Rực rỡ những cánh diều tung bay ngày gió
Năm nay Hè đến sớm, cuốn theo những cơn dông đầu mùa mát rượi. Trước giờ tan tầm, bãi diều nơi khu đất trống Thủ Thiêm, nam thanh nữ tú đã nô nức đổ về, kéo lên những cánh diều rực rỡ sắc màu hoàng hôn.
Đổ dốc cầu Thủ Thiêm tới ngã tư đầu tiên giao với đường Trần Bạch Đằng quẹo phải, băng qua cầu số 6 là coi như đã tới Bãi diều
Hoặc đổ dốc cầu Thủ Thiêm II là đến
Thả diều bãi này còn được ngắm cảnh hoàng hôn về bên kia thành phố với những tòa nhà chọc trời, cao ốc hun hút trời xanh
Không chỉ các bạn trẻ, nhiều gia đình, các cô chú bác lớn tuổi cũng hòa vào cuộc vui nơi bãi diều. Chú Trương Văn Công 75 tuổi ở Bình Thạnh hào hứng: “Ra đây nội việc ngó lên, ngắm mây trời với hàng trăm cánh diều xanh đỏ tím vàng cũng đã thấy hứng khởi, khỏe khoắn rồi”.
Trong trung tâm, nhà cửa, phố xá chật chội, vừa nóng vừa ngộp, xe cộ nườm nượp bức bối, nên cứ chiều về là hai vợ chồng tui đạp xe ra đây vừa tập thể dục vừa ngắm diều – hóng mát cho thoáng đầu óc.
“Mình mua mấy con diều đưa cho mấy đứa nhỏ thả lên. Ngó tụi nhỏ hớn hở, hò reo nhau kéo diều cũng vui lây, bao ký ức tuổi thơ ùa về”, chú Công phấn khởi chia sẻ.
Diều thiên hình vạn trạng, đủ loại lớn nhỏ, màu sắc; “Tớ bay cao hơn nhé! Ahiii…”, diều Doremon đắc thắng
Diều đuôi dài mãi mê vũ điệu lấy le cùng người đẹp Mực tuộc
Mùa này, bạn chỉ cần thả nhẹ một vòng, đổ dốc qua cầu Thủ Thiêm II (cầu Ba Son), dọc các trục đường giao với đường Trần Bạch Đằng, D1, D10, N11, R12 trải dài tới bờ sông nườm nượp người dân ra thả diều, đông vui như hội
Thế nên có thể nói, điểm “hot hit” nhất hiện nay để chơi diều, phải kể đến đầu tiên đó là Bãi diều Thủ Thiêm. Bãi nằm bên kia sông Sài Gòn, dưới chân cầu Thủ Thiêm II. Nơi này hiện được quy hoạch làm Khu trung tâm tài chính và thương mại; đang dần hình thành với đường xá, cây xanh khang trang sạch đẹp. Vài khu còn trống trải chưa xây dựng, người dân tụ hội về thả diều ngày càng đông.
Ngoài bãi diều Thủ Thiêm còn có các sân diều ở Gò Vấp, Q.7; đồng diều cạnh đường Song hành Q.12, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh v.v.. cũng không kén người chơi diều tới lui nhộn nhịp.
Những cánh diều căng tràn sắc màu tha hồ cho khách lựa chọn
Chiều buông, trung tâm bãi diều vi vu gió, thổi bớt cái nóng hầm hập ban trưa, góc này chú Tám kê mấy chiếc ghế nhựa sắp sẳn cho khách ngồi giải khát; góc đối diện cạnh xe cá viên chiên, chị Vân đang căng dây, treo lên đám diều bán cho khách.
Tùy kích cở lớn nhỏ, giá giao động từ vài chục đến vài trăm ngàn. Cá biệt có những chiếc diều khủng giá cả chục triệu hơn đang lặc lè cõng gió.
Ngoài diều bán sẳn tại chỗ và diều đặt mua, ở đây cũng kha khá những cánh diều người chơi tự làm đem tới thả
Để phục vụ thú vui, trung bình khách phải chi vài ba trăm nghìn cho một chiếc diều tầm trung. Mấy con nhỏ này giá có mấy chục, kéo lên cao gặp gió ngang là cắm đầu liền. Chủ yếu để thả chơi, dụ mấy đứa nhỏ ăn bột. Mấy con to thả bãi trong kia giá mới mắc, hơn chục triệu lận.
