Rủi ro từ việc thế chấp tài khoản Icloud
Muốn vay tiền, chỉ cần cung cấp tài khoản iCloud của iPhone là sẽ được giải ngân. Thủ tục nhanh, gọn này đã khiến không ít người sẵn sàng thế chấp tài khoản iCloud.
Nhưng, chưa kịp mừng vì được giải ngân ngay và luôn thì sau đó người vay đã vướng phải rất nhiều hệ lụy khó lường như: Lãi suất quá cao, trả hết tiền vay vẫn chưa thoát nợ. Không những thế còn có nguy cơ đánh mất thông tin cá nhân.
Lãi suất lên tới hơn 600%/năm
Vừa qua, vào ngày 7/7, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 13 đối tượng về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Với hình thức yêu cầu người vay tiền chỉ cần thế chấp điện thoại iPhone thông qua cung cấp tài khoản iCloud, 13 đối tượng này đã cho hơn 30.000 lượt người trong cả nước vay, giải ngân khoảng 70 tỷ đồng.
Theo cơ quan chức năng, qua công tác nắm tình hình địa bàn và trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện một đường dây tín dụng đen bằng thủ đoạn thế chấp điện thoại iPhone thông qua tài khoản iCloud.
Các đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi qua tài khoản iCloud (bên phải) bị Công an tỉnh Lào Cai bắt giữ.
Cụ thể, nhóm đối tượng yêu cầu người vay thoát tài khoản iCloud của bản thân rồi đăng nhập tài khoản iCloud do đối tượng cung cấp để đối tượng quản lý thông tin và máy điện thoại của người vay. Người vay tiền có thể vay được từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy thuộc vào giá trị của điện thoại iPhone.
Các đối tượng cầm đầu nhóm cho vay tiền trong đường dây này là Đỗ Thành Tôn (sinh năm 2000), ở xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình; Vũ Văn Phong (sinh năm 2004) ở xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương; Đào Văn Thái (sinh năm 1993) ở xã Vụ Bản, huyện Đan Hùng, tỉnh Phú Thọ; Nguyễn Ngọc Linh (sinh năm 1992), ở xã Phú Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Các đối tượng yêu cầu người vay thoát tài khoản iCloud của bản thân và đăng nhập tài khoản iCloud do đối tượng cung cấp để quản lý thông tin và máy điện thoại của người vay. Nếu người vay không trả tiền, các đối tượng sẽ khóa tài khoản iCloud và người vay sẽ không sử dụng được điện thoại của mình.
Điều đáng chú ý là mức lãi suất mà các đối tượng cho vay cao từ hơn 300% đến hơn 600%/năm, cao gấp 15 đến 31 lần mức lãi cao nhất được phép trong giao dịch dân sự. Theo Công an tỉnh Bắc Giang, các đối tượng trong đường dây này có sự phân công vai trò, nhiệm vụ rõ ràng: đối tượng tổ chức cầm đầu, cung cấp tiền và hệ thống thiết bị; đối tượng quản lý nhóm, trực tiếp quản lý nhân viên, thẩm định khách hàng và giải ngân khoản vay; đối tượng hỗ trợ kỹ thuật liên lạc với cộng tác viên, thẩm định khách hàng, hướng dẫn cài đặt máy, quản lý việc nhắc nợ, đòi nợ, thu nợ; đối tượng cộng tác viên đăng bài quảng cáo cho vay trên mạng xã hội, tìm kiếm người vay và thu thập thông tin người vay.
Với hình thức và thủ đoạn này, người vay tiền có thể vay từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy thuộc vào đời của điện thoại iPhone. Đời điện thoại càng mới thì số tiền vay được càng nhiều. Người vay phải cung cấp hình ảnh thẻ căn cước công dân, ảnh chân dung, số điện thoại, danh bạ, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, địa chỉ nơi làm việc, nơi ở hiện tại, họ tên bố, mẹ, vợ, chồng, tên Facebook của người thân, số tài khoản ngân hàng… Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2023, Công an tỉnh Lào Cai chủ trì phối hợp với các cục nghiệp vụ Bộ Công an triệt phá đường dây cho vay lãi nặng xuyên quốc gia bằng hình thức cho vay qua tài khoản iCloud trên điện thoại di động.
