Rủi ro Nhà nước bị “móc túi” hàng nghìn tỷ đồng qua cổ phần hóa
Những vi phạm trong xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa được chỉ ra cho thấy, Nhà nước đối mặt với rủi ro bị “móc túi” tới hàng nghìn tỷ đồng.
Hàng nghìn tỷ đồng trước nguy cơ bị… “hô biến”
Lâu nay, không ít điều tiếng liên quan đến mối ngờ các doanh nghiệp cổ phần hóa nắm trong tay nhiều khu đất vàng và tài sản có giá trị lớn, nhưng được định giá rẻ đến khó tin. Mối ngờ này phần nào được làm sáng tỏ qua kết quả thanh tra, kiểm toán.
Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư Chứng khoán tại cuộc họp báo về Đại hội tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 vừa diễn ra, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa đã thuê kiểm toán độc lập vào kiểm toán.
Tuy nhiên, sau khi Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán đã phát hiện ra nhiều sai phạm. Trong đó, đáng nói là tình trạng làm giảm giá trị doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến lợi ích của Nhà nước.
“Trong năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa tăng 9.638,7 tỷ đồng, riêng qua kiểm toán toàn diện kết quả tư vấn định giá, xử lý các vấn đề tài chính tại 7 doanh nghiệp đã xác định tăng thêm 9.140,1 tỷ đồng…”, ông Phớc cho hay.
Tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, giá trị thực tế vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp đã tăng lên sau khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc là: Công ty mẹ – Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ với số tiền tăng thêm là 72,8 tỷ đồng;
Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: 1.801,5 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: 449,5 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Phát điện 2: 514,1 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Bình Dương: 211 tỷ đồng…
Đánh giá của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán cho thấy, cơ bản các doanh nghiệp được cổ phần hóa và đơn vị tư vấn đã thực hiện kiểm kê tài sản, nguồn vốn, xử lý các vấn đề tài chính và định giá doanh nghiệp theo quy định, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, đặc biệt là những sai sót trong xác định chi phí thương hiệu, lợi thế kinh doanh, giá trị các khoản đầu tư tài chính, quyền sử dụng đất…
Liên quan đến những sai phạm của đơn vị kiểm toán, thẩm định giá, mới đây, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty Cảng Quy Nhơn.
Cụ thể, theo Thông báo 1569/TB-TTCP ngày 17/9/2018 của Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn thuế ATC (ATC) áp dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định chất lượng còn lại của 3 cầu cảng;
Không thu thập tài liệu có liên quan để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng kỹ thuật thực tế của cầu cảng so với các cầu cảng đầu tư xây dựng mới trong thời gian thực hiện định giá là không đúng quy định tại Điều 18, Thông tư 202/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP…
ATC khi thẩm định giá để chuyển nhượng 26,01% cổ phần của Công ty Cảng Quy Nhơn và Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA) khi thẩm định giá để chuyển nhượng 49% cổ phần của công ty này đã đưa ra các công thức tính chưa được quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn thẩm định giá;
Không thực hiện đầy đủ các nội dung khảo sát thực tế tại Cảng Quy Nhơn… Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm chính đối với những vi phạm này thuộc về ATC, CPA và các thẩm định viên.
Video đang HOT
Cần chế tài mạnh
Nhằm chấn chỉnh vi phạm trong thẩm định giá doanh nghiệp cổ phần hóa, ông Hồ Đức Phớc cho biết, trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã trao đổi với các công ty kiểm toán độc lập, đồng thời lưu ý họ cần khách quan, chuẩn mực trong xác định giá trị doanh nghiệp vì lợi ích của đất nước, chứ không thể đơn thuần chạy theo lợi ích của công ty kiểm toán là thực hiện thẩm định giá theo hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung, kiểm toán doanh nghiệp cổ phần hóa nói riêng, ông Phớc cho hay, Kiểm toán Nhà nước đang xây dựng phần mềm kiểm toán doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, đồng thời kết nối dữ liệu với các bộ, ngành…
Ý kiến từ giới chuyên gia cho rằng, với tư cách là đơn vị cấp phép, quản lý nhà nước về hoạt động của các công ty kiểm toán, công ty thẩm định giá, Bộ Tài chính cần quyết liệt vào cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị thẩm định giá, cũng như thẩm định viên khi sai phạm về định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa bị phanh phui, chẳng hạn như vụ việc tại Cảng Quy Nhơn nêu trên.
Cùng với đó, cần bổ sung chế tài theo hướng tăng nặng đối với các vi phạm về xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thậm chí cấm các đơn vị cung cấp dịch vụ định giá, thẩm định viên vi phạm hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định, bên cạnh phạt tiền.
