Rung lắc, tung, tát trẻ nhỏ có thể làm mù mắt các em
“Không ít trẻ em đã chịu bạo hành từ người lớn và chịu tổn thương nghiêm trọng về thể xác, lẫn tinh thần, trong đó có đôi mắt. Việc rung lắc, tung trẻ lên cao có thể khiến trẻ chấn thương nghiêm trọng, giảm thị lực, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Tại buổi hội thảo “ Bạo hành trẻ em – Hỗ trợ, chăm sóc và điều trị tổn thương Mắt” do Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tổ chức chiều 1.2, bác sĩ Đặng Xuân Nguyên – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương. Cơ thể non nớt, các tổ chức của mắt, não là các mô mềm chưa ổn định, còn khá lỏng lẻo.
Khi các em bị đánh, tát, rung lắc các tổ chức mô mắt, não rất dễ bị tổn thương. Nặng thì ảnh hưởng đến thần kinh, nguy hiểm đến tính mạng. Nhẹ cũng làm tổn thương dây thần kinh thị giác, rách giác mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực.
Luyện mắt cho trẻ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
Bác sĩ Nguyên nhắc đến nhiều vụ bạo hành trẻ em gây rúng động dư luận trong thời gian gần đây như vụ trẻ bị cô giáo tát, đánh vào đầu, mặt bằng nhiều vật dụng nguy hiểm tại trường mầm non Mầm Xanh (Tp Hồ Chí Minh), hay vụ bà giúp việc tung, rung lắc trẻ sơ sinh tại Hà Nam… “Những hành động này đều có nguy cơ gây tổn thương não, mắt của trẻ” – bác sĩ Nguyên nói.
Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Bruce Moore, chuyên gia khúc xạ Nhãn nhi- Đại học Nhãn khoa New England (Hoa Kỳ) đưa ra một con số giật mình: Một nghiên cứu y tế cho thấy trong số các vụ bạo hành trẻ em có đến 40% trẻ bị tổn thương ở mắt, trong đó 20% trẻ bị tổn thương trực tiếp vào mắt, có đến 5-10% trẻ được đưa đến khám chuyên khoa mắt ngay sau khi bị bạo hành.Tuy nhiên, các tổn thương mắt thường kín đáo, trẻ em sẽ không biết kêu mắt mình mờ, kém. Thường chỉ khi con lớn, xem phim, đi học nhìn quá gần hoặc đọc chữ không đúng, cha mẹ mới phát hiện. Khi đó, việc điều trị, phục hồi thị lực cho trẻ rất khó.
GS B.Moore đặc biệt nhấn mạnh đến “hội chứng rung lắc” ở trẻ nhỏ khiến trẻ bị giảm thị lực và mù lòa. GS cũng nhắc đến một vụ bạo hành mà ông từng chứng kiến, khi cô bảo mẫu tức giận, điên cuồng rung lắc một đứa bé mới vài tháng tuổi. Sau đó, em bé này đã chấn thương não và tử vong. Ngoài ra, với nhưng chấn thương mắt do bạo hành có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng như rách giác mạc, kết mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, mù vĩnh viễn. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tử vong.
Bác sĩ Đặng Xuân Nguyên khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt từ khi trẻ mới vài tuần tuổi mà không đợi lúc mắt “có vấn đề” mới đi khám. Với các kỹ thuật chuyên sâu, các bác sĩ mắt sẽ phát hiện ra trường hợp mắt bị dị tật, thị thực kém và kịp thời điều trị. Còn khi trẻ bị bạo hành như bị rung lắc, đánh, tát, cha mẹ càng cần phải đưa trẻ đi khám. Có thể các cháu sẽ gặp những tổn thương mắt kín đáo, tuy nhiên nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Theo Danviet
Vụ nổ lớn ở Nghệ An: "Xa cả trăm mét vẫn bị rung lắc"
"Nhà tôi cách mấy trăm mét vẫn bị rung lắc. Chạy đến nhà ông Hường thì thấy vật dụng bay tứ tung, mái tôn bị thổi bay hàng chục mét, khói mù mịt...", anh Trương Văn Đào (xóm Xuân Phúc, Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An) kể lại thời khắc xảy ra vụ nổ khiến một người trọng thương.
Video đang HOT
Sáng ngày 6.1.2018, chúng tôi có mặt tại nhà ông Phạm Bá Hường (xóm Xuân Phúc, Nghi Xuân, Nghi Lộc) - nơi xảy ra vụ nổ khiến con trai ông Hường là Phạm Bá Sơn (SN 1997) trọng thương vào ngày 5.1.
Hiện trường vụ nổ khiến Phạm Bá Sơn trọng thương. (Ảnh T.Nga)
Người dân vẫn chưa hết bàng hoàng vì sức công phá của vụ nổ. Anh Trương Văn Đào (xóm Xuân Phúc) cho biết: "Khoảng 9h20, tôi đang ngồi trong nhà thì nghe 1 tiếng nổ. Nổ lớn lắm, cách cả trăm mét vẫn cảm nhận được sự rung lắc. Chạy ra thì thấy khói bốc lên mù mịt từ hướng nhà chú Hường. Đến nơi thì thấy hỗn độn lắm, mái tôn bị thổi bay xa hàng chục mét, khói mù mịt, có mùi nặng bít cả cổ nhưng không xác định được mà mùi gì".
Toàn bộ phần mái nhà đã bị thổi bay.
