“Rừng dao” Tsingy, điểm du lịch mạo hiểm nhất thế giới
Việc vượt qua “Rừng dao” Tsingy ở đảo Madagascar vô cùng khó khăn và nguy hiểm.
“Rừng dao” Tsingy.
Rừng đá Tsingy hay còn được gọi là “rừng dao” là địa điểm nổi tiếng tại đảo Madagascar bởi những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có độ cao lên tới 50m.
Trong suốt quá trình kéo dài hàng triệu năm, những lớp vỏ sò và san hô bồi đắp đáy biển qua thời gian đã kết thành một khối đá vôi duy nhất. Sau đó khoảng 100 triệu năm, các chuyển động của trái đất đã đẩy những khối đá vôi khổng lồ khỏi mặt biển. Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng của Tsingy ngày nay.
Rừng đá Tsingy được chia thành hai khu vực, phía bắc và phía nam. Phía bắc là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng gần 531 km. Phần còn lại là Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha, rộng 666 km2, gần bờ biển phía tây của Madagascar.
Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng của Tsingy ngày nay.
Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1990 nhờ địa hình độc đáo cùng những khu rừng ngập mặn và các quần thể chim, vượn, cáo hoang dã cần được bảo tồn.
Rừng đá Tsingy được tạo nên bởi nhiều khối đá vôi sắc nhọn như những lưỡi dao chổng ngược, cao tới hơn 70 m, chĩa thẳng lên không trung. Không có quá nhiều cây cối cũng như động vật sống tại mê cung đá tưởng như vô tận này.
Rừng đá Tsingy rộng 150.000 ha hầu như chưa được ai biết đến cho đến những năm 1990 – khi nhà thám hiểm người Pháp Jean-Claude Dobrilla thành lập ra Hiệp hội Antsika giúp bảo tồn Malagasy và thu lợi nhuận từ tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
Video đang HOT
Không có quá nhiều cây cối cũng như động vật sống tại mê cung đá tưởng như vô tận này.
Với sự giúp đỡ của người dân địa phương, các thành viên của Hiệp hội Antsika đã xây dựng một hệ thống cầu treo, cáp, cầu thang và các mấu để có thể an toàn bám dây leo đi lên. Huấn luyện viên địa phương sẽ hướng dẫn du khách kỹ năng leo núi, bảo dưỡng thiết bị và kỹ năng an toàn. Sau 9 năm kể từ khi thành lập Antsika, rừng đá Tsingy đã trở thành một trong những điểm đến thú vị nhất Madagascar.
Rừng đá Tsingy đã trở thành một trong những điểm đến thú vị nhất Madagascar.
Vào khoảng 200 triệu năm trước, khu rừng từng chìm hoàn toàn trong nước biển và chỉ bị đẩy lên khi quá trình biến động địa chất diễn ra. Theo thời gian, những khối đá vôi bị mài mòn bởi mưa, gió, hình thành nên các ngọn đá sắc nhọn như bây giờ.
Những tháp đá vôi sắc như dao này có thể xuyên thủng đồ vật một cách dễ dàng. Điều này khiến việc vượt qua chúng trở nên vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Bởi vậy cũng không có quá nhiều khách du lịch tới đây để leo núi.
Vượt qua những dãy đá này vô cùng khó khăn và nguy hiểm.
Bên dưới những “lưỡi dao chọc trời” là hẻm núi, hang động ẩm ướt, cũng là nhà cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như vượn cáo. Chúng lợi dụng tháp đá như “đường cao tốc” khi muốn di chuyển giữa các cây ăn quả. Những ngọn đá cũng giúp loài này chạy trốn khỏi kẻ thù. Vì sống trong địa hình hiểm trở, chúng có những miếng đệm dày trên tay và chân để thích nghi với các đỉnh núi sắc nhọn.
Loài vượn cáo có nguy cơ tuyệt chủng.
Sự sống ở Tsingy được phân bố theo độ cao. Nếu như đỉnh tháp khô cằn, trơ trụi thì các hẻm núi bên dưới ẩm thấp, thiếu ánh sáng. Đây là chỗ trú ẩn lý tưởng của một số loài không xương sống và động vật lưỡng cư. Không gian các hẻm núi hẹp, chỉ đủ cho một người di chuyển. Các nhà khoa học nhận xét, đây là “nơi ẩn náu hoàn hảo”.
Hiện nhiều khu vực trong rừng Tsingy vẫn chưa có dấu chân người do địa hình quá hiểm trở. Khách du lịch nếu muốn khám phá rừng cần có kỹ năng và dụng cụ leo núi chuyên nghiệp để di chuyển.
Tập luyện như thế nào để trekking trọn vẹn?
Trekking là một hình thức du lịch mạo hiểm bằng việc đi bộ dài ngày ở những nơi hoang dã. Người trekking chỉ có phương tiện di chuyển duy nhất chính là đôi chân của mình.
Do đó, trước khi thực hiện một chuyến trekking chúng ta cần phải tập luyện để đảm bảo sức khoẻ có thể hoàn thành chuyến dã ngoại.
