Rừng dẻ nghìn năm tuổi cấp cho dự án sân golf sẽ ra sao?
Lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế lên tiếng trước việc khu rừng dẻ phòng hộ hàng nghìn năm tuổi bị cấp cho dự án sân golf.
Liên quan đến vụ “Nguy cơ rừng dẻ nghìn năm tuổi lại bị “xẻ thịt” cho dự án sân golf”, chiều 24.4, PV Dân Việt đã trao đổi với ông Nguyễn Quê – Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ông Quê cho biết, hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô tại thôn Phú Hải ( xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế) đang được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô thực hiện công tác quy hoạch và kiểm kê đền bù để giải phóng mặt bằng.
Gần 64ha rừng dẻ phòng hộ hàng nghìn năm tuổi ở thôn Phú Hải nằm trong dự án sân golf. Ảnh: An Sơn.
Theo ông Quê, mặc dù gần 64ha rừng dẻ phòng hộ hàng nghìn năm tuổi ở thôn Phú Hải nằm trong diện tích đất đã được cấp cho dự án sân golf, nhưng quan điểm của Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh là phải giữ lại diện tích rừng này. Cụ thể, theo ông Quê, rừng dẻ vẫn sẽ được giữ nguyên, còn sân golf được xây dựng bên ngoài diện tích rừng này.
Trả lời câu hỏi của PV về việc tại sao diện tích rừng dẻ này lại được điều chỉnh quy hoạch từ rừng phòng hộ thành rừng sản xuất vào năm 2016 để cấp cho dự án, ông Quê cho biết ông chưa trả lời được vấn đề này. “Hiện dự án đang được quy hoạch, khi nào quy hoạch xong tôi sẽ thông báo lại” – ông Quê nói.
Video đang HOT
Trước đó, Dân Việt đã phản ánh việc dư luận tại xã Lộc Vĩnh bức xúc trước tình trạng khu rừng dẻ nói trên được cấp cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô, dẫn tới nguy cơ rừng bị phá.
Theo chính quyền xã Lộc Vĩnh, tổng diện tích dự án (sau khi đã điều chỉnh) là 253ha, trong đó toàn bộ 63,9ha rừng dẻ đều nằm trong diện tích đất cấp cho dự án.
Nhờ diện tích rừng dẻ này mà đời sống và sản xuất của người dân ven biển Lộc Vĩnh bao đời nay được bảo vệ an toàn trước thiên tai nên UBND huyện Phú Lộc đề nghị Sở NNPTNT tham mưu UBND tỉnh giữ nguyên quy hoạch rừng phòng hộ đối với diện tích rừng dẻ này.
Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phú Lộc, mặc dù chính quyền huyện đã kiến nghị nhưng diện tích rừng này vẫn đã bị quy hoạch thành rừng sản xuất vào năm 2016 nhằm cấp cho dự án.
Vào năm 2012, NTNN/Dân Việt đã phản ánh việc khu rừng dẻ phòng hộ này có nguy cơ bị “khai tử” để lấy đất cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô. Trước thông tin báo đăng, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế không được phá diện tích rừng trên để làm sân golf. Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, dự án đã “án binh bất động” một thời gian dài, nhưng gần đây hoạt động trở lại.
Theo Danviet
Hàng vạn con còng đá tím di cư trên bãi biển
Một hiện tượng lạ đã xuất hiện vào những ngày giữa tháng 11 tại khu vực cửa biển Chu Mới và Lạch Giang (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) khi hàng chục nghìn con còng đá biển màu tím rất lạ đi di cư và kiếm ăn.
Theo đó, các loài còng đá này đi thành từng đàn, kiếm ăn dưới nước biển, nước lợ và những vùng đá có bám rêu ẩm trên bãi biển. Tổ của loài này được tạo ngay trên bãi cát; khi gặp người lạ, chúng liền chui ngay xuống cát tạo thành hàng nghìn đụn cát li ti trên bãi biển.
Hàng chục nghìn con còng đá xuất hiện trên bãi biển Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Vẻ ngoài của loài còng này khác với con còng "dã tràng xe cát" vốn có màu trắng. Loài còng đá này có thân màu tím nhạt, chân màu trắng, di chuyển chậm, mỗi con còng to bằng ngón chân cái.
Một cán bộ thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế qua xác minh hình ảnh ban đầu nhận định đây là loài còng đá sống ở vùng nước lợ mặn, thuộc họ Decapoda kém tiến hóa, bộ giáp xác 10 chân.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, sự xuất hiện với mức độ dày đặc của loài còng này ở vùng biển Thừa Thiên Huế là điều hiếm thấy.
Một số người dân địa phương ở xã Lộc Vĩnh cho biết, thỉnh thoảng họ vẫn gặp loài còng này nhưng chỉ vài con nhỏ lẻ chứ không đến mức dày đặc như những ngày qua. Theo người dân, có thể do biến đổi khí hậu kèm theo dòng chảy ở khu vực cửa biển Chu Mới thay đổi loài còng đá tím mới di cư nhiều đến vậy.
Những đụn cát nhỏ li ti - nơi trú ẩn của loài còng - trên bãi biển.
Cận cảnh các con còng đá màu tím hiếm gặp
Một con còng đá được người dân bắt.
Đại Dương
Theo Dantri
Lúng túng việc kê khai đối tượng thiệt hại do ô nhiễm biển miền Trung Việc kê khai cho các đối tượng bị thiệt hại ở sự cố biển miền Trung đã xảy ra chuyện khi cả chính quyền và người dân đều nói mình làm đúng. Sự việc xảy ra ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân "tố" bị loại khỏi danh sách đền bù Tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc,...