Hiện trường vụ nổ đã được dọn dẹp gọn gàng. Một phần bức tường ngăn giữa phòng của Sơn và phòng khách bị vỡ. Toàn bộ bức tường phía Bắc ngôi nhà đổ sập, vỡ vụn.
"Vụ nổ hôm qua bức tường bị nghiêng, hở phần giáp nối, chúng tôi lấy gỗ chống tạm. Để thế sợ nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho người khác nên anh em quyết định xô đổ luôn", người hàng xóm nói.
Toàn bộ đồ đạc, vật dụng trong nhà bị hư hỏng, được tập kết ra ngoài.
Hàng xóm đến giúp ông Hường dọn dẹp đống đổ nát từ vụ nổ. Mái tôn được tập kết ở góc vườn, gạch vỡ, đồ dùng hư hỏng được chất lên xe cải tiến.
Ông Phạm Bá Hường ngồi thất thần; tay giữ khư khư chiếc điện thoại, chờ người nhà cập nhật thông tin của con trai từ bệnh viện.
Ông Hường thất thần khi con bị thương nặng, nhà cửa bị hư hỏng hoàn toàn sau vụ nổ.
"Sơn được đưa ra Hà Nội, bệnh viện nào tôi cũng không rõ. Mẹ cháu bị sốc, ngất lịm, đang được đưa về nhà ngoại chăm sóc. Cậu mự thay bố mẹ đưa Sơn đi bệnh viện. Thông tin sáng nay gọi về là cháu phải tháo toàn bộ bàn tay phải, tháo khớp ngón cái bàn tay trái. Cháu bị bỏng khá nặng toàn thân nhưng may phần não không bị ảnh hưởng", ông Hường thông tin.
Một phần mái tôn bị hất lên, vương trên khung thép mái che của sân.
Sáng ngày 5.1, vợ chồng ông Hường đi làm đồng, Sơn ở nhà học bài. "Ở ngoài đồng, tôi nghe một tiếng "uỳnh". Cứ nghĩ người ta nổ mìn phục vụ làm đường phía sau nhà thôi. Tôi đạp xe chạy về, thấy trước nhà mình đông người, đồ đạc ngổn ngang, phòng thằng Sơn khói um lên, máu vương vãi. Nghĩ con có chuyện, chân tôi như khuỵu xuống...", người cha vẫn chưa hết bàng hoàng.
Sơn được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị thương nặng hai bàn tay và bỏng toàn thân. Đến chiều cùng ngày, em được chuyển ra Bệnh viện Bỏng quốc gia. Sáng nay, Sơn được chuyển qua Bệnh viện 103 để tiếp tục cấp cứu.
"Mái tôn bị hất xa hàng chục mét", anh Đào cho hay.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an có mặt phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra nguyên nhân.
Theo ông Hường, gia đình ông không sử dụng bếp gas nên nguyên nhân nổ bình gas được loại trừ. Theo đánh giá của mọi người, Sơn là người hiền lành, chăm chỉ, thường ăn chay và rất ngoan. "Nhà chỉ có mỗi mình cháu nên vợ chồng tôi bảo ban, răn dạy con cẩn thận lắm. Tính thằng Sơn thì tôi không nghĩ cháu dám làm gì liên quan đến pháo nổ", ông Hường nhận định.
Xà gồ bằng thép bị cong ngược lên phía trên bởi sức ép của vụ nổ.
Nhà sát đường, bản thân ông Hường cũng có một vài mâu thuẫn xã hội. Người cha này không loại trừ khả năng có người xấu ném vật liệu nổ vào nhà gây nổ khiến con trai ông bị thương. Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt là cứu chữa cho con trai nên ông chưa làm đơn trình báo về những nghi ngờ này.
"Hai vợ chông tôi để dành được 20 triệu đồng tiền mặt và 1,5 chỉ vàng chuẩn bị cho công việc. Sau vụ nổ, nhà hỏng, con gặp nạn, toàn bộ tiền, vàng cất trong rương cũng mất sạch, chỉ thấy mỗi cái nắp rương bị hất tung ra ngoài vườn. Từ hôm qua đến giờ, toàn bộ chi phí chạy chữa cho Sơn đều nhờ anh em, bạn bè...", ông Hường cho biết thêm.
Hàng xóm đến chia sẻ, giúp gia đình dọn dẹp hậu quả vụ nổ.
Theo ông Ngô Sỹ Hoàng - Giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của Phạm Bá Sơn thì Sơn là học sinh ngoan, học khá, có thành tích trong nghiên cứu sáng tạo khoa học công nghệ cấp tỉnh. Hiện Sơn đang là sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nghệ An.
Trước hoàn cảnh của Sơn, các thầy cô giáo, bạn học cũ kêu gọi giúp đỡ, hỗ trợ 1 phần chi phí điều trị cho em.
Theo Hoàng Lam (Dân Trí)
Saffron có gì đặc biệt mà đắt đỏ như vàng, lên tới hơn 450 triệu đồng/1kg? Là một loại gia vị được sản xuất từ nhuỵ hoa của cây nghệ tây nhưng giá bán tại Việt Nam lên tới khoảng hơn 450 triệu đồng/1kg được ví là "vàng đỏ" đã chính thức được nhập khẩu về Việt Nam. Loại "vàng đỏ" này với tên gọi Saffron thực sự có gì đặc biệt đang được nhiều người tò mò quan...