Rụng hết hàm vì đánh răng sai cách
Bác sĩ Nguyễn Việt Phương (bệnh viện Hữu nghị Việt Xô) chia sẻ, việc đánh răng sai cách khiến nhiều người nhận hậu quả lớn, có trường hợp mới 50 tuổi đã rụng hết hàm răng.
Đánh răng hàng ngày là biện pháp đơn giản nhất để làm sạch và bảo vệ răng miệng đơn giản. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức hoặc hiểu sai cách sử dụng bài chải khiến rất nhiều người mắc bệnh, gây phiền toái trong ăn nhai và giao tiếp.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Việt Phương, Phó trưởng khoa, phụ trách khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Hữu nghị Việt Xô chia sẻ những kiến thức cơ bản về vấn đề này.
Sai lầm trong thói quen đánh răng của người Việt
Từ xưa đến nay, người Việt đều có thói quen đánh răng tối đa hai lần mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm. Bởi chúng ta thường cho rằng thời điểm khi vừa ngủ dậy, răng miệng chưa có hoạt động gì, vi khuẩn nhiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau khi ăn, nếu răng miệng không được làm sạch tức thì sẽ lưu lại và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải đó là đánh răng bằng động tác chải ngang và chà thật mạnh, kỳ cọ kỹ lưỡng và cho rằng như thế mới sạch. Nếu thói quen này duy trì thường xuyên sẽ gây mòn cổ răng. Thậm chí, nhiều người bệnh tìm đến đây chữa trị trong tình trạng cổ răng mòn đứt sắp gẫy.
Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải trong thời gian dài, không thay đúng định kỳ cũng là tác nhân gây các bệnh về răng miệng. Khi đó, lông bàn chải đã mòn, chứa nhiều vi khuẩn khiến động tác chải răng không còn hiệu quả. Nhiều người lớn tuổi thích loại bàn chải cứng để cảm giác sạch hơn, nhưng điều đó hoàn toàn không tốt cho bộ nhai.
Hậu quả
Video đang HOT
Việc duy trì thói quen đánh răng sai cách đã khiến hơn 90% người Việt mắc các bệnh về răng miệng. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp là gây mòn, mem răng xấu.
Bên cạnh đó, cách chải răng theo chiều ngang không thể vệ sinh sạch thức ăn trong khoang miệng. Mỗi ngày chỉ cần lưu lại một ít, sau 14 ngày,qua quá trình canxi hóa, bựa thức ăn sẽ bám chặt vào bề mặt và gây cao răng.
Dù có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng, tuy nhiên, nếu bảo vệ không đúng cách, chúng ta cũng vẫn phải đối mặt với nguy cơ mắc viêm lợi, viêm nha chu. Điều đó khiến nhiều người chỉ khoảng ngoài 50 tuổi nhưng đã rụng hết toàn bộ hai hàm.
Ngoài ra, 60% người Việt còn mắc các bệnh về tổ chức cứng của răng như sâu, mòn, ảnh hưởng ăn nhai, gây vỡ, đục khoét hết chân răng.
Đánh răng đúng cách thế nào?
Để bảo vệ tốt răng miệng các bạn cần lưu ý:
Thời gian, chải răng sau ăn 30 phút, khi đó thức ăn bám trên bề mặt, không có thời gian để lưu trữ giúp vi khuẩn phát triển, hạn chế tác nhân từ những thực phẩm chua có tính axit gây hại cho men răng.
Động tác, chải dọc theo chiều lên xuống, ở những chỗ mặt nhai, vị trí khó chải sẽ xoay tròn.
Thuốc đánh răng sử dụng loại có flour để hạn chế sâu răng. Ngoài ra, một số loại kết hợp các chất khác như trắng răng, chống ê buốt cũng rất tốt. Đối với trẻ em không nên dùng kem đánh răng của người lớn để hạn chế nhiễm flour làm cho màu men răng của trẻ khi thay răng sữa không được đẹp.
Súc miệng sau khi đánh răng cũng có tác dụng làm tăng độ sạch của khoang miệng, kiềm chế vi khuẩn. Chúng ta nên sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn hoặc pha loang như nước canh để ngậm từ 2-3 phút. Đây là loại nước súc miệng rẻ tiền, hiệu quả và an toàn nhất.
Đối với các loại nước súc miệng đang bày bán trên thị trường, nếu không nắm rõ thành phần, tốt nhất các bạn không nên dùng. Nếu có chứa chất cồn dùng lâu dày sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miệng, thậm chí còn là tác nhân gây ung thư. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế nước súc miệng, không nên vì cảm giác cay cay, mát mát mà lạm dụng.
Các bạn cũng cần lưu ý, sử dụng chỉ tơ nha khoa thay vì dùng tăm để tránh làm lộ kẽ răng. Từ 6-12 tháng cần đến khám răng một lần và lấy cao. Khi có dấu hiệu chấm đen, ê biết phải lập tức đến nha sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.
Trẻ em từ 24-30 tháng tuổi, cha mẹ nên cho con tập làm quen với động tác đánh răng. Thời gian đầu chỉ cần sử dụng nước muối, khi các bé có thể nhổ mới cho tiếp xúc dần với kem đánh răng.
Theo Zing
4 mẹo cực đơn giản giúp bạn không bị bệnh răng miệng
Trong táo có chất cellulose (một loại hyđrat cácbon gồm các đơn vị đường glucose kết hợp), giúp làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng.
Táo có chất cellulose làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng.
Làm ướt miệng
Nước bọt là vũ khí đầu tiên và quan trọng nhất chống lại các bệnh răng miệng. Nước bọt giàu các chất kháng khuẩn như histatin - một loại protein có thể giết chết vi trùng và chữa lành viết thương (điều này giải thích tại sao những vết thương ở miệng lại nhanh lành hơn ở những chỗ khác).
Miệng khô là môi trường phát triển của các bệnh răng lợi, vì vậy hãy giữ độ ẩm cho miệng bằng cách uống ít nhất 9 cốc nước mỗi ngày.
Nếu vẫn cảm thấy khô miệng, hãy nhai kẹo cao su không đường, nó không chỉ giúp tiết nước bọt mà còn làm tăng độ pH trong miệng, giảm các axít có thể gây sâu răng.
Sau đó kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc mà bạn đang sử dụng - có hơn 400 loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể gây khô miệng và tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc thay thế.
Dùng nước trà thay cho nước súc miệng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nước trà thay cho nước súc miệng sẽ tốt hơn. Bởi trong trà có chứa chất catechin - một chất có thể ngăn ngừa sâu răng, các ion florua cũng như men hydroxyapatie và fluarapatie giúp cải thiện men răng, tăng cường độ axit của răng, Ngoài ra, axit tannic trong trà cũng là một thành phần hoạt chất có thể cái thiện môi trường miệng.
Ăn táo tây thường xuyên
Trong táo có chất cellulose (một loại hyđrat cácbon gồm các đơn vị đường glucose kết hợp), giúp làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, khi ăn xong nên súc miệng vì trong táo có nhiều đường lên men, dễ làm hỏng răng.
Súc miệng bằng nước muối
Mỗi ngày dùng nước muối nhạt súc miệng 2-3 lần, có thể phòng chống bệnh chảy máu lợi.
Theo Khoevadep
Những thói quen không ngờ khiến bạn bị hôi miệng Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng, dưới đây là những những nguyên nhân không ngờ gây hôi miệng bạn chưa biết: Ảnh minh họa: Internet Bỏ bữa sáng Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng chính thói quen bỏ bữa sáng lại là nguyên nhân gây hôi miệng. Miệng khô Miệng khô là nguyên nhân chủ yếu dẫn...