Rực rỡ sắc đỏ tại “Vương quốc vải thiều” Bắc Giang
Trong những ngày này trên quốc lộ, đường làng, lối nhỏ… của “Vương quốc vải thiều” Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngập tràn sắc đỏ của vải. Hàng trăm chiếc ô-tô, xe máy nối đuôi nhau dài hàng cây số chở vải tới điểm thu mua tại “thủ phủ vải” Lục Ngạn.
Mùa vải tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang kéo dài từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7. Những ngày này, tại khắp các vườn vải ở Bắc Giang đều rực rỡ sắc đỏ của loại quả giá trị này.
Vải thiều được trồng ở Lục Ngạn cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Nhờ có sự cần cù, chịu khó mà người dân nơi đây đã biến những vùng đồi khô cằn này thành những đồi vải bạt ngàn, mang lại sự ấm no, trù phú.
Tuy vải thiều vốn có xuất xứ từ Thanh Hà (Hải Dương) nhưng khi được di thực lên vùng Lục Ngạn lại hợp thổ nhưỡng, rồi cứ thế đơm hoa kết trái, đem đến một thứ quả ngon ngọt, thơm mát.
“Tuy cùng thuộc giống vải ở Thanh Hà nhưng khi được trồng ở đây, khác cách chăm sóc cũng như thổ nhưỡng nên vị của quả vải Lục Ngạn có phần ngọt, cùi dầy, hạt nhỏ và thơm hơn ở nơi khác”, bà Trần Bích ( Lục Ngạn, Bắc Giang) chia sẻ.
Ghi nhận của PV tại thủ phủ vải lớn nhất Bắc Bộ, người dân Lục Ngạn thường thu hoạch vải từ khoảng 3 giờ sáng để giao cho các thương lái kịp chở ra chợ.
Ai cũng tất bật với công việc của mình từ tờ mờ sáng.
Vải được bó thành từng chùm lớn khoảng từ 2 đến 3kg/1 chùm.
Video đang HOT
Để thuận tiện cho việc buôn bán, người dân trồng vải thường thuê người chở ra chợ để cân cho các thương lái.
Những xe vải được chở từ vườn ra chợ.
“Năm nay dịch bệnh, vùng Lục Ngạn cũng thuộc diện phải cách ly nên chúng tôi hết sức cẩn thận trong việc tiếp xúc với các thương lái. Hầu hết là thuê người chở ra các điểm cân cố định của các thương lái để bán”, chị Nguyễn Thị Huê (Lục Ngạn, Bắc Giang) nói.
“Nhà tôi có khoảng 300 gốc vải nên việc thu hoạch mất nhiều thời gian, tôi huy động hết tất cả những người thân trong gia đình để thu hoạch vải cho những đơn đặt hàng cũng như cân cho các thương lái. Cũng là tạo công ăn việc làm cho một số người trong gia đình không có việc do phải thực hiện giãn cách vì dịch Covid-19″, chị Huê cho biết thêm.
Các thương lái về tận vườn để thu mua vải.
Tại vườn, giá vải được rao bán từ 15 đến 20 nghìn đồng 1kg tùy vào mẫu mã chất lượng.
“Năm nay dịch bệnh nên giá vải có phần được cao hơn do khó khăn trong việc vận chuyển. Phần nữa sản lượng tiêu thụ từ các địa phương cũng tăng mạnh do phong trào hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dịch”, anh Nguyễn Văn Trường – thương lái vải cho biết.
Các xe vải “tốc hành” chuyển vải đến các điểm thu mua.
Dòng xe máy chở vải từ huyện Lục Nam qua cầu phao Tòng Lệnh đến các chợ đầu mối ở huyện Lục Ngạn bán cho thương lái.
Lúc cao điểm, hai con đường dẫn xuống cầu kẹt cứng, người dân phải mất hơn một tiếng để qua lại.
Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau thồ hàng tạ vải đến tập kết tại các chợ thu mua như lan tỏa thêm sức nóng của mùa thu hoạch vải thiều lớn nhất cả nước.
Các điểm thu mua luôn tấp nập hối hả những chuyến xe vải.
Trên quốc lộ 31, đoạn thuộc huyện Lục Ngạn giao với huyện Lục Nam, cảnh sát cơ động hướng dẫn xe chở vải qua chốt kiểm dịch.