Cụ thể, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình trên không gian mạng, Công an tỉnh Lào Cai phát hiện nhiều nhóm, tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook ở các tỉnh, thành phố thường xuyên đăng bài quảng cáo vay tiền qua tài khoản iCloud trên điện thoại di động. Quá trình xác minh xác định đây là đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự với phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, quy mô lớn, hoạt động ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… nên đích thân đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo xác lập chuyên án để huy động lực lượng, phương tiện tập trung triển khai các biện pháp nghiệp vụ xác minh, điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Qua xác minh, ban chuyên án xác định rõ 3 nhóm đối tượng (tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) cầm đầu, điều hành toàn bộ đường dây tội phạm và xác định hàng trăm cộng tác viên, “chân rết” thực hiện nhiệm vụ quảng cáo, tìm kiếm người vay, trong đó đã làm rõ 160 đối tượng. Khi giới thiệu vay tiền thành công, các đối tượng cộng tác viên được hưởng hoa hồng từ 15% đến 20% số tiền vay.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, ngày 14/12/2023, Công an tỉnh Lào Cai chủ trì phối hợp với các cục nghiệp vụ Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh thành lập 5 tổ công tác tổ chức đồng loạt khám xét 6 địa điểm, bắt giữ 41 đối tượng, bảo đảm tuyệt đối an toàn (trong đó, 1 đối tượng tại thành phố Lào Cai, 14 đối tượng tại Hà Nội, 22 đối tượng tại Đà Nẵng, 4 đối tượng tại thành phố Hồ Chí Minh). Vật chứng thu giữ gồm 42 máy tính, 65 điện thoại di động, 2 xe ô tô và nhiều công cụ, phương tiện khác; tiến hành phong tỏa 23 tài khoản ngân hàng liên quan đến hoạt động phạm tội của các đối tượng.
Qua đấu tranh bước đầu, các đối tượng đã khai nhận mọi hành vi phạm tội của mình. Cơ quan điều tra đã làm rõ số tiền các đối tượng sử dụng để cho vay lãi nặng khoảng 400 tỷ đồng với khoảng 100.000 lượt người vay trên khắp cả nước, mức lãi suất cao nhất là 9.700 đồng/1 triệu/ngày (tương đương 349,8%/năm). Số tiền các đối tượng thu lợi bất chính khoảng 120 tỷ đồng.
Tin nhắn mời gọi của các đối tượng cho vay nặng lãi qua iCloud.
Nên tránh các dịch vụ vay lãi trên mạng xã hội
Cho vay qua iCloud dù đã xuất hiện khoảng 4 năm nay nhưng trên mạng xã hội vẫn xuất hiện rất nhiều đối tượng quảng cáo dịch vụ này. Chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa “cho vay tiền qua iCloud” sẽ cho ra một loạt kết quả. Các hội nhóm, trang cá nhân quảng cáo rầm rộ dịch vụ này.
Theo lời quảng cáo của các đối tượng cho vay thì một lần vay qua iCloud có thể vay được từ 3 đến 20 triệu. “Vay tiếp các lần sau thì được giảm lãi, máy vẫn sử dụng bình thường, hỗ trợ tư vấn 24/7, không thu phí hồ sơ, không thẩm định người thân, thủ tục nhanh chóng chỉ từ 10 đến 15 phút, cam kết không để lộ thông tin cá nhân khách hàng”, một nick M.H quảng cáo trong một hội nhóm gần 30 nghìn thành viên.
Là nạn nhân của việc vay tiền qua iCloud, anh Quang H. (Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải ngậm ngùi chấp nhận việc mất tài khoản iCloud lưu trữ rất nhiều danh bạ, thông tin cá nhân, hình ảnh, clip chỉ vì trót vay vài triệu đồng qua iCloud. Vì có việc gấp, cần số tiền 10 triệu đồng nên anh liên hệ với một tài khoản Facebook quảng cáo trên hội nhóm cho vay tiền qua iCloud. Sau khi cung cấp tài khoản iCloud cho người vay thì điện thoại của anh mất luôn tài khoản iCloud. Nhiều số điện thoại, email công việc, hay nội dung công việc quan trọng anh đều không thể lấy lại.
Còn chị Hồng T (Ba Đình, Hà Nội) cho biết chị cũng đã từng vay 10 triệu đồng với mức lãi 150.000 đồng/ngày, nếu trả không đúng hạn, chậm trễ sẽ bị phạt gấp 2 lần hoặc không đóng tiền đúng hạn sẽ bị bên cho vay khóa máy và liên tục làm phiền người thân vì các đối tượng có sẵn danh bạ trong iCloud. Để không bị khóa máy, chị buộc phải đi vay mượn bên ngoài để trả cả gốc cả lãi.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tùy từng loại máy, đời máy mà mức vay tiền khác nhau. Ví dụ iPhone XSmax, iPhone 11 vay được 2-3 triệu đồng. iPhone 11 pro, promax vay được 3-4 triệu đồng. iPhone 12, iPhone 12 pro, promax vay được 4-6,5 triệu đồng… Đời máy càng cao thì vay được càng nhiều. Cao nhất như iPhone 15, 15 pro, promax vay được 13-20 triệu đồng.
