Rừng Ma âm u, có thú dữ nhưng dân ở đây đâu có sợ vẫn vô, ra hàng ngày
Tên là rừng Ma, nhưng khu rừng nguyên sinh hơn 20ha ở xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên không hề đáng sợ, người dân bản Lói vẫn hàng ngày ra vào rừng.
Người dân tộc Lào ở bản Lói sinh sống bằng cấy lúa, trồng ngô, lạc, chăn nuôi bò, dê, đánh bắt tôm, cá trên suối Huổi Puốc.
Dẫn chúng tôi tham quan rừng Ma, già làng Lò Văn May kể: “Từ ngày tôi còn nhỏ, đã nghe truyền thuyết về rừng Ma. Truyền thuyết kể rằng, vào thuở khai sinh lập địa, Quan Mường đã tới khai phá mảnh đất này, dựng thành bản Lói cho con cháu dân tộc Lào sinh sống. Sau đó Quan Mường về khu rừng này trú ngụ và khi mất được chôn cất trong rừng.
Trong khu rừng Ma, bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có rất nhiều cây gỗ to vài người ôm mới xuể.
Hàng năm cứ vào đầu tháng 12 và tháng 6 dương lịch, dân bản Lói lại đem lễ vật tới cúng Quan Mường, cầu cho cuộc sống ấm êm, mưa nắng thuận hòa, con cái khỏe mạnh, dân bản làm ăn thuận lợi… Quan Mường linh thiêng lắm, do được ngài phù hộ nên nhiều năm nay dân bản chúng tôi ai cũng chịu khó làm ăn, có cuộc sống no đủ, sung túc, bản làng chan hòa, bình yên…”.
Vào bìa rừng, chúng tôi nhìn thấy khu mộ chôn cất nhiều năm của dân bản. Có một ngôi nhà rộng ở giữa là nhà “Méo” để dân bản dâng lễ thờ cúng Quan Mường. Ngày cúng Quan Mường hàng năm được dân bản tổ chức linh đình, thầy mo cúng suốt 2 ngày, 2 đêm.
Video đang HOT
Chỉ tay vào cây gỗ lớn, già làng May nói: “Đó là cây lát hoa đã trên 100 tuổi. Khu rừng này còn nhiều cây dổi, cây dẻ cổ thụ nữa, hàng ngày dân bản chúng tôi đi vào khe suối đánh cá, vẫn nhìn thấy nhiều vượn, khỉ chuyền cành, nghe tiếng voọc kêu, tiếng chim hót véo von…”.
Nhìn khu rừng còn nguyên sơ, chúng tôi cảm thấy khâm phục tài giữ rừng của người dân nơi đây, bởi những cánh rừng già như thế ở Điện Biên hiện còn rất ít.
Phấn khởi và tự hào về “tài sản vô giá” của bản, anh Lò Văn Thiêm, Trưởng bản Lói, chia sẻ: “Có lẽ, từ truyền thuyết về Quan Mường được lưu truyền nhiều thế hệ, nên từ khi sinh ra cho đến lúc lớn khôn, dân bản Lói đều nhắc nhở nhau ý thức bảo vệ khu rừng thiêng, không ai phá rừng và cũng không để người nơi khác tới phá rừng”.
Cũng theo trưởng bản, trước đây có một số đối tượng lạ vào rừng Ma để khai thác gỗ trái phép. Dân bản Lói đã ngăn cản, nhưng họ vẫn ngang nhiên xẻ gỗ. Tuy nhiên, khi chưa mang được gỗ ra khỏi rừng, có vài người đã bị thú rừng cắn chết, những người còn lại bị thân gỗ to đè lên cũng mất mạng.
Từ đó, không còn ai dám vào rừng Ma để khai thác nữa. Riêng dân bản thì vẫn tổ chức các buổi đi tuần tra, bảo vệ rừng 2 lần/tuần.
Bản Lói hiện nay có 101 hộ dân với hơn 600 nhân khẩu. Do cuộc sống làm ăn thuận lợi, chăm chỉ nên mấy năm nay số hộ nghèo của bản giảm nhanh chóng, giờ đây bản chỉ còn 10 hộ nghèo và không có người mắc tệ nạn xã hội.
