Rủi ro lây nhiễm HIV từ vaccine Covid-19
Các nhà khoa học cho biết một số loại vaccine Covid-19 đang thử nghiệm có thể làm tăng rủi ro nhiễm HIV ở đàn ông.
Nhóm nghiên cứu đã cảnh báo về phương pháp vector virus đang được sử dụng để điều chế vaccine. Họ cho biết nó có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở đàn ông hoặc những người dễ bị tổn thương sức khỏe.
Vector là virus thiếu đi đoạn gene giúp tái tổ hợp, tự nhân lên, được các nhà khoa học sử dụng để vận chuyển vật chất di truyền của một loại virus khác vào tế bào người. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ nhận biết mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc tế bào T (tế bào miễn dịch) để tự bảo vệ. Hiện nay, Nga và Trung Quốc đều sử dụng chung một loại virus vector là adenovirus 5 (Ad5) để đưa vật chất di truyền của nCoV vào cơ thể.
4 nhà khoa học làm việc cho các tổ chức tại Mỹ, trong đó có Viện Y tế Quốc gia, cho biết virus có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho nam giới. Điều này từng được chứng minh trong thử nghiệm quốc tế đối với ứng viên vaccine HIV từ hơn 10 năm trước. Họ lo ngại rủi ro tương tự vẫn còn.
Trong bức thư đăng trên tạp chí khoa học Lancet tuần này, nhóm nghiên cứu có viết: “Cả đại dịch HIV và Covid-19 đều có ảnh hưởng một cách không đồng đều tới các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Vaccine ngừa nCoV, khi triển khai toàn cầu, có thể được phân phối đến cả nhóm dân cư có nguy cơ cao nhiễm HIV. Điều này làm tăng thêm rủi ro”.
Các chuyên gia về virus đồng tình với quan điểm trên. Họ cho biết kết quả các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng vaccine được điều chế dựa trên virus Ad5 không thích hợp đối với người có nguy cơ cao nhiễm HIV. Damian Purcell, chuyên gia virus tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty, Đại học Melbourne, nhận định: “Đây là phép đo về rủi ro/lợi ích so với tốc độ. Vector Ad5 dễ sử dụng nhất nên được ưu tiên hàng đầu. Nhưng đối với các cộng đồng tỷ lệ nhiễm HIV cao, nó có thể gây nguy hại”.
Video đang HOT
Vaccine thử nghiệm của hãng dược CanSino, Trung Quốc được điều chế dựa trên vector Ad5. Ảnh: Reuters
Mối lo ngại về vector Ad5 và nguy cơ lây truyền HIV bắt nguồn từ các thử nghiệm lâm sàng vaccine HIV của Merck & Co. Nghiên cứu đã bị ngừng lại vào năm 2007 vì các liều tiêm không có hiệu quả. Trong một lần theo dõi, đánh giá sau đó, các chuyên gia phát hiện nguy cơ nhiễm HIV của nam giới được tiêm chủng tăng cao gấp 4 lần. Tác động giảm dần theo thời gian trong khoảng 18 tháng.
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có thể do phản ứng của hệ miễn dịch với Ad5. Nó kích thích một số tế bào dễ nhiễm HIV hoặc làm tăng cường sự nhân lên của virus trong tế bào đó.
Ashley St John, phó giáo sư tại Trường Y Duke-NUS, Singapore, cho biết vẫn chưa chắc chắn liệu vaccine Covid-19 sử dụng Ad5 có làm tăng khả năng nhiễm HIV không. “Nhưng điều này nhấn mạnh chúng ta cần thực hiện thêm thử nghiệm để đưa ra kết luận”, ông nói.
Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu đề cập đến vaccine của hãng dược Trung Quốc CanSino. Sản phẩm có sử dụng vector Ad5 và đã được phê duyệt khẩn cấp để sử dụng trong quân đội hồi tháng 6, hiện đang trong thử nghiệm giai đoạn 3 ở Arab Saudi, Nga và Pakistan. Yu Xuefeng, giám đốc điều hành của CanSino, chưa đưa ra bình luận sau nghiên cứu mới.
Nhóm chuyên gia giám sát thử nghiệm của hãng trong giai đoạn đầu cho biết sẽ theo dõi các rủi ro liên quan trong thử nghiệm tiếp theo.
“Dù mối liên hệ giữa nguy cơ nhiễm HIV và vaccine sử dụng Ad5 còn gây tranh cãi, cơ chế chưa rõ ràng, các nguy cơ tiềm ẩn cần được tính đến trong nghiên cứu”, họ viết.