Nhắc đến du lịch mạo hiểm, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trekking. Mặc dù chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam nhưng loại hình du lịch này đã trở thành trào lưu của đông đảo giới trẻ hiện nay. Để có một chuyến đi thực sự thú vị, người tham gia cần chuẩn bị thể lực đi trekking một cách bài bản và kỹ lưỡng nhất.
Chuẩn bị thể lực tốt, chúng ta cần thực hiện việc luyện tập năm nhóm nội dung sau:
1. Luyện tập các nhóm cơ
Nếu bạn là người luyện tập thể dục hằng ngày, tập gym hay chạy bộ thì bạn có đủ khả năng để thực hiện chuyến đi của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không có thói quen tập thể dục thì hãy bắt đầu ngay bây giờ. Bạn hãy bắt đầu bằng việc khởi động các nhóm cơ, đặc biệt chú ý vào lưng và phần cơ thân dưới như là cơ đùi, cơ bắp chân.
Bạn có thể tập những bài Squat cho cơ đùi, cơ bắp chân tại nhà. Hoặc tập các loại máy đẩy đùi, máy tập đùi trước, đùi sau, tập hông,... tại phòng tập. Bên cạnh đó các bài tập lưng cũng rất quan trọng vì khi thực hiện chuyến trekking thì khối lượng hành lý bạn mang trên lưng cũng không nhỏ nên những bài tập lưng chắc chắc sẽ không thừa.
2. Luyện tập sự dẻo dai
Đối với hoạt động trekking, sự dẻo dai của phần cơ chân và hông được chú trọng luyện tập. Sự dẻo dai cho phép cơ bắp hoạt động ở điều kiện tốt nhất, tăng hiệu suất tập luyện, tránh chấn thương, căng cơ hay đau khớp.
Sự dẻo dai được cải thiện bằng cách kéo dãn cơ bắp trước và sau khi tập luyện, việc kéo dãn cơ bắp sau khi tập luyện giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ bắp sau tập luyện.
3. Luyện ý chí sức bền
Mặc dù hoạt động trekking mục đích thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng nhưng nó đòi hỏi thể chất, sức bền. Bạn nên luyện tập một số bài tập gợi ý như chạy bộ cự ly dài, leo cầu thang, bơi lội, bóng đá,...
Một chuyến trekking kéo dài cả ngày với khoảng phương tiện duy nhất là hai chân nên cần luyện tập phối hợp các nhóm cơ, sự dẻo dai và sức bền để có đủ thể lực cho chuyến đi. Bên cạnh đó ý chí là một yếu tố quan trọng quyết định những chuyến đi, phải xác định đã đi là phải đi cho tới, không bỏ cuộc giữa chừng, và hãy bắt đầu việc rèn luyện ý chí bằng cách đập luyện thường xuyên, không ngắt quãng.
4. Luyện tập với giày
Giày chật thì đau chân, giày rộng quá thì tất nhiên. Trong hoạt động trekking, một đôi giày phù hợp sẽ tốt hơn một đôi giày đẹp. Sau khi chọn được đôi giày phù hợp, việc tiếp theo bạn cần làm là thích nghi với nó.
Giày leo núi là đôi giày có phần đế cứng, mũi giày cũng tương đối cứng và đó có thể là mọt đôi giày cổ cao. Không ai dám đảm bảo sẽ thành công với nó ngay từ lần đi đầu tiên. Cách đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng giày trong di chuyển hằng ngày, dùng trong luyện tập hằng ngày.
5. Luyện tập với những hành trình nhỏ
Nếu bạn leo một ngọn núi nhỏ, hay thực hiện chuyến trekking ngắn 1-2 giờ đồng hồ thì bạn chỉ cần tập luyện vài ngày là đủ. Nhưng nếu hành trình của bạn là một dãy núi hùng vĩ hơn 3000m hay những hành trình dài vài ngày thì bạn nên làm quen tập với những hành trình, những ngọn núi nhỏ hơn.
Tác dụng của việc này là mang đến cho bạn những chuyến đi nhẹ nhàng nhưng không kém phần trải nghiệm, vừa chuẩn bị tốt thể lực cho chuyến đi "hoành tráng" phía sau. Tất nhiên là việc tập dợt này không nên thực hiện quá gần với chuyến đi chính vì cơ thể cần có thời gian để hồi phục.
Ông bố cùng con 22 tháng trekking hang ở Hải Phòng, xúc động và tự hào lắm khi con không bỏ cuộc Cậu bé Táo chưa đầy 2 tuổi cùng bố trải nghiệm chuyến đi khám phá hang động hoang sơ tại đảo Cát Bà, Hải Phòng. Với đam mê du lịch mạo hiểm, mới đây ông bố nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lê Cao Hải (thường gọi là HaiLeCao) đã có chuyến trekking đến Hang Thủng, tại đảo Cát Bà, Hải Phòng. Đặc biệt,...