Nhiệm vụ kiểm toán kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa được quy định tại Điều 27, Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100 vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Theo đó, trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được các tổ chức tư vấn thực hiện và ý kiến đề nghị của cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi quyết định công bố giá trị đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác); các công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Tân Văn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thoái vốn, cổ phần hóa đang ngày một khó hơn
Nhiều quy định mới trong các văn bản được ban hành gần đây trong con mắt của giới luật sư và nhà đầu tư nước ngoài đang khiến cho tiến trình thoái vốn, cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn...
Khó kiếm nhà đầu tư chiến lược
Tại Hội thảo "Doanh nghiệp cần làm gì để thu hút các nhà đầu tư chiến lược thông qua giao dịch M&A" do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức cuối tuần qua, luật sư Sung Mee Hong, thành viên phụ trách nghiệp vụ M&A - Công ty Luật Lee & Ko (Hàn Quốc) nhận xét:
Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn thành công ty cổ phần, khoản ký quỹ mà nhà đầu tư chiến lược được yêu cầu thực hiện tăng từ 10% lên 20% tổng giá trị cổ phần được đăng ký theo quy định cổ phần hóa là quá cao so với hầu hết các giao dịch M&A quốc tế.
Theo quy định, nếu có từ 2 nhà đầu tư chiến lược trở lên và họ đăng ký mua số lượng cổ phần lớn hơn số lượng được đề xuất bán cho nhà đầu tư chiến lược trong kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt, thì việc bán cổ phần sẽ được thực hiện thông qua đấu giá trên sở giao dịch chứng khoán.
Điều này, theo luật sư Sung Mee Hong, sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư chiến lược trong việc đàm phán các quyền lợi và sẽ không có quy trình thẩm định, gây cản trở các nhà đầu tư tiềm năng khi họ xem xét tham gia vào quy trình đấu thầu.
Cũng theo Nghị định 126/2017, chỉ có doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ (sau cổ phần hóa) mới được quyền chào bán cổ phiếu của mình cho các nhà đầu tư chiến lược và ít nhất 20% số cổ phần trong 1 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa phải được bán thông qua hình thức công khai; 1 nhà đầu tư chiến lược không được nắm giữ hơn 30%.
"Đây là tỷ lệ cổ phần quá thấp. Hầu hết các nhà đầu tư chiến lược của Hàn Quốc, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược hoạt động cùng ngành đều mong muốn có được quyền cổ đông đa số", luật sư Sung Mee Hong nói và bình luận thêm:
"Nghị định 126/2017 dường như loại trừ khả năng đầu tư của các nhà đầu tư tài chính khi đặt ra yêu cầu nhà đầu tư chiến lược phải có lợi nhuận trong ít nhất 2 năm và phải có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp...".
Ông Vũ Quang Thịnh, Tổng giám đốc Dynam Capital cho biết, để thực hiện một thương vụ M&A, chi phí là rất đắt, phải mất hàng trăm ngàn USD để thuê luật sư, kiểm toán, mức phí thuê tư vấn M&A từ 2-8% giá trị thương vụ...
"Vì vậy, giá thực tế để mua 1 cổ phần là không hề rẻ, nên không dễ dàng để các nhà đầu tư nước ngoài ra quyết định 'chốt' một thương vụ. Thông thường, họ phải rà soát, trao đổi, thẩm định doanh nghiệp vô cùng kỹ lưỡng", ông Thịnh nói.
Doanh nghiệp tâm tư khi Nhà nước thoái vốn
Trong khi các quy định ngày một chặt chẽ và khó khăn cho quá trình tìm kiếm nhà đầu tư lớn, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa sẵn sàng với quá trình thoái vốn, cổ phần hóa. Điều này thể hiện khá rõ ở Hội nghị công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC tổ chức cuối tuần qua tại Đà Nẵng.
Ông Đoàn Đình Duy Khương, Quyền Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Hậu Giang bày tỏ, SCIC có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hệ thống quản trị hiện đại mà Dược Hậu Giang đang áp dụng có công lớn của SCIC trong việc đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển.
Người đại diện vốn cần xác định tâm thế trở thành một nghề chuyên nghiệp. Nếu người đại diện chuyên nghiệp, luôn tạo ra giá trị và hiệu quả doanh nghiệp cao, thì Nhà nước hay ông chủ nào khác cũng đều cần người đại diện như vậy.
Theo ông Khương, trong giai đoạn đầu triển khai chiến lược mới, Dược Hậu Giang cần sự ổn định. Vì vậy, Dược Hậu Giang mong được kéo dài thời gian quá trình thoái vốn để SCIC tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp.
