Rửa mặt bằng khăn sai cách: Nguyên nhân gây mụn và các bệnh lý về da
Làn da mặt mịn màng, trắng sáng là điều mong muốn của bất kỳ ai, điều này giúp bạn có được sự tự tin và vẻ đẹp lôi cuốn trước đám đông.
Để có được làn da khỏe mạnh, bạn cần có cách chăm sóc da khoa học và hợp lý, trong đó cần lưu ý đến thói quen sử dụng khăn bông lau mặt hàng ngày.
Những chiếc khăn mặt được làm từ nỉ, bông hay sợi nhân tạo siêu nhỏ luôn là người bạn quen thuộc của nhiều người trong việc làm sạch da. Chiếc khăn mặt là một công cụ hữu ích giúp tẩy đi da chết trên bề mặt da, kể cả với da nhạy cảm
Dù một chiếc khăn mặt có thể là công cụ hỗ trợ rất tốt cho chu trình làm sạch da của bạn, nhưng nó là thứ tiếp xúc trực tiếp với làn da của bạn đầu tiên. Nếu không bảo quản, vệ sinh khăn mặt đúng cách, bạn sẽ gặp những vấn đề phiền phức với làn da của mình.
Sử dụng khăn mặt sai cách sẽ gây hại cho da
Nhiều người có thói quen treo khăn mặt trong phòng tắm kín ánh nắng hay sử dụng suốt thời gian dài. Những chiếc khăn mặt sau khi được sử dụng sẽ ở trạng thái ẩm, vì vậy, chúng có thể tích tụ vi khuẩn, nấm mốc nếu không được bảo quản một cách tốt nhất. Những vi khuẩn này khi được tiếp xúc với da mặt sẽ có thể gây nên mụn sưng đỏ hoặc viêm da, gây khó chịu cho da.
Trong những ngày thời tiết nồm ẩm, khăn mặt không được phơi khô là môi trường lý tưởng để nấm mốc, vi khuẩn phát triển, gây hại cho da. Ảnh: Minh Quang
Ngoài ra, nếu sử dụng khăn mặt sai cách, bạn có thể làm tổn thương da của mình. Da mặt là vùng da mỏng nhất trên cả cơ thể, việc dùng khăn chà xát da mạnh bạo sẽ khiến vùng da đó nhanh chảy xệ, đỏ rát hơn bình thường.
Hơn nữa, nếu bạn mọc mụn và thường xuyên dùng khăn làm sạch da mặt, thì việc ma xát sẽ khiến mụn bị vỡ. Những vết mụn này lây lan sang các vị trí khác, chúng sẽ bị nhiễm trùng và nổi nhiều hơn hơn.
Video đang HOT
Quy tắc dùng khăn mặt
Khăn mặt cần được giặt sạch với xà phòng ít nhất một tuần một lần phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia khuyên rằng nên nấu sôi khoảng 5 phút sau khi giặt. Việc này giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên khăn, giúp bạn tránh được các vấn đề về da mặt.
Việc chọn khăn mặt để sử dụng hàng ngày cũng là một vấn đề nên chú ý, sử dụng các loại khăn bông có độ mềm sẽ tốt cho da hơn.
Bạn cũng nên thay khăn thường xuyên khoảng một tháng một lần, phân loại các loại khăn như: khăn tắm, khăn mặt, khăn lau tay… để thuận tiện cho quá trình sử dụng, vừa đảm bảo sức khỏe của mình.
Duy trì lối sống lành mạnh để ngừa ung thư
Lối sống của mỗi cá nhân có tác động rất lớn đến nguy cơ mắc ung thư, nhất là thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư.
Nhìn vào những trường hợp ung thư khởi phát nhiều trong những năm gần đây, chúng ta điều nhận thấy chúng đều có liên quan đến chính việc ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống, tập thể dục, thường xuyên căng thẳng hay các độc tố môi trường đều ảnh hưởng đến tất cả sự bắt đầu, sự tăng trưởng, và sự tiến triển của bệnh ung thư.
Trên quan điểm đó, có thể thấy rằng nếu 1 người có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu vận động, stress mạn tính, sống trong môi trường chứa các chất ô nhiễm có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, trong khi một người khác có chế độ ăn uống phù hợp, năng hoạt động thể chất, sống lạc quan và thư thái sẽ giúp phòng chống bệnh ung thư.
Dưới đây là một số việc đơn giản trong lối sống giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư.
