Rùng mình đũa Trung Quốc “ngậm” chất độc
Nhúng đũa dùng một lần vào nước, nước biến màu, bốc mùi khó chịu. Tổng thư ký Hiệp hội Đóng gói Thực phẩm Quốc tế nói rằng, màu sắc và mùi vị như vậy chứng tỏ đũa bị tẩm sấy hóa chất độc hại, thuộc diện cấm sử dụng.
Một công nhân nhà máy đũa dùng một lần ở tỉnh Quảng Tây chỉ cách đánh bóng đũa bằng đá tan và sáp độc hại. Ảnh: Xinhua.
Diễn viên nổi tiếng Huang Bo ngày 17/3 viết trên mạng xã hội rằng, khi rửa đũa dùng một lần mà một nhà hàng đưa cho, ông kinh ngạc nhận thấy nước trong biến thành màu vàng, bốc mùi hăng nồng.
“Hãy ngừng sử dụng đũa để không những bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ mạng sống của chính bạn”, diễn viên góp mặt trong “Tây Du Ký” (2013), “Huyền thoại Trần Chân” (2010), “Kungfu bóng rổ” (2008), viết trên blog.
Thông điệp này được người dùng internet chuyển cho nhau 125.000 lần. Nhiều người đề nghị tài tử Huang Bo tiết lộ tên nhà hàng ông nói rằng, đũa bẩn không chỉ được cung cấp cho một hiệu ăn đó mà rất nhiều nơi khác.
Ông Dong Jinshi, Tổng thư ký Hiệp hội Đóng gói Thực phẩm Quốc tế, nói rằng, màu sắc và mùi vị bất thường như vậy chứng tỏ đũa bị tẩm sấy lưu huỳnh và nhiều hóa chất bị cấm sử dụng khác.
“Lưu huỳnh, hydrogen peroxide, sodium sulfite và chất chống mốc là những hóa chất thường được người ta sử dụng trong sản xuất đũa dùng một lần, dù không được phép”, ông Dong khẳng định.
Tháng 4/2004, tỉnh Thiểm Tây cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng đũa dùng một lần, nhưng sản phẩm này vẫn xuất hiện ở chợ, nhà hàng. Tháng 12/2011, Thiểm Tây cấm sử dụng đũa gỗ dùng một lần trong các nhà hàng ở tỉnh này nếu vi phạm, nhà cung cấp dịch vụ sẽ bị phạt tới 320 USD.
Video đang HOT
Theo ông Dong, hầu hết đũa được sản xuất tại những xưởng nhỏ ở miền núi – nơi các công ty không cần giấy phép sản xuất. Sau đó, đũa được vận chuyển tới các thành phố lớn để đóng gói.
“Ví dụ, có tới 7-8 nhà máy đũa ở huyện Daxing của thủ đô Bắc Kinh, nhưng tất cả chỉ phụ trách đóng gói. Vì đũa được mua đi bán lại quá nhiều lần trước khi đến nhà máy đóng gói, nên ngay cả chủ nhà máy đũa cũng không thể chỉ rõ nguồn gốc sản phẩm của họ”, ông Dong nói.
Năm 2010, báo chí Trung Quốc phát hiện lỗ hổng lớn trong quản lý sản xuất đũa. Cục Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước yêu cầu các đơn vị địa phương điều tra chất lượng đũa. Nhưng kết quả điều tra không được đăng tải trên website của Cục và những năm sau đó, chất lượng đũa không còn được coi là hạng mục điều tra quan trọng nữa. “Tiêu chuẩn chất lượng chỉ có ở trên lý thuyết, chưa bao giờ được áp dụng trong thực tế”, ông Dong nhận định.
Bà Fan Zhihong, chuyên gia an toàn thực phẩm công tác tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nói: “Không có số liệu về việc lượng hoặc dư lượng hóa chất ngấm vào người dùng, nên rất khó xác định tác động của chúng đối với sức khỏe con người”. Vì vậy, sức khỏe người tiêu dùng bị bỏ mặc cho họ tự lo, mà trên thực tế, nhiều người tặc lưỡi cho qua khi mua đũa.
Nhiều người nghĩ rằng, đũa dùng một lần đảm bảo vệ sinh, nhưng thực tế là chúng bị tẩy trắng quá mức và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Có công nhân nhà máy đũa nói rằng, họ còn dùng sáp độc hại paraffin để đánh bóng đũa.
Hộp xốp gây lo ngại
Giữa tháng 3, các chuyên gia an toàn thực phẩm Trung Quốc bày tỏ lo ngại trước việc dỡ bỏ lệnh cấm hộp xốp dùng một lần làm từ polystyrene để đựng thức ăn mang đi. Lệnh cấm được dỡ bỏ ngày 16/2, sau 14 năm áp dụng ở Trung Quốc đại lục.
Ông Dong Jinshi nói rằng, polystyrene chủ yếu được làm từ polystyrene bỏ đi sau khi được dùng để bọc tủ lạnh, ti-vi, nên không đủ độ an toàn để đựng thức ăn.
Tuy nhiên, ông Cao Jian, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến Nhựa Trung Quốc, cho rằng, công nghệ tái chế hiện nay đã được cải tiến nên hộp xốp chịu được nhiệt, dầu mỡ và nước, nên có thể dùng để đựng thực phẩm.
“Polystyrene rất xốp. Khi bị đun nóng trong lò vi sóng hoặc đựng thức ăn có nhiệt độ trên 70 độ C, nó sẽ giải phóng ra các hóa chất độc hại”, ông Dong khẳng định. Một nhà sản xuất hộp xốp nói rằng, một số nguyên liệu tối màu nên phải dùng chất tẩy trắng.