Trường hợp nếu phải thoái vốn thì "đề xuất SCIC giúp cho Dược Hậu Giang tìm được đối tác gắn bó với chiến lược của doanh nghiệp trong trung và dài hạn, để Công ty tiến tục phát triển đúng định hướng, trở thành thương hiệu, niềm tự hào của Việt Nam".
Bởi trên thực tế, từng xuất hiện việc đối tác bên ngoài mua doanh nghiệp và biến doanh nghiệp thành công cụ cho họ, khiến cho thương hiệu doanh nghiệp không phát triển...
Ông Lê Văn Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo Minh cho biết, việc Nhà nước thoái vốn khỏi Bảo Minh đã mang đến nhiều tâm tư cho cán bộ công nhân viên rằng, họ sẽ đi đâu, về đâu.
"Anh em rất dao động trong làm việc, chưa chăm chút cây họ đang trồng và mong SCIC có định hướng cụ thể", ông Thành nói.
Ông Lê Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhựa Việt Nam cũng cho biết, Tổng công ty nằm trong diện SCIC sẽ thoái vốn toàn bộ, nên tâm tư, nguyện vọng của người lao động bị dao động.
"Có thời điểm Tổng công ty rất khó khăn, không biết đi đâu về đâu. Nhiều khi chỉ đạo của Ban Giám đốc không ai nghe. Người đại diện cũng có băn khoăn, có lúc muốn rút lui khỏi công việc...
Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải họp với người lao động và quán triệt tư tưởng rằng, Nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa là để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao hơn, trường hợp chủ mới không thuê thì chấp nhận. Hiện tại, về cơ bản, người lao động đã ổn định tư tưởng", ông Hoàng nói.
Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC, ý kiến của doanh nghiệp muốn SCIC giữ vốn lâu dài tại doanh nghiệp để người đại diện, người lao động yên tâm, nhưng SCIC cũng phải chấp hành chủ trương của Chính phủ trong việc thoái vốn những ngành nghề không cần nắm giữ.
Cũng theo ông Chi, để không ảnh hưởng tới người đại diện khi SCIC thoái vốn, người đại diện vốn cần xác định tâm thế trở thành một nghề chuyên nghiệp.
Nếu người đại diện chuyên nghiệp, luôn tạo ra giá trị và hiệu quả doanh nghiệp cao, thì Nhà nước hay ông chủ nào khác cũng đều cần người đại diện như vậy. Chủ tịch SCIC cũng nhấn mạnh rằng, bản thân người đại diện phải trau dồi bản lĩnh và năng lực để thích ứng với sự thay đổi tại doanh nghiệp.
Khẩu vị của nhà đầu tư "cá mập"
Nhìn nhận về khẩu vị của các nhà đầu tư lớn đối với danh mục thoái vốn của SCIC, ông Lê Thanh Tuấn, Trưởng Ban Đầu tư 4 (SCIC) cho biết, các doanh nghiệp mà SCIC sở hữu trên 25% vốn thường là mục tiêu M&A của nhà đầu tư, bởi với việc nắm giữ tỷ lệ này, quyết định của nhà đầu tư có thể ảnh hưởng lớn đến chiến lược, định hướng tăng vốn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường cũng dễ tìm kiếm nhà đầu tư hơn.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, theo ông Tuấn, đối tượng tìm đến chủ yếu là nhà đầu tư tài chính, bởi họ nhắm vào tài sản của doanh nghiệp là đất đai, bất động sản.
Đối với doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, giá bán có thể cao hơn nhiều so với giá khởi điểm với kỳ vọng là có thể đầu tư cao ốc ở khu vực đó.
Chẳng hạn, Khách sạn Kim Liên có giá khởi điểm 30.600 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thành công lên tới 274.200 đồng/cổ phần; tương tự, mỗi cổ phần của CTCP Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm có giá khởi điểm là 13.000 đồng, nhưng giá bán thành công là 255.000 đồng/cổ phần.
"Yếu tố khiến một doanh nghiệp trở thành mục tiêu M&A hấp dẫn là doanh nghiệp hoặc rất tốt, hoặc rất xấu, chẳng hạn: Doanh nghiệp có lợi thế sản xuất, nhưng tiềm năng dưới ngưỡng trung bình; công ty chưa phải đại chúng có nợ vay nhiều...", ông Lê Thanh Tuấn nhận xét.
Anh Việt
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vinalines tiếp tục chào bán đấu giá hơn 480 triệu cổ phần bị 'ế' Sau đợt rao bán đấu giá lần đầu ra công chúng bị &'ế' tới hơn 480 triệu cổ phần vào ngày 5/9 vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa công bố thông tin chào bán thỏa thuận cổ phần Công ty mẹ-Tổng công ty đợt 2 với thời hạn đăng ký mua cổ phần từ ngày 20/9 đến 16...