‘Rừng mây’ Monteverde ở Costa Rica lâm nguy
“ Rừng mây” – một loại rừng ẩm thường nằm ở vùng núi cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới, với đặc điểm chính là mật độ sương mù dày đặc cả trên bề mặt và trên tán cây – ở Monteverde, miền Trung Costa Rica, chẳng bao lâu nữa có thể sẽ mất đi tên gọi này, khi biến đổi khí hậu đang đe dọa hệ sinh thái đặc biệt này và hệ động và thực vật của rừng đang đối mặt với một tương lai bất định khi Trái Đất ngày càng ấm lên.
“Rừng mây” ở Monteverde. Ảnh: nathab.com
Hướng dẫn viên trẻ tuổi Andrey Castrillo cho biết thời gian sương mù “ngự trị” ở Monteverde đang giảm dần do nhiệt độ tăng cao. Nếu trước đây, mỗi lần bước chân vào khu rừng là du khách đã có thể nghe thấy tiếng nước nhỏ giọt liên tục từ trên cây, nhưng hiện nay điều này chỉ xảy ra vào những ngày ẩm và lộng gió nhất của mùa mưa. Một thực tế đáng buồn nữa là nếu trước đây khu rừng chỉ có khoảng 30 ngày nắng mỗi năm thì con số này hiện nay lên tới hơn 130 ngày.
“Rừng mây” Monteverde nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cách thủ đô San Jose 140 km về phía Tây Bắc. Với diện tích hơn 14.200 ha, khu bảo tồn thiên nhiên tư nhân này hiện là “ngôi nhà” của hàng trăm loài động vật có vú, 440 loài chim và 1.200 loài lưỡng cư. Hình thái “rừng mây” như Monteverde chỉ chiếm 1% các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Nhà nghiên cứu Ana Maria Duran tại Đại học Costa Rica, vốn thường xuyên đi thực tế tại khu rừng này trong hơn 20 năm qua, cho biết mây che phủ gần mặt đất khi độ ẩm bão hòa trên 90%, trong điều kiện nhiệt độ từ 14 – 18 độ C. Thông thường, sương mù “gần như thường trực” tạo cho du khách cảm giác “như đang dạo bước trên mây” khi tầm nhìn xuống chỉ còn 1 mét. Tuy nhiên, với mức nhiệt lên đến hơn 25 độ C, sương mù chỉ còn lác đác dưới bầu trời trong xanh. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với độ ẩm thấp hơn, nhiều ánh nắng Mặt Trời hơn. Rêu khô chỉ còn bám trên thân cây, sông biến thành suối và các loài lưỡng cư tại đây là những nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu.
Nhà sinh vật học Andrea Vincent tại Đại học Costa Rica cảnh báo sự suy giảm của các loài lưỡng cư trong “rừng mây” ở Monteverde là hồi chuông cảnh báo nguy cơ nhiều loài khác nhau có thể tuyệt chủng, ví dụ như loài Incilius periglenes, còn gọi là ếch vàng, mà Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) coi là tuyệt chủng từ năm 2019. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, thế giới vẫn có thể ngăn chặn kịch bản xấu này và phục hồi hệ sinh thái độc đáo của khu “rừng mây” nếu nỗ lực ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Chuyên gia cảnh báo rủi ro sức khỏe con người từ AI
Các chuyên gia cảnh báo việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở quy mô lớn có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng cách mạng hóa việc chăm sóc sức khỏe thông qua cải thiện chẩn đoán bệnh, tìm ra những cách tốt hơn để điều trị bệnh nhân và mở rộng dịch vụ chăm sóc cho nhiều người hơn.
Tuy nhiên, tờ The Guardian hôm nay 10.5 dẫn báo cáo của một nhóm chuyên gia y tế từ Anh, Mỹ, Úc, Costa Rica và Malaysia đã cảnh báo sự phát triển của AI cũng có khả năng tạo ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Việc phát triển AI thiếu kiểm soát có thể đe dọa sức khỏe con người. Ảnh REUTERS
Rủi ro liên quan y học và chăm sóc sức khỏe "bao gồm khả năng lỗi AI có thể gây hại cho bệnh nhân, các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cũng như việc sử dụng AI để khoét sâu sự bất bình đẳng trong xã hội và sức khỏe", theo bài viết được đăng trên tạp chí BMJ Global Health.
Theo các chuyên gia, một trong những tác hại có thể kể đến là việc sử dụng máy đo nồng độ oxy do AI điều khiển đã đánh giá quá cao nồng độ oxy trong máu ở những bệnh nhân có làn da sẫm màu, dẫn đến việc điều trị thiếu oxy cho họ.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo về các mối đe dọa toàn cầu, rộng lớn hơn từ AI đối với sức khỏe con người và thậm chí cả sự tồn tại của con người.
Công nghệ AI: Cần biết gì để bớt hoang mang?
Theo đó, AI có thể gián tiếp gây hại cho sức khỏe của hàng triệu người thông qua các yếu tố xã hội kiểm soát và thao túng con người. Đơn cử như việc thất nghiệp, việc triển khai AI rộng rãi sẽ khiến nhiều người mất việc làm, và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của những người này.
"Cần có quy định hiệu quả về phát triển và AI để tránh gây hại. Cho đến khi quy định như vậy được đưa ra, một lệnh cấm phát triển AI nói chung nên được thiết lập", các nhà khoa học kêu gọi.
Đồng quan điểm nêu trên, ông Gary Marcus, chuyên gia AI và giáo sư danh dự về tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học New York (Mỹ), cũng cho rằng chính phủ Mỹ đã không quan tâm đủ về việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào chăm sóc sức khỏe, Politico đưa tin.
"Mối quan tâm lớn nhất của tôi lúc này là có rất nhiều công nghệ không được quản lý chặt chẽ - chẳng hạn như các công cụ tìm kiếm có thể đưa ra lời khuyên y tế cho mọi người. Tuy nhiên, không có bất kỳ hệ thống nào để theo dõi cách thức các công nghệ mới này đang được sử dụng và đánh giá xem chúng có gây hại hay không", ông Marcus nói.
Tổ chức Khí tượng thế giới loại Fiona và Ian khỏi danh sách tên bão quay vòng Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 29/3 thông báo loại Fiona và Ian khỏi danh sách tên bão quay vòng. Đây là hai 2 cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp gây nhiều thiệt hại về người và vật chất năm ngoái. Cảnh đổ nát sau bão Fiona tại Rose Blanche-Harbour le Cou, Canada, ngày 25/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Quyết định...