Rừng cây ở Hà Giang vào top 6 khu rừng đẹp nhất
Rừng cây hồ Noong (Việt Nam), khu rừng dưới hồ Kaindy (Kazakhstan), rừng cây hồ Bezid (Romania)… là những địa điểm có khung cảnh đẹp lung linh.
Cây cối thường mọc trên mặt đất và vươn lên phát triển dưới ánh sáng mặt trời. Thế nhưng cũng có không ít rừng cây sinh sôi tươi tốt ngay cả bên dưới mặt hồ. Cùng ghé thăm các khu rừng “bồng bềnh” trên mặt nước độc đáo này.
1. Rừng cây hồ Noong, Việt Nam
Hồ Noong cách thành phố Hà Giang chừng 17 km, được ví như “con mắt của rừng”. Với diện tích mặt nước rộng khoảng 20 ha, nằm giữa cánh rừng nguyên sinh rộng gần 100 ha bao quanh, rừng “bồng bềnh” giữa hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ đến kỳ thú.
Cùng với thiên nhiên hoang sơ, nước hồ mênh mông chạy dài, ôm gọn lấy chân ngọn núi Noong với những gốc cây xanh tốt và gốc cây khô mọc lên từ trong lòng hồ.
Hồ Noong có hai mùa, tạo cho du khách có hai cảm giác khác biệt. Vào mùa mưa (tháng 4 – tháng 10), nước hồ lên cao, du khách có thể cùng dân địa phương ngao du trên bè hay chiếc thuyền độc mộc lênh đênh khắp lòng hồ. Vào mùa khô (tháng 10 – tháng 4 năm sau), khi nước cạn, người dân nơi đây tận dụng phần đất khô quanh bờ hồ để trồng ngô, lạc, đậu, bí, dưa… còn phần đất phía dưới trồng rau xanh.
2. Khu rừng dưới hồ Kaindy, Kazakhstan
Rừng chìm hồ Kaindy thuộc đất nước Kazakhstan là một trong những dạng rừng chìm độc đáo nhất thế giới. Được hình thành sau trận động đất vào năm 1911, hồ Kaindy dài 400m, cao trên 2.000m so với mặt nước biển, độ sâu có chỗ đạt gần 30m.
Nổi tiếng với phong cảnh yên bình và đẹp như tranh vẽ, nhưng điểm đặc biệt ấn tượng ở hồ Kaindy là khu vực rừng ngập nước với những thân cây linh sam nhô lên như những ngọn giáo từ lòng hồ trong suốt. Nhìn từ xa, khu rừng chìm này như những ngọn giáo “đâm tua tủa” lên trời. Nước hồ xanh ngắt và trong suốt, có thể nhìn tận xuống dưới đáy.
Vào mùa đông, toàn bộ bề mặt hồ Kaindy bị đóng băng nhưng điều đó không ngăn cản được sự phát triển kiên cường của rừng cây nơi đây, nhưng đôi khi người ta buộc phải đập tan băng cho cây cối trong hồ không bị chết ngạt.
Video đang HOT
Nếu đến hồ Kaindy vào mùa hè, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên độc đáo, sự hòa quyện giữa màu xanh lá ấm áp của rừng cây và màu ngọc bích của trời. Không chỉ thu hút du khách tới thưởng ngoạn, hồ Kaindy còn là địa điểm lý tưởng cho những ai đam mê môn lặn và khám phá khu rừng ngập nước.
3. Rừng cây hồ Bezid, Romania
Tọa lạc tại vùng Transylvania, Romania, lòng hồ Bezid tồn tại những gốc cây mềm mại nhô lên từ mặt nước trông như các bàn tay khô héo, vừa mang vẻ lạnh lẽo nhưng cũng không kém phần đẹp tự nhiên.
Hồ Bezid là một hồ nước nhân tạo, được hình thành ngay sau khi toàn bộ ngôi làng Bezid bị lũ nhấn chìm. Tất cả nhà cửa bị vùi xuống đáy hồ, chỉ có nhà thờ địa phương, cây cối là còn hiện hữu trong hồ nước, nhô mình lên trên mặt nước.
Toàn bộ cư dân tại làng Bezid đã sơ tán đi nơi khác sau khi nhà cửa của họ bị nhấn chìm. Giờ đây, những thân cây sần sùi nhô lên khỏi mặt nước hồ trông xa như bàn tay của một thực thể huyền bí nào đó.
4. Rừng cây hồ Periyar, Ấn Độ
Hồ Periyar là một quần thể rừng chìm với hầu hết các gốc cây đã bị thối rữa nhô cao trên mặt nước hồ. Hồ Periyar còn là một bể chứa nước nhân tạo, được hình thành vào năm 1895 khi người ta tiến hành xây dựng con đập Mullaperiyar.
Dọc theo ven hồ là những khu vực đầm lầy với đồng cỏ cao. Đây là một trong những môi trường sống của các loài động vật hoang dã. Nhiều người nói rằng, trước đây, hồ Periyar là một khu rừng sống sinh động. Những thân cây chết chóc hiện tại là minh chứng hùng hồn nhất cho sự hủy hoại môi trường sống của con người.
5. Rừng cây hồ Volta, Ghana
Hồ Volta là bể chứa nước lớn nhất trên bề mặt Trái đất, chiếm 1/4 trữ lượng nước ngọt trên thế giới. Hồ nước này nằm trong lòng Ghana, với diện tích bề mặt lên đến 8.502 km2.
