bán khoảng một trăm bộ hồ sơ đăng ký mua chứng chỉ, bằng cấp hành nghề và cúp giải thưởng.
“Trước mắt em nên làm chứng chỉ nghề tốt nghiệp chuyên ngành tiêm filler, botox giá 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, việc tiêm tại spa cần phải có chứng chỉ y tế chứng nhận phòng chống lây nhiễm qua đường máu, cái này rất quan trọng, có giá 2 triệu đồng” – bà Y. tư vấn. Và sau đó người mua chỉ cần chụp CMND, gửi 1 ảnh chân dung, chuyển trước phí rửa ảnh và làm thủ tục hồ sơ là 200.000 đồng cho bà Y., sau đó nhận bằng, trao tiền.
Làm giả bằng khen “bàn tay vàng”
Trên trang Facebook của một người có tên T.L.H.A. giới thiệu phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm filler, botox, căng chỉ vàng, đào tạo học viên chuyên nghiệp có trưng hình ảnh nổi bật là bằng khen “vinh danh bàn tay vàng vì sức khỏe cộng đồng”.
Theo quan sát, bằng khen này đóng dấu mộc đỏ, ghi thời gian cấp ngày 28-7-2018, góc bên trái là quyết đinh khen thưởng số: 04/THYB. Đặc biệt, tên người ký quyết định ghi do bà Phạm Khánh Phong Lan – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
Điều này hoàn toàn sai. Bởi từ ngày 6-3-2017 bà Lan đã được UBND TP.HCM điều động, bổ nhiệm làm trưởng ban Quản lý ATTP, không còn làm phó giám đốc Sở Y tế TP nên không thể ký quyết định cho bằng khen trên.
Theo tuoitre
Hà Tĩnh: Rắn hổ mang bò vào nhà, cắn bé gái 3 tuổi nguy kịch
Đang xem ti vi ở phòng khách, cháu bé Phan Thị Ngọc Linh (SN 2017, trú tại thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) bị rắn cắn nhưng gia đình không biết.
Đến khi nọc phát độc, người nhà đưa đi viện cấp cứu thì vết thương ở bàn chân cháu đã bị hoại tử.
Cụ thể, vào khoảng 19h ngày 13/8, Linh cùng chị gái đang ngồi xem ti vi trên ghế sofa thì bị rắn cắn vào chân chảy máu, gây sưng và đau nhưng gia đình không biết.
Sáng hôm sau, thấy bàn chân sưng tím nên gia đình mới đưa đi viện kiểm tra. Lúc này, ở nhà mọi người cũng phát hiện và bắt được con rắn hổ mang gần 2kg nằm trong gầm ghế.
Bà Lê Thị Quyết (SN 1961), bà Nội cháu Linh kể: "Lúc đó, tôi ở ngoài sân thì nghe cháu Linh khóc, nên chạy vào thì thấy có vết cắn ở bàn chân phải bị chảy máu. Nghĩ là cháu dẫm lên con mèo con, bị nó cắn nên chỉ đắp lá cho đỡ sưng".
"Khi đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà thì các bác sĩ yêu cầu chuyển lên tuyến trên, rồi ra Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Hai hôm nay cháu đã được chuyển qua Bệnh viện Bỏng Trung ương để xử lý phần hoại tử", bà Quyết nói thêm.
Linh được bà chăm sóc tại bệnh viện.
Cũng theo bà Quyết, sức khỏe của Linh giảm sút nhiều vì đau nhưng vẫn nhanh nhẹn. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng sợ bị di chứng do hoại tử.
Được biết, Linh có 3 chị em, chị đầu 7 tuổi, em sau vừa chào đời được 2 tháng. Bố Linh đi làm ăn xa, mẹ ở nhà trông em, nên mọi việc ở bệnh viện đều do bà nội chăm sóc.
Trần Hoàn
Theo infonet
3 người trong gia đình gặp tai nạn tử vong: Xé lòng cảnh quan tài đặt nhờ Nhin 3 cỗ quan tai đăt nhờ bên hiên nha ngươi thân, nhiều người không cầm được nước mắt... Va chạm với xe bồn 3 người trong một gia đình tử vong Mơi đi hoc ngay đâu, con trai 5 tuôi bi sôt, anh Nguyên Văn Nam (SN 1982) cung vơ đưa con đi kham bênh. Trên đương vê gân đên nha, xe...