“Loại trung bình ở đây rẻ rề à! hơn trăm ngoài là đã có luôn cuộn dây, tha hồ thả”, chị Vân kèo nài mời khách.
Chị Vân cho hay, đa số diều bán ở đây đều lấy mối trong Chợ Lớn, diều này mình gia công làm tại mấy cái xưởng nhỏ bên Bình Chánh, Tân Phú, in màu sặc sỡ vui mắt. Những con diều “độ” to vật vã ngoài kia thì giá cả vô chừng. Có con khách phải đặt mua, có con người chơi tự làm đem ra đây thả.
Không lẫn vào đâu là cánh diều sáo bởi cặp cánh hình thoi thuôn dài, cõng trên lưng bộ sáo 11 tầng, thổi vào thinh không giai điệu Uuu… Ooo… vui tai
Video đang HOT
Bất chợt gió đưa, tiếng Uuu… Ooo… trầm bổng tận thinh không. Giữa bãi diều bạt ngàn, cánh sáo diều kiêu hãnh sải cánh ngân nga. Lần theo hướng gió đến sát hàng dừa nước, cỏ lau um tùm, chủ nhân của chiếc diều sáo, anh Chí Bình ở Q.Phú Nhuận đang thả hồn vào hoàng hôn.
Để sắm bộ ni cũng không dưới chục triệu, anh Bình khoe. Diều thì mình tự căng khung dán cánh được. Vật liệu làm cũng dễ kiếm và nhiều lựa chọn hơn hồi xưa. Vải dù sắc màu đa dạng, mình tha hồ phối trộn, đem đi in màu trông càng độc đáo.
Không như hồi đó, phải lùng kiếm mấy thân tre đực về vót ra làm bộ khung. Nay làm bằng mấy thanh sợi carbon, vừa bền, dẻo dai mà kích thước to nhỏ thoải mái. Đặt mua trên mạng cũng dễ. Tha hồ cho người chơi sáng tạo làm thành những cánh diều biến tấu tùy thích theo trí tưởng tượng.
“Riêng bộ sáo mình làm, tiếng nghe không hay và nặng nên phải đặt hàng của nghệ nhân tận Bình Dương. Thả lên nghe tiếng trầm bổng du dương bởi nhiều chiếc sáo ghép lại, tiếng ngân xa nghe đã lắm”, anh Bình hăng hái kể.
Dãy rào chắn sơn vàng, ranh giới ngăn cách bãi diều và khu đát dự án đang xây dựng
Càng về chiều, bãi diều càng đông vui. Nhất là khi cầu Thủ Thiêm II vừa mới khánh thành, giao thông thuận lợi, người dân đổ về càng đông. Từ trên cầu nhìn xuống, bãi diều tuy rộng, nhưng bị ngăn cách từng cụm riêng biệt theo các phân khu đang xây dựng tại đây.
Ranh giới khu thả diều ngăn cách bởi dãy barrie chắn ngang công trường đang hối hả. Đóng đô sát hàng rào là nhóm các sen đang tận tình phục vụ bữa chiều cho boss. Hoàng My vừa tưng tiu chiếc boss thuộc giống Fox sóc lông đen quắn ra vẻ rầu rầu: “Hôm nào mà hong bế Lucy ra đây chơi là bé ‘khóc lóc’, giận hờn bỏ ăn liền anh ơi”.
Các sen trải tấm bạt bên bãi diều, tận tình chăm boss
Nhìn mặt ra vẻ ngây thơ vô số tội vậy chứ thấy nhiều khi thấy bé còn khôn hơn mình, My kể tội: “Lucy biết giận hờn làm nũng, nịnh nọt các kiểu chứ không khờ như em, đi chơi với người yêu, nhõng nhẽo cái là bị đuổi về liền”.
Thanh Vy đang “mớm” xúc xích cho bé cún lông trắng, quay lại hưởng ứng, toàn bị người yêu ăn hiếp, ngó bộ dạng “lưu manh” vậy chứ khôn nhà dại chợ, Vy phá ra cười ha hả chọc nhỏ em.