Không chỉ quảng cáo thủ tục nhanh chóng, gọn nhẹ, các đối tượng còn liên tục tuyển cộng tác viên với những lời hứa hẹn 12-17% và thưởng nếu được doanh số cao. Không ít người trẻ đã vay tiền bằng iCloud vì tin vào những ưu điểm mà bên cho vay quảng cáo, như thủ tục đăng ký vay dễ dàng, không phải thế chấp tài sản, không cần người bảo lãnh, xét duyệt và giải ngân nhanh chóng… Tuy nhiên, trên thực tế, việc vay tiền qua iCloud tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Không ít người đã trở thành nạn nhân của những đối tượng lừa đảo ẩn danh bằng hình thức là người cho vay qua iCloud.
Việc vay tiền bằng iCloud không chỉ tiềm ẩn rủi ro về mất giá trị hiện vật mà còn có nguy cơ cao về rò rỉ dữ liệu riêng tư. Khi chấp nhận đăng nhập iCloud của người khác vào máy, người vay đã trao cho người khác quyền truy cập vào hầu như toàn bộ dữ liệu trong điện thoại như kho ảnh, email, danh bạ, tài liệu, vị trí,…
Một khi nhập iCloud vào máy, sẽ bị chiếm quyền kiểm soát điện thoại. Nếu cố gắng đăng xuất nhiều lần, các đối tượng sẽ khóa luôn iCloud của người vay. Người cho vay lúc này trở thành “chủ nhân” của chiếc iPhone, có thể tìm ra vị trí chính xác của người vay và buộc họ phải trả tiền mới mở lại tài khoản và cung cấp mật khẩu. Có trường hợp các đối tượng không chuyển khoản tiền nào vào tài khoản sau khi người vay nhập iCloud, mà chuyển sang phương án đòi tiền chuộc hoặc không trả lại quyền kiểm soát iPhone dù người vay đã trả đủ tiền.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin khuyến nghị, người dân không nên sử dụng các dịch vụ vay tiền qua mạng nói chung và vay tiền bằng iCloud nói riêng; không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức; lựa chọn các tổ chức tài chính, ngân hàng uy tín để vay tiền, không tìm đến các dịch vụ trên mạng xã hội. Ngoài ra, người dân cũng cần cài đặt bảo mật 2 lớp để mọi thao tác cài đặt iPhone, iPad đều phải thông báo qua số điện thoại cá nhân.
Các đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi trên không gian mạng qua hình thức iCloud vừa bị triệt phá.
Chia sẻ về vấn đề này luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, vay tiền qua iCloud là chiêu trò cho vay nặng lãi “công nghệ cao” xuất hiện trên thị trường từ năm 2020
“Không chỉ người vay phải chịu lãi suất cao, còn có những rủi ro về lộ hình ảnh và thông tin cá nhân. Khi chấp nhận đăng nhập iCloud của người khác vào máy, người vay đã trao cho người khác quyền truy cập vào hầu như toàn bộ dữ liệu trong điện thoại như kho ảnh, email, danh bạ, tài liệu, vị trí”, luật sư Tuấn cho biết thêm.
Theo luật sư Tuấn, hình thức tính lãi như vậy là vi phạm pháp luật. Các đối tượng này thường lợi dụng nhu cầu vay tiền của người dân để thu lợi bất chính. Đặc biệt, người cho vay lúc này trở thành “chủ nhân” của chiếc iPhone, có thể tìm ra vị trí chính xác của người vay và buộc họ phải trả tiền mới mở lại tài khoản và cung cấp mật khẩu. Có trường hợp các đối tượng không chuyển khoản tiền nào vào tài khoản sau khi người vay nhập iCloud, mà chuyển sang phương án đòi tiền chuộc hoặc không trả lại quyền kiểm soát iPhone dù người vay đã trả đủ tiền.
“Để tránh sập bẫy kẻ lừa đảo, người dân không nên vay tiền qua dịch vụ trên mạng nói chung và qua tài khoản iCloud nói riêng. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào”, luật sư Tuấn nhấn mạnh.
Phá đường dây cho vay nặng lãi bằng tài khoản iCloud
Các đối tượng yêu cầu người vay thoát tài khoản iCloud của mình rồi đăng nhập tài khoản iCloud do chúng cung cấp để dễ quản lý thông tin và máy điện thoại của người vay.
Ngày 7/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bắc Giang (Bắc Giang) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 13 đối tượng về hành vi cho vay nặng lãi trên mạng.
