Rủi ro chờ chực, 98% trái phiếu doanh nghiệp vẫn được bán sạch
Thống kê cho thấy, phần lớn trái phiếu doanh nghiệp phát hành đều không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo là cổ phiếu – dễ giảm giá, thậm chí về 0 nếu doanh nghiệp phá sản.
Hầu hết trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo
Theo thống kê của các chuyên gia phân tích SSI, trong 9 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp phát hành 341 nghìn tỷ đồng trái phiếu.
Nếu loại trừ 98 nghìn tỷ đồng TPDN không có thông tin về tài sản đảm bảo và toàn bộ 101,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu ngân hàng và CTCK không có tài sản đảm bảo, số trái phiếu không có tài sản đảm bảo là 43,5 nghìn tỷ.
Trong nhóm TPDN không có tài sản bảo đảm, nhóm bất động sản chiếm gần một nửa với 20,5 nghìn tỷ đồng (TNR Holdings, Địa ốc Phú Long, CTCP BĐS Mỹ, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phú Thượng…). Số 22,6 nghìn tỷ TPDN không có tài sản đảm bảo khác là của các doanh nghiệp khác như Sovico, Masan, BCG, IPA…
Có 29,1 nghìn tỷ trái phiếu được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức phát hành hoặc của bên thứ 3, gồm: 22,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản ( Vinhomes, Phát Đạt, Novaland…); và các trái phiếu của Tổng CTCP Thiết bị Điện VN, Camimex, Uniben, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM…
“Chúng tôi không đánh giá cao chất lượng tài sản đảm bảo là cổ phiếu vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh thậm chí giá trị cổ phiếu của tổ chức phát hành có thể về 0 nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán/phá sản. Bởi vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xem xét đầu tư vào các trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu”, SSI khuyến cáo.
Cơ cấu tài sản đảm bảo của TPDN phát hành 9 tháng đầu năm 2020 (Nguồn: SSI).
Trước đó, ngày 28/7/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã ban hành Quy chế vận hành Chuyên trang thông tin TPDN tại HNX, theo đó thông tin phát hành trái phiếu riêng lẻ được công bố trên HNX sau đó rất vắn tắt và không có các thông tin cơ bản về lãi suất, bên mua, tài sản đảm bảo…
Mặc dù tỷ lệ TPDN không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo yếu chiếm đa số, song tỷ lệ phát hành/chào bán thành công vẫn lên đến 98%, điều này cho thấy cho thấy nhu cầu thị trường ở mức cao.
Video đang HOT
Cảnh báo rủi ro
Được biết, 9 tháng đầu năm, bất động sản vẫn đứng đầu về lượng TPDN phát hành. Tuy nhiên, trong tổng số 88 doanh nghiệp phát hành, chỉ có 16 doanh nghiệp niêm yết, còn lại là trái phiếu 72 doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành.
Lượng trái phiếu các doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản 9 tháng đầu năm nay cũng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù tất cả các trái phiếu năng lượng đều có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi bên thứ 3 và điện mặt trời cũng đang được Nhà nước khuyến khích nhưng SSI cũng khuyến cáo nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng vì: thời hạn trái phiếu rất dài; mạng lưới truyền tải điện quốc gia chưa đủ đáp ứng công suất các nhà máy điện mặt trời, đặc biệt ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận; giá ưu đãi 2.086đ/kWh chỉ áp dụng với các dự án điện mặt trời nằm trong quy hoạch và vận hành thương mại trước 1/1/2021 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg)…
Hiện tại, Việt Nam chưa có yêu cầu xếp hạng tín nhiệm với TPDN. Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cũng đã được quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP cho thấy hành lang pháp lý cho việc thành lập và hoạt động xếp hạng tín nhiệm đã tương đối đầy đủ từ 5 năm trước đây.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chỉ có 2 doanh nghiệp có giấy phép nhưng mới triển khai dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho rất ít các doanh nghiệp.
Hiện tại, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) đang phối hợp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s, Standard and Poor’s thành lập tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm.
SSI kỳ vọng, hoạt động định hạng tín nhiệm được kỳ vọng sẽ triển khai mạnh hơn trong thời gian tới.