Theo quy định của địa phương, người vận chuyển, thu mua vải hầu hết là người địa phương. Thương lái từ tỉnh khác đến huyện phải được xét nghiệm Covid-19 và có giấy chứng nhận âm tính trong vòng 48 giờ, khi qua các chốt của xã được đo thân nhiệt và khai báo y tế.
Một khu vực thu mua đang cân vải. Từng xe vải được người dân chở từ vườn ra để giao bán cho các thương lái lớn.
Các loại vải được thương lái thu mua đều được kiểm tra chất lượng trước khi thu mua.
Các tấm biển “Không ép giá, lùi cân và gian lận thương mại” kèm số điện thoại nóng của lãnh đạo huyện cũng như công an được treo khắp nơi nhằm giảm thiểu tình trạng bà con nông dân bị ép giá.
Với những điểm thu mua để xuất đi Trung Quốc, các thương lái bố trí nhân công ướp lạnh vải để chuyển lên các cửa khẩu.
Vải được đóng vào thùng xốp với tỷ lệ 10kg đá lạnh kèm 18kg vải để vận chuyển xe lạnh lên của khẩu.
Tem định danh thương hiệu Vải Lục Ngạn được dán lên các thùng xốp.
Trong mùa vụ này, vải thiều Bắc Giang đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Đức, Singapore, Thái Lan, Campuchia. Gần đây nhất, lô vải thiều Bắc Giang đầu tiên cũng đã tới châu Âu với điểm đến đầu tiên là là Cộng hòa Séc.
Bắc Giang lên kế hoạch thu hút du khách đến vườn trái cây Lục Ngạn
Địa phương chọn 31 nhà vườn có diện tích lớn, sản lượng cao và mẫu mã chất lượng đẹp nhất, giao thông thuận tiện để khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Diễn ra từ ngày 20 - 22/11, Hội chợ "Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2020" thu hút sự tham gia của 180 gian hàng. Các nông sản đặc sản như: cam ngọt, cam lòng vàng, bưởi ngọt, nhãn, táo, mỳ Chũ, mật ong, sản phẩm nông sản chế biến sâu... của các nhà vườn, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn.
Cùng với xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức hội chợ, UBND huyện Lục Ngạn đã xây dựng và triển khai kế hoạch "Du lịch trải nghiệm mùa cam bưởi" mời gọi các doanh nghiệp du lịch lữ hành đến khảo sát và xây dựng các tour tuyến du lịch.
Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm nông sản đặc trưng của Lục Ngạn năm 2020 sắp diễn ra. (Ảnh: KT)
Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, đến nay đã lựa chọn được 31 nhà vườn liên kết với các doanh nghiệp để thành lập các tổ dịch vụ du lịch đưa đón các đoàn khách đến tham quan kết hợp du lịch tâm linh với trải nghiệm vùng cây ăn quả trên địa bàn.
"Huyện đã chọn được 31 nhà vườn với các tiêu chí nhà vườn có diện tích lớn, sản lượng cao và mẫu mã chất lượng đẹp nhất, bên cạnh đó là giao thông thì phải thuận tiện. Cùng với chính quyền địa phương và các nhà vườn chuẩn bị các điều kiện chu đáo để đón du khách đó là vệ sinh môi trường vườn sạch sẽ, tỉa cây đẹp, hệ thống giao thông kết nối đến các vườn thuận tiện, đồng thời có nơi phục vụ nghỉ ngơi, nghỉ qua đêm ở các nhà vườn cho du khách. Khu vực vào thăm vườn có nơi nghỉ uống nước, đảm bảo an toàn thực phẩm" - ông Nam nói.
Trong khuôn khổ hội chợ "Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2020" còn diễn ra "Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao". Hội chợ cũng đấu giá các sản phẩm trái cây đoạt giải, số tiền thu được sẽ sử dụng để ủng hộ "Quỹ vì người nghèo" của huyện./.
Ngắm 'bức tranh' rực rỡ của Hồ McDonald ở tiểu bang Montana Hồ McDonald ở tiểu bang Montana, Mỹ nổi tiếng bởi những viên đá, sỏi đủ màu sắc phủ kín đáy hồ. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của một số hồ nước ở đây là đá cuội màu sắc bao phủ đáy hồ và ngay trên bờ. Những viên đá như được sơn nhiều màu khác nhau, từ đỏ sẫm đến...