Chở mấy đứa nhỏ ra đây hóng gió coi thả diều, chạy tới chạy lui… nội nhiêu đó thôi đã thấy đời đơn giản mà thanh thản
Sát bên là gia đình nhỏ, hai vợ chồng đang phùng mang trợn mắt dụ “trung tâm của vụ trụ” măm măm bữa chiều. Phía sau, bà ngoại và dì cũng hùa theo vỗ tay nhảy múa, làm trò rân trời đất. Nhưng có vẻ cu cậu vẫn thích hóng theo các sắc màu rực rỡ ngoài bãi hơn.
Cô Tâm hổn hển, nhà có mỗi thằng cháu “đít tôn, đít lép”, nội việc chăm ăn hàng ngày cũng cực nhưng mà vui, ra đây nhộn nhịp lại khỏe người.
Xếp vào hàng cố cựu tại đây, từng chứng kiến vô số chiếc vũ trụ làm mình làm mẩy khó ăn, nhõng nhẽo các kiểu đà điểu, bà Năm Hợi với quầy nước gần bên càm ràm, ở trỏng đông đúc, ngột ngạt, chiều bây làm về, xách mấy đứa nhỏ ra đây vui chơi, cho chạy nhảy đã đời, một hồi đói bụng, đút muỗng nào là “cháp” liền muỗng đó chứ hơi đâu hò hét ép tụi nhỏ ăn, nghe mắc “mợt”.
Rôm rả cả buổi chiều muộn nơi thành phố mới Thủ Đức ngày càng phát triển
Sắc màu rực thắm trên nền trời trong buổi hoàng hôn nhuộm màu mê hoặc
Cũng được xếp vào hàng thâm niên không kém, chú Tư Cà Lem đóng đô sát bãi lầy, lau sậy dừa nước phía sau um tùm cũng nhảy vô phụ họa, mấy đứa nhỏ tui tui ở nhà, chưa kịp đút đã ực ực. Giờ ngó cảnh này sao ngán quá trời.
Tám chuyện với chú Tư hồi sau thân hơn, nghe chú xởi lởi chuyện trên trời dưới đất vui tai. “Tui thứ tư, nghệ danh Cà Lem này theo tui cả chục năm leng keng đạp xe đẩy bán kem ghim, đá bào xứ này chứ dễ dầu gì mà có được, mà đây gọi riết rớt chữ Lem của tui hồi nào không hay”, chú Tư Cà hóm hĩnh.
Bãi diều đông đúc, dây diều đan xen như tơ nhện
Bãi diều hiện khá đông nên cũng thường xãy ra nạn “kẹt diều”. “Chỉ cần lơ là, sơ sẩy chút xíu, gió giật ngang là diều bộ xương đã “ngoạm” phải bướm xinh rồi”, Đình Kỳ phân bua.
Có chiếc còn mắc kẹt, vướng dây vào công trình, cần cẩu…
“Mấy nay, trừ hôm mưa dầm gió giật, sấm chớp đùng đùng, nơi này mới đìu hiu quạnh. Thường ngày, lai rai mấy thùng nước ngọt ướp lạnh sống khỏe qua ngày. Nhỏ không học lớn bán cà lem” là có thiệt nha chú mậy, haha…”, chú Tư pha trò.
Mà dân mình giờ rảnh bữa nào là họ túa ra đây bữa đó, chứ không nề hà nắng mưa chi hết. Cứ hôm nào quang đãng là ở đây lại rần rần, không phải đợi tới mùa diều như hồi nẳm (năm xưa). Thậm chí mới tạnh mưa xong, trời vừa kịp quang quang đã thấy gần chục cánh diều thi nhau cất lên rồi. Tiếp theo sau là cả đám diều đua nhau vụt lên một lúc, cả bãi lại rực rỡ, xôn xao sắc màu.
Chỉ tay vào cặp diều khủng đang lặc lè cõng gió, chú Tư nói, đám nhỏ đó chơi sang, sắm con diều cả chục triệu bạc ra đây thả chưa đã. Mới tuần rồi, mua thêm con nữa cặp lại, kéo lên một lúc 2 con mới dữ. Hôm nay gió xìu, coi bộ cả buổi rồi mà vẫn là đà dưới đất, cất lên hỏng nổi, chú Tư tặc lưỡi.