Hiện có ít nhất 4 loại vaccine thử nghiệm lâm sàng được phát triển dựa trên công nghệ vector virus. Vaccine Sputnik V của Nga, phê duyệt hôm 11/8, sử dụng Ad5 và một loại adenovirus khác ít phổ biến hơn để đưa protein của nCoV vào cơ thể.
Bệnh nhân HIV bị lở loét toàn thân
"Đây là trường hợp khó và độc nhất trong lâm sàng do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân vốn đã bị rối loạn vì nhiễm HIV nay lại có thêm ảnh hưởng", bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng nhận định.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết bệnh nhân nam, 39 tuổi, đến khám trong tình trạng lưng, vai, đầu nổi nhiều bóng nước to, đau nhức.
Bệnh nhân này đã nhiễm HIV 20 năm. Hai năm gần đây, bệnh nhân bị nổi mụn nước nhỏ, gây ngứa. Những mụn nước này xuất hiện nhiều ở vai, sau đó, lan ra lưng. Người đàn ông này tự mua thuốc để bôi nhưng không khỏi.
Sau đó, bệnh nhân đi khám và điều trị ở phòng khám tư. Tình trạng mụn nước lúc giảm, lúc tăng. Trước khi nhập viện một tuần, cơ thể bệnh nhân xuất hiện nhiều bóng nước to lan khắp lưng, vai, đầu, mặt và tứ chi.
Toàn thân bệnh nhân nổi các bóng nước to gây lở loét, đau rát. Ảnh: BSCC.
"Vừa tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi lập tức thực hiện các xét nghiệm và phát hiện người này mắc viêm gan C mạn tính, nhiễm trùng nhẹ. Có thể nói đây là trường hợp khó và độc nhất trong lâm sàng do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân vốn đã bị rối loạn vì nhiễm HIV nay lại ảnh hưởng thêm", bác sĩ Hoàng nói.
Phó trưởng khoa Lâm sàng 2 nhận định bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân lâu dài nhằm khống chế bệnh lý bóng nước tự miễn. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cao. HIV cũng tiến triển nhanh hơn.
Theo nghiên cứu của bác sĩ Hoàng, hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh lý bóng nước tự miễn kèm HIV có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bác sĩ Hoàng phải hội chẩn với các đồng nghiệp chuyên khoa nhiễm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Sau một tháng điều trị, tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người này phải xuất viện vì không thể tiếp tục điều trị nội trú. Dù vậy, bác sĩ Hoàng vẫn theo dõi bệnh nhân và yêu cầu tái khám thường xuyên. Đến nay, bệnh nhân gần như khỏi hoàn toàn.
"Xuất viện chưa phải là dấu chấm hết cho căn bệnh này. Bệnh nhân chắc chắn sẽ tái phát và cần được theo dõi sát. Chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách chữa trị hoàn toàn. Đây mới chỉ là một phần của quá trình điều trị và còn nhiều vấn đề cần làm rõ", bác sĩ Hoàng nhận định.
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, 87% người mắc HIV và bệnh lý bóng nước từ miễn cùng lúc là nam giới, độ tuổi khoảng 40. Trong số 23 trường hợp nhiễm bệnh, một người tự hồi phục. Số người thuyên giảm là 19 và 2 bệnh nhân tử vong. Các trường hợp còn lại bác sĩ không thể theo dõi.
Theo bác sĩ Hoàng, mối liên quan giữa nhiễm HIV và rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể là chủ đề được quan tâm. Hiện nay, thế giới có 38 triệu người nhiễm HIV. Các báo cáo về bệnh lý tự miễn ở bệnh nhân HIV cũng ngày càng gia tăng.
Bóng nước tự miễn (AIBDs) là nhóm nhiều bệnh lý khác nhau. Các trường hợp AIBDs xuất hiện trên bệnh nhân HIV rất hiếm gặp nhưng số lượng được báo cáo đang tăng dần.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân HIV đều có biểu hiện bệnh bóng nước trên lâm sàng. Dù AIBDs từng được báo cáo xuất hiện trước, sau hay đồng thời với chẩn đoán HIV, phần lớn bệnh nhân nhiễm HIV thường xuất hiện AIBDs trước. Đến nay, cơ chế bệnh sinh của AIBDs trong các trường hợp nhiễm HIV vẫn chưa rõ ràng.
Sốt kéo dài, coi chừng lao màng não Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam bị nhiều hơn nữ. Ở trẻ em, bệnh hay gặp ở lứa tuổi 1-5. Sốt 10 ngày, chàng trai...