Các đối tượng cầm đầu các nhóm cho vay tiền là Đỗ Thành Tôn (SN 2000, ở xã Đông Sơn, TP Tam Điệp, Ninh Bình); Vũ Văn Phong (SN 2004, ở xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện, Hải Dương); Đào Văn Thái (SN 1993, ở xã Vụ Bản, huyện Đan Hùng, Phú Thọ); Nguyễn Ngọc Linh (SN 1992, ở xã Phú Lộc, huyện Nho Quan, Ninh Bình).
Các đối tượng tại cơ quan công an.
Các đối tượng yêu cầu người vay thoát tài khoản iCloud của bản thân rồi đăng nhập tài khoản iCloud do chúng cung cấp để dễ bề quản lý thông tin và máy điện thoại của người vay.
Trường hợp người vay không trả tiền thì đối tượng sẽ khóa tài khoản iCloud và người vay sẽ không sử dụng được điện thoại của mình.
Ở hình thức này, người vay ngồi ở nhà có thể vay được tiền. Mức lãi suất mà các đối tượng cho vay rất cao, từ 319% đến 629%/năm; cao gấp 15,9 đến 31,4 lần mức cao nhất được phép trong giao dịch dân sự.
Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, có hơn 30.000 lượt người trong cả nước đã vay của nhóm đối tượng trong đường dây này với số tiền giải ngân khoảng 70 tỷ đồng.
Đại tá Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an TP Bắc Giang xác lập chuyên án đấu tranh.
Cơ quan chức năng đã xem xét khẩn cấp 3 địa điểm gồm: Một căn hộ chung cư ở tòa CT10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy (Hà Nội); căn hộ chung cư tòa CT10C, Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) và tại thôn 3, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình).
Tại những nơi này, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều thiết bị, đồ vật, tài liệu liên quan gồm: 4 bộ máy vi tính, 158 điện thoại iPhone các loại, 5 thiết bị phát sóng Internet và nhiều đồ vật, tài liệu khác có liên quan.
Bước đầu, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bắc Giang xác định, đây là một đường dây hoạt động "tín dụng đen" cho vay lãi nặng trên không gian mạng có tổ chức, quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, với sự phân công vai trò, nhiệm vụ rõ ràng.
Đối tượng quản lý nhóm, trực tiếp quản lý nhân viên, thẩm định khách hàng và giải ngân khoản vay được nhận lương khoảng 12 triệu đồng/tháng.
Đối tượng hỗ trợ kỹ thuật thực hiện việc liên lạc với đối tượng cộng tác viên, thẩm định khách hàng, hướng dẫn cài đặt máy, quản lý việc nhắc nợ, đòi nợ, thu nợ, nhận lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Cộng tác viên thực hiện việc đăng bài quảng cáo cho vay trên nền tảng mạng xã hội, tìm kiếm người vay, thu thập thông tin người vay, được hưởng lợi nhuận từ 25 đến 30% khoản vay khi giao dịch thành công.
Để được vay tiền, người vay phải cung cấp hình ảnh thẻ căn cước công dân, ảnh chân dung, số điện thoại, danh bạ, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, địa chỉ nơi làm việc, nơi ở hiện tại, họ tên bố, mẹ, vợ, chồng, tên Facebook của người thân, số tài khoản ngân hàng và phải thoát khỏi tài khoản iCloud cá nhân rồi đăng nhập tài khoản iCloud theo chỉ định của đối tượng trên điện thoại của bản thân.
Hằng ngày, người vay phải trả tiền gốc và lãi bằng cách chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng cho các đối tượng chỉ định.
Nếu người vay không trả tiền đúng theo định mức và thời gian quy định, các đối tượng sẽ khóa điện thoại.
Thiếu tá Chu Văn Hiệu, Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: "Việc người dân vay tiền qua tài khoản iCloud tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người vay có nguy cơ cao bị thu thập dữ liệu, thông tin cá nhân. Việc thế chấp vay qua tài khoản iCloud cũng đồng nghĩa với việc người vay đã trao quyền truy cập vào điện thoại của mình. Khi người vay không trả tiền sẽ bị đối tượng nhắc nợ, đòi nợ; gọi điện, nhắn tin làm phiền người thân, bị khóa điện thoại iPhone...".
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bắc Giang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Con dâu "hack" iCloud của mẹ chồng, lấy trộm 469 triệu để tiêu xài Sau khi lấy được tài khoản của mẹ chồng, Vân Anh đã thực hiện giao dịch chuyển tiền sang tài khoản khác rồi rút dần để tiêu xài. Thông tin từ Công an Hà Nội cho biết, Công an quận Ba Đình đã tạm giữ hình sự đối tượng Trương Vân Anh (sinh năm 1989; thường trú tại Bạch Đằng, Hai Bà Trưng,...