Nhóm bạn đánh vật với cặp cua múp míp xanh – đỏ mãi vẫn chưa “cất cánh” được
Ấn tượng bởi những chiếc diều khổng lồ, tôi tới lân la bắt chuyện. Minh Tân chủ nhân của “cua béo” khoe, em đặt mua trên mạng hơn chục triệu. Hôm nay đông quá, không có chỗ chạy, kéo cả buổi không cất lên nổi. Lúc trước cầu Thủ Thiêm II chưa thông xe còn vắng, tha hồ thả. Nay thì quá xá đông rồi, chắc phải kiếm bãi ở mấy quận ven ven cho rộng rãi hơn.
“Cặp cua bọn e hùn tiền mua chung, chưa tính tiền cuộn cáp và bộ khung tời… giá đã hơn chục triệu, dây cáp này nọ cộng thêm vô cũng hơn phân nửa”, Tân ra vẻ tự hào.
Rôm rả cả buổi chiều muộn bên Thành phố mới Thủ Đức ngày càng phát triển
Trời chiều chuyển dần sang chạng vạng, những cánh diều nán lại ngắm phố xá lên đèn
Chiều dần buông, những cánh diều thay nhau đáp. Vài chiếc dường như vẫn luyến tiếc chưa về. Gần cuối bãi, phía bờ sông là chú diều “mực tuột” lặc lè no gió. Chủ nhân neo cuộn tời vào chân ghế, bắt chân chữ ngũ, thả mắt xa xăm ra chiều sướng khoái cả một buổi hoàng hôn muộn.
Bí mật ẩn giấu trong 'Biển Chết' rực rỡ sắc màu ở Trung Quốc
Nếu nhìn từ trên cao, hồ nước mặn Xiechi được ví như Biển Chết của Trung Quốc, lại rực rỡ như một bức tranh nhiều màu sắc, trái ngược với tên gọi.
Nằm ở thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, hồ Xiechi thường được người dân gọi là hồ muối Yuncheng hay "Biển Chết" bởi có độ mặn cao hơn hẳn những hồ muối khác. Thời gian gần đây, hồ muối đặc biệt này càng thu hút sự chú ý của công chúng nước trong hồ đột nhiên đổi màu, với sắc hồng đậm, nâu đỏ, xanh lá cây, vàng... rực rỡ.
Những sắc màu tuyệt đẹp đan xem ở hồ muối Xiechie, nơi được mệnh danh là Biển Chết của Trung Quốc
Giới chức địa phương đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế và muốn biến hồ Xiechi thành một điểm đến thu hút khách du lịch bằng hàng loạt các chiến dịch quảng bá rầm rộ.
"Xiechi là phiên bản Biển Chết của Trung Quốc, nơi du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới", dòng quảng cáo được Công ty TNHH Phát triển Du lịch Yuncheng Salt Lake phát đi.
Các hồ muối trên thế giới được chia làm ba nhóm chính là: hồ muối cacbonat, hồ muối clorua và hồ muối sunfat. Biển Chết ở Israel và Hồ muối lớn ở Utah (Mỹ) là hồ clorua. Trong khi, hồ muối Xiechi của Trung Quốc lại thuộc nhóm cuối cùng.
Khi nhiệt độ giảm xuống dưới -5 ℃ trong vài ngày, natri sunfat từ nước hồ sẽ kết tinh thành hình dạng giống như những bông hoa
Giáo sư địa lý Bernie Owen, thuộc Đại học Baptist Hồng Kông (Trung Quốc) giải thích: "Nếu lượng sunfat trong nước lớn hơn canxi, thì tất cả canxi sẽ bị phản ứng hết, khiến nước hồ dư sunfat".
Xiechi cũng là một hồ "lưu vực kín", có nghĩa là nước hồ không chảy ra sông hoặc đại dương. Đó là lý do giải thích tại sao hàm lượng muối trong nước tại đây lại cao như vậy.
Xiechi cũng là một hồ lưu vực kín, khi nước hồ không hề chảy ra sông hoặc đại dương
Giáo sư Owen giải thích: "Nước đi kèm với muối, nước thoát ra hoặc bay hơi, muối cũng vẫn sẽ đọng lại. Không có đường thoát nào cho nước hồ Xiechi. Vì vậy, nó sẽ ngày càng trở nên mặn hơn, mặn hơn và mặn hơn".