Hồ được hình thành bởi đập thủy điện Akosomba (bắt đầu được xây dựng năm 1961, khánh thành vào năm 1965), cung cấp nguồn điện năng đáng kể cho Ghana và nước láng giềng. Sự hình thành của hồ Volta đã khiến 78.000 người buộc phải tái định cư đến nơi ở mới, 200.000 động vật phải di chuyển, khoảng 120 tòa nhà và vô số ngôi nhà nhỏ đã bị phá hủy.
Nước hồ Volta ấm áp quanh năm, tạo điều kiện cho các loài cá sinh sôi đồng thời hình thành nên các cộng đồng ngư nghiệp trù phú.
Không những thế, hồ Volta hiện được xem như là môi trường tài nguyên quý báu của những người khai thác gỗ. Những loại gỗ cứng nhiệt đới này sau một thời gian ở trong tình trạng thiếu oxy trở thành loại gỗ có giá trị cao. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ này sẽ làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các loài cá trong hồ.
6. Rừng cây hồ Caddo, Texas
Nằm ở ranh giới giữa hai bang Texas và Louisiana, Hoa Kỳ, khu rừng ngập mặn trên hồ Caddo rộng khoảng 103 km2 đem lại cho du khách một cảm nhận mới lạ.
Khác với những vùng hồ chết chóc nổi trên mặt nước, Caddo thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan bởi những tán cây khổng lồ tuyệt đẹp rủ trên mặt nước, khiến cả vùng hồ mang một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những tán cây bách xanh tươi vẫn đang xòe rộng dưới làn nước hồ. Loại cây này phát triển mạnh trong môi trường sống ẩm ướt, đầm lầy, ngập nước, một số cá thể có thể sống hơn 1.000 năm.
Theo 24h
Choáng ngợp ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Philippines
Ruộng bậc thang Banaue ở Philippines là minh chứng cho sự hòa hợp của con người với thiên nhiên.
Khoảng 2.000 năm trước đây, khu vực núi non ở tỉnh Ifugao, Philippines đã được những người thổ dân nơi này canh tác và kỳ công "đẽo gọt", để tạo nên những ruộng bậc thang khổng lồ, có chiều cao hàng nghìn mét.
Những thửa ruộng này được rất nhiều người ca tụng là kỳ quan thứ 8 của thế giới bởi mức độ đồ sộ, thể hiện kỹ thuật điêu luyện của người xưa.
Những ruộng bậc thang ở Ifugao được xây dựng theo hình dáng của núi non nơi đây, mang một vẻ đẹp hòa hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và bàn tay con người. Rất nhiều thế hệ các bộ lạc ở Ifugao đã canh tác, gắn liền với đất đai nơi đây.
Tổ tiên của những người dân bộ lạc Ifugao ban đầu đã sử dụng đá và bùn để xây dựng nên những công trình này với đầy đủ phần ruộng canh tác và hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi trong khu rừng. Tất cả các công trình khiến những kỹ sư ngày nay cũng phải ngại đều được người dân Ifugao làm thủ công từng giai đoạn.
Khu ruộng bậc thang nổi tiếng nhất của người Ifugao là ruộng bậc thang Banaue, đã đươc UNESCO công nhận là di sản thế giới. Quy mô của ruộng bậc thang này rất đáng kinh ngạc. Những bậc thang này leo lên tới chiều cao 1.500 mét và chiều dài tới tận 10.360 km, một con số thể hiện sức lao động đáng ngưỡng mộ của người xưa.
Dần dần, từ những thửa ruộng chỉ gắn liền với công việc đồng áng, vụ mùa, những bậc thang khổng lồ này đã đóng vai trò quan trọng cả trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Ifugao, gắn liền với nhiều lễ hội quan trọng.
Để tới tham quan ruộng bậc thang Banaue, du khách có thể bắt xe bus hoặc mua tour từ thủ đô Manila. Mỗi hành trình như vậy kéo dài 11 giờ. Nhưng bù lại sự mệt mỏi trên chặng đường dài, những gì du khách được chiêm ngưỡng là không gì sánh bằng.
Đi dạo trên các ruộng bậc thang này là hoạt động thú vị nhất. Tuy nhiên, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các hướng dẫn viên để tìm đường đi nhanh nhất, vì mỗi thửa ruộng này có thể cách nhau tới 10 mét. Dọc đường đi, bạn cũng có thể ghé qua các khu làng Batad và Bangaan, nằm ngay giữa các ruộng lúa bậc thang xanh ngắt.
Hiện nay, do sự sói mòn của đất cũng như việc các thanh niên trong làng bỏ vùng quê lên thành phố, tới 25 phần trăm đất ở Ifugao đã bị bỏ hoang, đặt những người làm trong ngành du lịch Philippines trước nguy cơ suy tàn của di tích UNESCO nghìn năm tuổi này. Nhiều nỗ lực đã được xúc tiến để giữ gìn, bảo tồn kỳ quan khổng lồ này.
Theo 24h
Rùng mình trên cây cầu treo cao nhất châu Âu Sau khi khánh thành, cây cầu Titlis Cliff Walk đã được công nhận là cầu treo cao nhất châu Âu. Nằm ở Engelberg, nơi được mệnh danh là "thành phố thiên thần" ở miền Trung Thụy Sỹ, cây cầu treo Titlis Cliff Walk trên đỉnh núi Titlis quanh năm tuyết phủ là một trong những công trình vừa ấn tượng vừa đáng sợ...