Theo ông Dong, bất chấp lệnh cấm, hộp xốp đựng thức ăn vẫn được sản xuất, sử dụng ở Bắc Kinh nhiều năm qua. Ở Trung Quốc, khoảng 100 triệu hộp polystyrene vẫn được sản xuất mỗi năm, và “khoảng 20% bộ đồ ăn dùng một lần ở Bắc Kinh hiện nay được làm từ polystyrene”, ông nói. Theo ông, hơn 50% hộp xốp đựng thức ăn ở Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Mỗi năm, Trung Quốc chặt 20 triệu cây 20 năm tuổi để làm ra 80 tỷ đôi đũa dùng một lần, theo đại biểu Quốc hội Trung Quốc Bai Guangxin, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Rừng Cát Lâm.
Theo Dantri
Midu không mong được "Cánh diều 2012"
Midu chia sẻ suy nghĩ quanh việc 2 phim mình tham gia là "Thiên mệnh anh hùng" và "Mùa hè lạnh" được đề cử "Cánh diều 2012.
2 phim điện ảnh Midu tham gia năm qua: "Thiên mệnh anh hùng" và "Mùa hè lạnh" đều tham dự Cánh diều 2012, cảm giác của Du lúc này thế nào?
Tất nhiên Du cảm thấy rất vui rồi! Đầu năm, đây là tín hiệu đáng mừng. Với một diễn viên trẻ thì niềm vui này lại càng lớn.
Du có cảm thấy áp lực không? Đề cử càng nhiều thì áp lực phải có giải càng lớn, nếu không thì "quê" lắm.
Du không thấy chút áp lực nào hết. Mình làm nghệ thuật, cống hiến cho khán giả. Khi phim công chiếu được khán giả quan tâm, khen - chê đều là hạnh phúc chứ không nhất thiết phải được vinh danh tại Lễ trao giải nào. Vì tâm lý nhẹ nhàng vậy nên có được giải hay không thì với Du, thật sự không quan trọng. Trong năm qua, may mắn đã mỉm cười với mình quá nhiều rồi. Hiện tại, Du thấy hài lòng và hạnh phúc.
Bản thân Du hẳn là hiểu rõ cả 2 tác phẩm có mình tham gia. Vậy Du đánh giá phim nào cao hơn (thích phim nào hơn) và đặt hy vọng vào phim, vai diễn nào?
Vì hiểu quá rõ 2 tác phẩm mình tham gia, lại còn có tình cảm với mỗi tác phẩm, nên nhận xét của Du sao mà công tâm và chính xác được? Ví như người mẹ có 2 con thì làm sao trả lời được mình thương đứa nào hơn. Tác phẩm nào được giải Du cũng vui. Cho dù tác phẩm xứng đáng khác được giải thì Du cũng không buồn.
Trong số 9 đối thủ còn lại tranh giải Cánh diều 2012, Du đánh giá cao phim nào nhất, nhân vật, diễn viên nào?
Du thích Lấy chồng người ta của đạo diễn Lưu Huỳnh và diễn xuất nội tâm mộc mạc của chị Đinh Y Nhung. Du thích các phim nghệ thuật, giàu tính nhân văn và nhân vật có tâm lý mạnh mẽ, khốc liệt. Về diễn viên nam, Du mong anh Huỳnh Đông sẽ được giải, vì anh Đông diễn rất chất.
Năm 2013 của Midu khởi đầu quá thuận lợi, 2 phim điện ảnh tranh giải thưởng danh giá Cánh diều, 1 phim điện ảnh đầy hứa hẹn sắp ra rạp (HIT: Hoàng tử & Lọ Lem), phim truyền hình cũng rục rịch lên sóng (Con trai, con gái), đã vậy nghe nói Du còn nhận được học bổng ở trường đại học. Với lịch trình dày đặc vậy, Du lấy đâu ra thời gian nghỉ ngơi, yêu đương?
Du vui vì công sức của mình trong 1 năm lao động bây giờ đang gặt hái thành công. Từ ngày trở lại trường học, bản thân Du tự nhắc nhở mình: phải cố gắng học thật tốt, đạt kết quả cao thì mới an tâm làm nghệ thuật.
Du đang dành thời gian cho gia đình nên gần đây đã từ chối một số lời mời đóng phim. Sắp tới, Du sẽ ra nước ngoài quay 1 quảng cáo lớn. Du nghĩ mình còn trẻ, nên sống và nỗ lực làm việc hết mình vì đam mê. Nhưng phải biết sắp xếp hợp lý để không ảnh hưởng đến gia đình và người mình yêu thương. Đặc biệt, dù bên ngoài xã hội mình có thành công đến đâu cũng không được lơ là, lỡ dở việc học. Vì kiến thức là nền tảng một con người.
Sắp tới Du còn kế hoạch đóng phim nào nữa không hay tạm dừng để tập trung học hoặc 1 kế hoạch to lớn khác?
Hiện Du có nhiều kế hoạch lắm. Du được mời tham gia một vài hành trình ý nghĩa. Du sẽ cân nhắc để không ảnh hưởng nhiều đến việc học. Vì năm nay, Du phải hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học. Du tin năm nay sẽ là một năm ấn tượng của mình.
Cảm ơn Midu về những chia sẻ trên!
Theo Kenh 14
Cánh diều 2013: Danh sách phim tranh giải "tàm tạm" Trong danh sách 10 phim điện ảnh tham dự "Cánh diều 2013" vắng mặt khá nhiều phim hot, nhưng đồng thời các "thảm họa" cũng không xuất hiện. Hội Điện Ảnh Việt Nam vừa công bố danh sách 10 phim truyện nhựa dự giải Cánh diều 2013, bao gồm các phim: Thiên mệnh anh hùng (Victor Vũ), Cưới ngay kẻo lỡ (Charlie Nguyễn),...