Trong khi đó, các loài động thực vật sống dưới nước hồ lại là nguyên nhân lý giải cho sự biến đổi màu sắc, thu hút vô số du khách và các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi tới đây.
Những loài động thực vật sống ở hồ Xiechi là nguyên nhân khiến nước có nhiều màu sắc rực rỡ
"Nếu ngâm tôm trong nước muối, nó sẽ chuyển thành màu đỏ", Giáo sư Owen giải thích thêm: "Có một loài động vật cực nhỏ được gọi là luân trùng, tạo ra màu tím cho nước hồ. Còn màu xanh là do tảo".
Tốc độ đóng băng của hồ muối thường diễn ra chậm hơn so với hồ nước ngọt bình thường
Các hồ muối có thể bị đóng băng, mặc dù tốc độ diễn ra không nhanh như các hồ nước bình thường khác. Bởi nước mặn đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn nước ngọt.
Một trong những nỗ lực để đưa hồ Xiechi ngày càng phổ biến hơn với du khách nước ngoài là việc Trung Quốc đang đưa điểm đến này vào danh sách xét duyệt Di sản Thế giới của UNESCO.
Trung Quốc đang lập hồ sơ đăng ký nộp lên UNESCO để công nhận hồ Xiechi là Di sản Thế giới
Trong một bài đăng trên WeChat năm 2019, ông Luo Huining, bí thư tỉnh Sơn Tây, thông báo rằng các quan chức địa phương đang xúc tiến nhanh quy trình đăng ký.
"Hồ muối Xiechi là kết tinh của các giá trị văn hóa và văn minh Trung Quốc. Hồ nước muối cũng có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy niềm tin vào các di sản văn hóa của chúng ta", ông Luo Huining nhấn mạnh.
Hiện nay, hồ Xiechi vẫn chưa được nhiều du khách nước ngoài biết tới
Trung Quốc ngày càng đầu tư vào các hồ sơ đăng ký Di sản Thế giới của UNESCO, như một cách mang lại tính hợp pháp quốc tế cho nhiều kỳ quan lịch sử và thiên nhiên của nước này.
Hiện tại, Trung Quốc có 56 Di sản được UNESCO công nhận, xếp thứ 2 trên thế giới chỉ sau Ý. Đây là kỳ tích đầy ấn tượng của quốc gia này khi cho tới năm 1987, Vạn Lý Trường Thành mới là công trình đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Và chỉ cần thêm hai di sản được công nhận nữa, quốc gia tỷ dân sẽ san bằng thành tích với Ý.
Những tour tham quan tới hồ Xiechie còn khá ít ỏi và đa phần là khách nội địa Trung Quốc
Có một số tin tốt cho những du khách muốn đến thăm hồ Xiechi là nơi này vẫn chưa quá phổ biến hoặc đông đúc như các điểm du lịch khác ở Trung Quốc.
Tiger Li, một nhân viên của công ty du lịch Diverse China, cho biết rằng: "Hiện nay chỉ mới có rất ít tour du lịch tới hồ Xiechi. Và đa phần trong số này đều là khách nội địa Trung Quốc".
Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn đóng cửa với du khách nước ngoài
Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi Trung Quốc hiện nay vẫn gần như đóng cửa hoàn toàn với du khách quốc tế. Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới hiện nay áp dụng chiến lược "zero Covid" (không Covid).
"Bên cạnh phong cảnh, đến thăm hồ Xiechi, du khách còn có cơ hội tham gia nhiều trải nghiệm thú vị khác như tắm bùn", anh Li cho biết thêm.
Theo một tuyên bố chính thức từ chính quyền thành phố Vận Thành, hồ Xiechi chứa bùn đen có đặc tính phục hồi, chữa bệnh và người có thể nổi trên bề mặt nước, giống như Biển Chết ở Israel.
Điểm 'check-in' rực rỡ sắc màu gần cầu ngói Thanh Toàn Cách cầu ngói Thanh Toàn chưa đầy 1km, Vân Thê Garden & Homestay được cải tạo từ một bãi đất trống bỏ hoang. Bằng những sáng tạo của các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Vân Thê (xã Thủy Thanh), cuối năm 2021, Vân Thê Garden & Homestay với diện tích khoảng 2.000m2 ra đời. Chính thức đi vào hoạt động vào...