Rùng mình, “bó tay” với súng tự chế
“Đồng bào Tây Nguyên trước chỉ có cung, nỏ, bẫy đá giờ thêm súng săn “made in Tây Bắc” tràn về. Công nghệ súng chế hiện đã có thể làm súng nòng ngắn giống khẩu K54″ – Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng than khó việc quản lý vũ khí hiện nay.
Một đoạn xà beng cũng chế được thành súng ngắn
Đại diện cơ quan soạn thảo Dự án pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Trung tướng Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an phân tích, vũ khí để lại từ 2 cuộc chiến tranh giành độc lập rất lớn. Ước tính, phải mất trên dưới 200 năm và khoảng 10 tỷ USD để giải quyết triệt để vấn đề vũ khí, vật liệu nổ sót lại này và những hậu quả khó định lượng bắt đầu từ việc quản lý lỏng lẻo, không có quy định cụ thể.
Ông Ngọ dẫn chứng thực tế tội phạm sử dụng vũ khí gây án ngày càng liều lĩnh, manh động, thanh toán đẫm máu, gây hậu quả nặng nề để thấy tính cấp thiết của việc xây dựng quy định quản lý. Theo Thứ trưởng Bộ Công an, không nên quá cầu toàn nội dung một pháp lệnh và phải nhìn nhận nó sẽ đóng góp gì cho việc quản lý lĩnh vực này.
Một vụ thanh trừng đẫm máu bằng súng hoa cải khiến nhiều người chết ở Quảng Ninh (ảnh: vtc.vn)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng nêu ví dụ khi còn làm Bí thư tỉnh ủy Sơn La đã từng chỉ đạo phát động toàn dân thu giữ được hàng vạn khẩu súng nhưng chỉ một thời gian sau lại có hàng vạn khẩu khác lưu hành trong dân. Bà Phóng cho biết đó là súng tự chế.
“Không hiểu người dân làm cách nào mà chỉ cần cưa một đoạn xà beng là có thể chế thành một nòng súng, bắn đạn đi rất xa, đạn hoa cải, độ tản lớn, tính sát thương rất cao” – bà Phóng nhún vai vẻ rùng mình kể thêm về độ thông dụng của súng tự chế.
Đồng bào Tây Nguyên trước chỉ có cung, nỏ, bẫy đá giờ thêm súng săn “made in Tây Bắc” tràn về. Công nghệ súng chế này ngày càng cải tiến, hiện đã có thể làm súng nóng ngắn giống khẩu K54 trang bị cho lực lượng vũ trang.
Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng cho rằng phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh chỉ nên tập trung vào nội dung quản lý vũ khí cá nhân, để đảm bảo an ninh trật tự công cộng, an toàn quản lý hành chính.
Cơ quan thẩm tra dự án pháp lệnh – UB Quốc phòng an ninh, tỏ ý tán thành quan điểm này với biện giải, các loại vũ khí trang bị cá nhân này, nếu lọt vào tay tội phạm và những phần tử xấu để hoạt động phi pháp thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Các loại súng được đề nghị đưa vào “tầm ngắm” như: súng trung liên, tiểu liên, các bin, súng ngắn, súng trường, súng tự chế có tính năng, tác dụng tương tự, súng săn, súng thể thao. Các loại đạn súng tương ứng, lựu đạn, súng bắn hơi cay, hơi ngạt, tia laze… vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo đó cũng thuộc diện cần pháp lệnh điều chỉnh.
Video đang HOT
Chủ nhiệm UB, ông Lê Quang Bình cho biết, qua giám sát, nhiều cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí nhưng việc quản lý còn lỏng lẻo và rất lúng túng trong sử dụng. Nhiều trường hợp nổ súng gây chết người, thương tích đã phải khởi tố hình sự. Do đó, UB Quốc phòng an ninh đề nghị, ngoài lực lượng vũ trang thì hải quan, kiểm lâm, an ninh hàng không, bảo vệ… chỉ nên trang bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ nhằm làm tê liệt khả năng kháng cự của đối tượng hoặc làm vô hiệu hóa hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội.
Những cơ quan, tổ chức có yêu cầu cao trong phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm nguy hiểm có thể trang bị súng ngắn, súng trường nhưng phải có quy định quản lý, sử dụng chặt chẽ. Không nên trang bị súng trung liên, tiểu liên vì đây là loại súng chiến đấu, tự động lên đạn, khả năng sát thương lớn, độ tản của đạn cao, có thể gây sát thương cho nhiều người.