Năng vận động
Vận động tích cực không chỉ tốt cho tim và phổi, mà còn giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn việc tập luyện thể dục, thể thao có thể giảm nguy cơ ung thư như thế nào, nhưng họ thu được bằng chứng cho thấy, hoạt động thường xuyên có thể giúp duy trì nồng độ các hormon trong cơ thể ở mức lành mạnh, tránh cho cơ thể bị tích mỡ, béo phì. 20 phút tập thể dục mỗi ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa.
Tăng cường hoạt động thể chất giúp nâng cao sức khỏe, ngừa ung thư. Ảnh: Tuấn Anh
Xua tan stress
Căng thẳng mạn tính, kéo dài làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ gây hiện tượng viêm nhiễm và là tiền đề cho bệnh ung thư tấn công. Những liệu pháp như yoga, thiền định, đi bộ đường dài chính là cách giúp quản lý căng thẳng. Mỗi người hãy tìm một môn thể thao giải tỏa căng thẳng mà cơ thể thấy thích thú để tập luyện là cách xua tan stress hiệu quả nhất.
Tránh xa nấm mốc
Độc tố aflatoxin được tìm thấy trong nấm mốc là một trong những chất gây ung thư được phát hiện. Nếu trong nhà có một đường ống nước bị vỡ hoặc tầng hầm, phòng tắm của gia đình bị ẩm ướt và có mùi ẩm mốc hãy tìm cách loại bỏ chúng. Sống chung trong không gian ẩm mốc tiềm tàng nguy cơ mắc bệnh nan y.
Giảm bớt thịt và bổ sung thực phẩm xanh trong bữa ăn
Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, chúng ta phải đặt ra mục tiêu ăn không quá 500 gam (trọng lượng đã nấu chín) thịt đỏ (ví dụ: thịt lợn, thịt bò và thịt cừu) mỗi tuần. Tốt nhất không dùng các thực phẩm chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích bởi các thực phẩm này thường được cho thêm muối nitrat và nitrit, quá trình hun khói và sấy khô có thể sản sinh N-nitroso, một hợp chất gây ung thư.
Sinh hoạt, ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn sống lâu, tránh xa bệnh tật.
Chế độ ăn thực vật bao gồm nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi hư hại dẫn đến ung thư. Hơn nữa, rau xanh và trái cây chứa ít calo, giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
Giảm thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn nhanh
Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thức uống có ga, nước tăng lực... làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì dẫn đến ung thư. Nước ép trái cây đóng hộp cũng có rất nhiều đường, vì vậy tốt nhất không nên uống nhiều, nên thay thế bằng nước khoáng, trà, hoặc nước uống thảo dược.
Nên giảm muối
Ăn quá nhiều muối có thể có hại cho sức khỏe của chúng ta, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng như tăng huyết áp. Natri là thành phần chính của muối. Để tính ra lượng muối có trong thực phẩm, hãy nhân hàm lượng natri với 2,5. Chúng ta chỉ nên ăn dưới 5g muối mỗi ngày
Cách giảm muối là: Từ từ giảm lượng muối ăn vào, cuối cùng là giảm hoàn toàn lượng muối này. Bạn không cần thêm muối khi nấu ăn hoặc tại bàn ăn. Kiểm tra nhãn thực phẩm và chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Cố gắng chế biến thực phẩm khi còn tươi, sử dụng gia vị và thảo mộc thay cho muối để tạo hương vị.
Hạn chế đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư đầu và cổ, thực quản, đại trực tràng và ung thư vú. Loại đồ uống này sản sinh ra oxy phản ứng có thể làm tổn thương ADN, protein và lipid hoặc chất béo trong quá trình oxy hóa. Chất này cũng làm suy yếu khả năng phá vỡ và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến nguy cơ ung thư. Bia, rượu cũng có thể chứa nhiều chất gây ung thư như nitrosamine, sợi amiang, phenol và hydrocarbon ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản.
Nói không với thuốc lá
Bỏ hút thuốc là điều quan trọng nhất mà một người có thể làm để giảm thiểu nguy cơ ung thư. Thuốc lá gây ra khoảng 90% của bệnh ung thư phổi và ung thư ở nhiều bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả vòm họng, thanh quản, thực quản, gan, dạ dày, tuyến tụy...
9 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây tổn thương phổi Sau đây là những nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây tổn thương phổi mà bạn cần lưu ý. Thảm có thể giữ lại nấm mốc, phân gián, mạt bụi và khí độc, và tất cả đều có thể làm tổn thương phổi - ẢNH: SHUTTERSTOCK 1. Nấm mốc Đối với người bị dị ứng nấm mốc hoặc người ó hệ miễn dịch yếu,...