Bà con bản Lói đều tin tưởng rằng, do ý thức gìn giữ, bảo vệ khu rừng Ma linh thiêng bao đời nay nên họ mới có được cuộc sống như vậy. “Mấy năm gần đây, dân bản tôi được hưởng lợi từ việc bảo vệ rừng, nên bà con giữ rừng như giữ gìn cuộc sống; đồng thời, còn tuyên truyền cho người dân bản khác phong trào bảo vệ rừng để hưởng lợi từ rừng”. – Trưởng bản Lò Văn Thiêm cho biết.
Phương Liên
Điện Biên: Phất lên từ nghề làm miến dong ngon nức tiếng
Gắn bó với nghề làm miến dong hơn 10 năm nay, mô hình sản xuất miến dong truyền thống của gia đình anh Đặng Văn Tú và chị Đỗ Thị Phương, thôn Đồi Cao (xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) trở thành một trong những mô hình kinh tế hiệu quả, tạo ra sản phẩm miến dong nổi tiếng của xã Thanh An.
Gia đình anh Tú, chị Phương có nghề làm miến dong truyền thống từ những năm 1975, nghề do ông bà để lại. Sản phẩm miến dong được làm thủ công hoàn toàn từ củ dong riềng trồng tại xã Mường Phăng và xã Nà Tấu của huyện Điện Biên.
Nghề làm miến dong truyền thống hơn 40 năm của gia đình anh Tú chị Phương do ông bà truyền lại.
Chị Phương chia sẻ quy trình sản xuất miến dong của gia đình mình với phóng viên báo điện tử DANVIET.VN: " Sau khi mua tinh bột ướt củ dong riềng về còn nhiều tạp chất, tôi phải ngâm bột để lọc sạn, làm sạch nhựa của bột dong. Tiếp theo là hồ hóa, tráng tạo mỏng hấp chín bánh miến. Phơi bánh miến sơ qua sao cho bánh miến còn giữ được độ ẩm nhất định. Cho bánh miến vào cắt sợi, cuối cùng là phơi khô sợi miến dong".
Khâu trộn tạo dịch hồ để tráng bánh miến được anh Tú làm thủ công bằng tay.
Chủ yếu là sản xuất theo quy mô hộ gia đình, mỗi ngày gia đình anh Tú chị Phương làm từ 1,2 đến 1,5 tạ miến dong. Đổ buôn cho các chợ trong địa bàn tỉnh Điện biên và xuất bán số lượng lớn đi các tỉnh, như: "Hải Phòng, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Ngãi... Giá miến dong mua trên 1 tạ là 46.000 đồng/ 1kg, dưới 1 tạ là 47.000 đồng/1kg.
Bánh miến sau khi được phơi sơ sẽ được cho vào máy cắt thành các sợi miến đều nhau.
Anh Tú chia sẻ thêm: "Làm miến dong là nghề truyền thống của gia đình tôi từ thời ông bà để lại. Đến nay vợ chồng tôi làm và vẫn giữ được chất lượng miến dong như trước. Tôi lựa chọn kỹ từ khâu nguyên liệu sạch đến khâu trộn dịch hồ để tráng bánh miến, không pha thêm bất cứ bột gạo hay chất tạo dai. Sản phẩm miến dong nhà tôi 100% từ tinh bột củ dong riềng".
Sợi miến được phơi dưới ánh nắng tự nhiên. Sợi miến có mầu nâu nhạt của củ dong riềng.
Với ý trí làm giàu và gìn giữ nghề truyền thống của gia đình, anh Tú chị Phương cho biết thời gian tới sẽ đầu tư mở rộng thêm quy mô sản xuất, để sản phẩm miến dong của gia đình được đến tay nhiều người tiêu dùng.
Tập trung nguồn lực ở Đảng bộ tiến hành đại hội làm trước Vinh dự được Tỉnh ủy Điện Biên lựa chọn tổ chức đại hội điểm, rút kinh nghiệm cho ại hội ảng bộ cấp huyện, nhiệm kỳ 2020-2025, ảng bộ huyện iện Biên đã và đang tích cực tập trung mọi nguồn lực, làm tốt công tác chuẩn bị hướng tới thành công đại hội đảng các cấp. Đến thăm huyện Điện Biên vào...