“Kẽ hở” dễ bị lợi dụng về tình huống được nổ súng
Nội dung được quan tâm đặc biệt là các trường hợp được nổ súng (quy định tại Điều 18 dự thảo pháp lệnh). Ông Bình “phê” các quy định tại điều này chưa phân biệt hoàn cảnh nố súng (cả thời chiến và thời bình), nổ súng trong chiến đấu của lực lượng vũ trang nổ súng trong hoàn cảnh chủ động ngăn chặn, tấn công tội phạm hoặc phòng vệ chính đáng.
Súng tự tế là sản phẩm thông dụng ở vùng núi Tây Bắc (ảnh: xaluan.com)
Mặt khác, một số nội dung quy định về “đối tượng đang dùng vũ lực gây bạo loạn”, “đang phá trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trốn trại giam”, hoặc quy định việc được phép “bắn hỏng phương tiện”… chưa chặt chẽ rõ ràng. Quy định việc nổ súng trong các trường hợp này rất khó áp dụng trong thực tế và dễ bị lợi dụng.
UB quốc phòng an ninh yêu cầu xây dựng lại quy định chặt chẽ hơn để phòng ngừa việc lạm dụng vũ khí gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân. Quy định việc nổ súng trong thời bình, theo đó cần tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết.
Từng tình huống cụ thể có thể nổ súng được liệt kê: tình huống được nổ súng tiêu diệt mục tiêu ngay mà không cần phải xin ý kiến; tình huống phải có lệnh của cấp có thẩm quyền; tình huống chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác…
Về vấn đề cá nhân sở hữu súng đạn, cơ quan thẩm tra chỉ ra, dự thảo pháp lệnh chưa thể hiện rõ quan điểm về việc sở hữu súng hơi, súng săn tự chế của đồng bào dân tộc miền núi, súng là chiến lợi phẩm, kỷ vật mà số quân nhân khi ra quân không giao nộp lại cho đơn vị, mang về làm kỷ niệm… Ông Bình cho rằng, việc cá nhân sở hữu những vũ khí này tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đề nghị thiết kế quy định mang tính tuyên ngôn “nghiêm cấm cá nhân sở hữu súng đạn”.
Nhìn nhận ở khía cạnh khác, Chủ nhiệm UB tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị nghiên cứu kỹ cả yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống khi làm pháp lệnh. Lấy ví dụ tỉnh nhà Yên Bái, ông Hiển cho biết, vũ khí thô sơ như cung, nỏ, tên, dao găm, kiếm ở tỉnh vùng cao này rất phổ biến. “Dao găm, còn gọi là dao vía thậm chí là vật sát sườn khi đi rừng. Mà dao găm này chẳng khác kiếm bao nhiêu về độ dài, sắc bén” – ông Hiển băn khoăn, các loại vũ khí thông dụng này cũng cấm, không cho tàng trữ thì rất khó.
Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách kể câu chuyện thực tế khi Yên Bái phát động phong trào thu giữ vũ khí thô sơ, nhiều già làng mang khẩu súng săn tự chế đến giới thiệu đó là “đồ gia truyền”, gắn bó với người dân từ thời tiễu phỉ. Người dân vùng cao đặt câu hỏi chính quyền thu giữ nghĩa là không tin đồng bào nữa?
Theo Dân Trí
Bí mật cuộc đời một "tỉ phú giang hồ"
Dáng người thấp, ăn mặc tuyềnh toàng, nhưng đôi mắt rất sáng và thông minh, không ai nghĩ vị Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thanh Bình từng có một quãng đời "bất hảo" - ngang dọc tung hoàng - đúng nghĩa...
Lần theo lời kể, tôi đến tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội, hỏi thăm anh Phạm Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thanh Bình. Tôi thấy rất ngạc nhiên vì hầu hết người dân ở đây ai cũng biết anh. Ngạc nhiên hơn, họ gọi anh bằng cái tên "Bình bò"... Đó là "biệt hiệu từ thời hắn còn đội trời, đạp đất"... Những người dân chân chất ở đây không ngần ngại, cho biết. Họ kiêng nể "lý lịch trích ngang" của "Bình Bò", bởi "hắn nói được, làm được"...