"Miếng bánh" trái phiếu to dần, cuộc đua thêm gay cấn
Sân chơi trái phiếu doanh nghiệp rộng mở và thêm phần hấp dẫn nên các công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động môi giới trái phiếu, khiến thị phần của một công ty vốn giữ vị thế "độc tôn" sụt giảm.
Ảnh Shutterstock.
Những năm gần đây, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) luôn giữ vị thế "độc tôn" trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi chiếm tới hơn 80% thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE.
Tuy nhiên, quý II/2020, thị phần môi giới trái phiếu của TCBS giảm mạnh từ mức hơn 82% trong quý I xuống 53,99%.
Con số này vẫn cách biệt lớn so với vị trí thứ hai thuộc về Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), chiếm 10,89% thị phần, nhưng là sự tụt dốc so với chính bản thân TCBS. Trong khi đó, ngoài TPS thì một số công ty chứng khoán khác đang tích cực gia tăng thị phần như PHS, KBSV...
Thị trường mở rộng
Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý II/2020 là 122.300 tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 171.500 tỷ đồng, tăng 61,3% so với cùng kỳ, bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019. Trong đó, 94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt; chỉ có 5,8% (10.000 tỷ đồng) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương 12,9% GDP.
Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước châu Á có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất.
Hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP của Việt Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines, nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23% GDP của Thái Lan; 33 - 35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia và 80% GDP của Hàn Quốc (theo ADB).
Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân ngày càng quan tâm tới thị trường trái phiếu. Trong quý II/2020, nhà đầu tư cá nhân mua 13.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp, tăng 38% so với quý I.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, khối nhà đầu tư này mua 23.000 tỷ đồng - tương đương 13,4% tổng lượng phát hành toàn thị trường và bằng 79% lượng mua của nhà đầu tư cá nhân cả năm 2019.
Sự bùng nổ của thị trường trái phiếu tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các công ty chứng khoán. Theo đó, nhiều công ty định hướng tìm kiếm các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tiến hành mua với khối lượng lớn từ đợt phát hành và phân phối cho nhà đầu tư cá nhân.
Nhờ việc tập trung vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm vừa qua và nắm thị phần lớn, TCBS đã vươn lên dẫn đầu về lợi nhuận trong khối công ty chứng khoán.
Đây cũng là lý do khiến các công ty còn lại không thể bỏ qua "miếng bánh" tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thâm nhập sâu hơn vào thị trường.
Thêm nhiều "ông lớn" chen chân
Nhờ sớm tập trung vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, TCBS đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và có các khách hàng lớn như Masan, Vingroup...
Nếu như trước kia, các công ty chứng khoán khác khó "xí phần" bởi quy mô thị trường nhỏ, lượng doanh nghiệp phát hành ít thì hiện tại, tình hình đã thay đổi. Sân chơi rộng hơn giúp các doanh nghiệp đến sau vẫn có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Gần đây, một số công ty chứng khoán có động thái đẩy mạnh hoạt động tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Chẳng hạn, những "ông lớn" về thị phần cổ phiếu cũng tung ra sản phẩm bán lẻ trái phiếu như Sbonds của Chứng khoán SSI, ActiveBond của Chứng khoán TP.HCM (HSC), Dbond của Chứng khoán VNDIRECT...
Quý I ở ngoài Top 10 về thị phần môi giới trái phiếu, nhưng TPS và PHS đã lọt vào Top 3 trong quý II.
Một làn gió mới trên thị trường là TPS tham gia vào hệ sinh thái của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) kể từ tháng 4/2019 và đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân.
Trong quý II/2020, TPS đã vươn lên vị trí thứ hai về thị phần môi giới trái phiếu với 10,89%, dù quý I còn chưa có mặt trong bảng xếp hạng Top 10 thị phần.
Một công ty chứng khoán khác có cú bứt tốc ấn tượng là Chứng khoán Phú Hưng (PHS), với vị trí thứ ba về thị phần môi giới trái phiếu trong quý II/2020 (10,03%). Trước đó, PHS chưa góp mặt trong Top 10 thị phần quý I.
Công ty sở hữu hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ ròng 1.787,5 tỷ đồng Masan hiện sở hữu chi phối doanh nghiệp này. Kết quả kinh doanh thua lỗ trong giai đoạn tập trung mở rộng đầu tư cũng từng được Chủ tịch HĐQT Masan đề cập trong quý trước. Hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart Vincommerce là đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart và hiện là một trong các công...