Cu thê la co lân công nhân của anh làm hỏng việc, suýt nữa thì công ty bị đối tác phá hợp đồng, thiệt hại kinh tế. Bực mình, đêm hôm trời rét căm căm anh quáng quàng khoác vội bộ véc ra công trường. Anh đã không quản kho nhọc, một mình bì bõm lội xuống ao, kiểm tra độ nông sâu. Rồi anh tự tay lái máy xúc. Anh hì hục làm đến tận sáng hôm sau. Công nhân của anh sợ xanh măt, phía đối tác phục sát đất. Vậy là vị CT HĐQT đã cứu công ty một bàn thua trông thấy. Sau lân đó, anh em công nhân không còn giám làm hỏng việc nữa.
Đại ca giang hồ và quãng đời "bất hảo"
Ngôi nhà nằm ở vị thế đắc địa trên đường quốc lộ cũ, khá khang trang, hoành tráng. Một người phụ nữ còn khá trẻ, sắc sảo, tự giới thiệu là vợ của Bình, tiếp chúng tôi. Trong câu chuyện, dù rất chân thành, nhưng khi gợi đến chuyện của đời tư của anh Bình, chị lảng đi... Chị bảo, chuyện của anh, đợi anh về kể...
Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Văn Bình bận rộn với những hợp đồng
Anh bình về khi đồng hồ chỉ gần 12h đêm. Vừa bước vào nhà, anh rối rít xin lỗi, vì đang phải bận chút việc với anh em giám thị trại giam ở Ba Vì. Với hợp đồng san đất 150 triệu đồng. Nơi đó, họ coi anh như người nhà. Hễ có việc, là họ lại gọi anh. Anh bảo, nếu vì lợi nhuận thì đã không cất "quân" lên đó. Nhưng vì nể tình, lại trọng nghĩa...
Anh Bình sinh ra ở ngõ Thổ Quan (Hà Nội). Trong ký ức tuổi thơ của anh là những năm tháng trèo me, trèo sấu. 10 tuổi, học đòi theo đám thanh niên trốn vào rạp Dân chủ xem phim, bắt chước họ móc túi của khách. Học đến lớp 7 thì nghỉ học, gia nhập vào đội quân "hai ngón" chuyên móc túi. Rồi bị bắt, đưa vào trại giáo dưỡng. Ra trại, vẫn không "hoàn lương", lại tiếp tục bị đưa vào trại Thanh Hoá. Quãng thời gian ở đây đã "tôi luyện" Bình lì lợm, ngang tàng hơn. Ngày được ra trại, cùng đồng bọn quay lại, vượt qua 3 lớp bảo vệ: rào thép, cảnh sát, chó nghiệp vụ, vào kho lấy 3 khẩu Khẩu K54, khẩu K59, 4 quả lựu đạn...
Có "chó lửa" trong tay, Bình càng khét tiếng, cướp bóc tàn bạo, liều lĩnh. Một lần, cùng "đồng bọn" đang đi săn "hàng" trên địa phận Hà Tây (cũ) thì chạm mặt với đại uý Đỗ Văn Quảng, đội trưởng cảnh sát hình sự Thanh Oai.
Trận đấu súng chớp nhoáng đã khiến đại úy Quảng ngã gục. Sau trận đấu súng nẩy lửa này, Bình trở thành đối tượng bị công an truy nã trên phạm vi toàn quốc. Thời điểm này, anh mai danh ẩn tích ở nhà một chiến hữu ở thị trấn Phú Xuyên.
Chính quãng thời gian này, dường như được Bình được hồi sinh. Khi lần đầu tiên anh bị mê mẩn bởi một cô thôn nữ tên Huyền, tình yêu nẩy nở giữa hai người. Ban đầu, Huyền nghĩ hắn là thanh niên Hà Nội đang thất cơ, lỡ vận nên dạt đến đây để lập nghiệp. Nhưng cái kim lâu ngày đã lòi ra. Khi gia đình Huyền biết giữa hai người có tình cảm với nhau nên đã phản đối quyết liệt. Tuy nhiên, trái tim Huyền đã trót trao cho kẻ sát nhân... Huyền bảo: Nếu, anh thật sự thương hai mẹ con em thì nên ra đầu thú ngay đêm nay, còn có cơ hội làm lại cuộc đời. Dù, anh phải ngồi tù 20, em vẫn sẽ đợi.
Ngay tối hôm ấy, Bình đã quyết định đến công an đầu thú, nhận án tù 12 năm. "Ngày ấy, nếu không có sự giúp đỡ của nhà vợ thì tôi đã không phục thiện được. Có lẽ, cũng đã xanh cỏ từ lâu"... Bình tâm sự chân thành.
Từ phạm nhân thành tỷ phú...
Năm 1995, dịp đất nước kỷ niệm 20 ngày hoàn toàn được giải phóng, trong lệnh công bố ân xá phạm nhân, khi cán bộ trại giam đọc tên Phạm Văn Bình, anh đã đã rưng rưng khóc. Rồi ôm chầm lấy cán bộ trại giam. Ngày rời trại, Bình được công an tiếp đón. Nhiều thân hữu, có nhã ý tạo việc làm cho Bình ở bến xe. Những người đã từng biết quá khứ của Bình, muốn giúp. Nhưng sợ mình lại rơi vào ngựa quen đường cũ, Bình đã khước từ mọi lời đề nghị. Những ngày đầu rời trại, không có việc làm, Bình chỉ quanh quẩn ở nhà.
Thương vợ phải quần quật, nghe những lời dị nghị của hàng xóm... Chị vợ không hề oán trách nhưng nhiều đêm tủi thân, len lén ngồi khóc một mình. Bình hiểu tâm can của vợ. Nhiều đêm, Bình cũng đã khóc tức tưởi. "Nhàn cư vi bất thiện" có thời điểm, Bình đã nghĩ quẩn. Nhưng bằng tình yêu thương của vợ, anh đã vượt qua, không cho phép mình... trở lại vết xe đổ ngày xưa.
Rồi Bình đi đóng gạch thuê. Sau một thời gian, cán bộ trại giam đã tận tình giúp đỡ anh. Bình gom góp thêm của gia đình nhà vợ, anh em để mua một chiếc máy xúc. "Thời mọi người đua nhau chuyển ruộng thành vườn, ao, chuồng. Mình không có ruộng thì đi đào ao, đắp vườn cho họ cũng sống khoẻ". Anh Bình kể lại. Gom gió thành bão, đến nay Bình đã có một công ty riêng, làm ăn phát đạt, được anh em bạn bè và đối tác tin cậy.
Nhưng, dù đã là ông chủ thì anh Bình quan niệm, "người có của kẻ có công", không phân định chủ tớ với công nhân, của mình cũng là của chung. Với những người lao động lâu năm, anh cho họ được góp cổ phần... Hiên công ty anh co 20 công nhân, công nhân của công ty có mức lương trung bình từ 2,5 triệu đồng/ tháng, được đảm bảo các chế độ phúc lợi đầy đủ.
Người đàn ông với một quá khứ "anh chị" bất hảo, giờ đây đã là ông chủ của một công ty Cổ phần với tài sản hơn 10 tỷ đồng, vẫn miệt mài với rất nhiều ước mơ chân chính "làm giàu cho mình và cho xã hội"...
Hiện tại công ty của anh Bình chuyên nghề xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông, san lấp mặt bằng, nạo vét sông, đắp đê bằng cơ giới, xây dựng đường điện 35 KV mua bán thiết bị và các loại máy thi công... Hiện nay công ty của anh đã đảm nhiệm 50% lượng công trình toàn tỉnh. Hầu hết những công trình tư nhân đều do công ty của anh đảm nhiệm.
Anh Bình dự định sẽ mở rộng quy mô phát triển sang các tỉnh lân cận về công trình thủy lợi, giao thông. "Nếu tôi không xác định hoàn lương sớm thì không có cơ hội làm lại cuộc đời. Đó là quyết định cực kỳ sáng suốt. Tôi hàm ơn vợ và gia đình nhà vợ. Tôi đã được hồi sinh một lần nữa..." anh Bình bộc bạch chân thành...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tàng trữ "thần chết" nhận 3 năm tù treo Toàn bộ số vật liệu nổ để khoan đá nổ mìn sử dụng không hết, Trường không bàn giao lại cho Công ty Quyết Tiến mà cất giấu trong nhà trông máng khai thác đá, chờ thời cơ mang ra sử dụng. Toàn bộ số vật liệu nổ này, Trường đã cất giấu máng đá trong nhà. Chu Văn Trường (SN 1969, ở...