Rủ bạn về nhà nhậu tới khuya, chồng còn tuyên bố “đàn bà chiều lắm sinh hư”, nhưng chưa đầy 3 phút sau mặt anh đã biến sắc trước những gì xảy ra
“Bạn lão chắc cũng ngại vợ bạn nên gàn rằng thôi không cần nhưng chồng em gặt bay, bảo đàn bà chiều lắm sinh hư…”, người vợ kể.
Chồng ham bia rượu chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với mỗi phụ nữ khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân. Thực tế, không ít mái ấm đã đổ vỡ cũng chỉ vì đàn ông không tự chủ được trước bàn nhậu.
Cùng cảnh ngộ lấy phải chồng quá đam mê rượu chè, người vợ trong câu chuyện dưới đây đã vào mạng chia sẻ câu chuyện hôn nhân đầy mệt mỏi của mình. Chuyện cô kể như sau: ” Một tháng 30 ngày thì có tới 24, 25 ngày chồng em đi làm về trong tình trạng mặt mũi đỏ tưng bừng. Hôm say quá thì nôn ọe từ cửa vào tới nhà vệ sinh hại vợ dọn tới đêm chưa được ngủ. Vì chuyện này mà vợ chồng cãi lộn không biết bao nhiêu lần nhưng chồng em vẫn không chịu thay đổi. Cứ hễ nói thì anh lại viện lý do tính chất công việc phải giao lưu, rồi thì không nhậu không ra tiền.
Bài chia sẻ của người vợ
Mà nói tới tiền thì thực tế em cũng không thấy chồng mang được về bao nhiêu. Một tháng anh ấy đưa cho em được đúng 7 triệu nhưng chẳng mấy tháng là không lấy lại ít thì cũng 2/3, nhiều thì một nửa để đi chè chén. Lúc say thì lè nhè, tỉnh thì ngồi chơi game, đọc báo hoặc không thì đầu ngõ trà đá chém gió tới bữa mới về ăn. Chẳng bao giờ chồng em biết động chân động tay giúp đỡ vợ. Nhiều lúc em oải chỉ muốn ly hôn ngay cho rồi nhưng nghĩ tới con đành phải cố.
Cách đây hơn tuần, đang ngồi làm em bị tụt huyết áp xây xẩm mặt mày lại, đi không vững nên gọi chồng qua công ty đón về. Thế mà nghe vợ báo ốm, anh không thèm hỏi xem vợ thế nào cũng không qua đón chỉ dửng dưng bảo vợ không tự đi xe được thì bắt taxi về, anh ấy còn bận.
Thái độ của chồng buổi trưa hôm đó đã làm em hụt hẫng lắm rồi nhưng tính anh ấy từ trước đều vô tâm, thờ ơ với vợ, em cũng dần quen. Tuy nhiên chiều ấy đi làm về, chồng em còn gọi thêm 4 người bạn tới nhà mua đủ gà vịt, bia rượu để nhậu với nhau. Em mệt quá gọi chồng vào phòng nói riêng rằng đang đau đầu muốn được yên tĩnh nghỉ ngơi nên một là anh giải tán đội nhậu, hai là đưa nhau đi chỗ khác. Vậy mà chồng em bơ đi vẫn thản nhiên bày mâm hò dô nâng cốc cả buổi tối. Họ ngồi tới 10h đêm, ăn hết đồ nhậu chồng em còn ngồi ngoài nói vọng vào sai em đi rán ít nem trong tủ với rang thêm đĩa lạc để cho anh với bạn uống tiếp.
Mấy gã bạn lão chắc cũng ngại vợ bạn nên gàn rằng thôi không cần nhưng chồng em xua đi: ‘Ôi giời, lấy vợ về là để sai làm mấy việc này chứ còn làm việc gì nữa. Đàn bà chiều lắm sinh hư’.
Video đang HOT
Vừa sai vợ, chồng em vừa cười nói với bạn như thế làm em muốn nhịn cũng không thể nhịn được hơn. Lập tức em mở cửa phòng đi ra gạt bay bia rượu trên bàn xuống sàn vỡ tan tành: ‘Anh nghĩ tôi lấy anh về chỉ để làm những việc như anh sai bảo thì anh nhầm rồi đó. Tôi còn làm được rất nhiều việc khác, chẳng hạn biết lấy nhầm chồng rồi thì bỏ’.
Miệng nói, tay em đập xuống bàn, giọng vẫn sang sảng: ‘Lấy một người chồng vô tâm, coi bia rượu hơn vợ thì thà không có còn hơn. Ly hôn đi’.
Ảnh minh họa
Mấy gã bạn nhậu của lão thấy vợ chồng em lớn tiếng, biết ý cấu véo, nháy mắt nhau đứng lên về hết. Chồng em xấu hổ với bạn nhưng biết vợ nổi khùng rồi cũng không dám làm căng thêm. Miệng mắng vợ điên mà vẫn tự đứng lên dọn dẹp nhà cửa. Em không thèm nói gì, về phòng đóng cửa nằm ôm con. Sáng sớm mai em dọn hành lý bắt xe đưa con về ngoại, ra tới cổng thì lão đuổi theo giữ lại. Lão nhận sai hứa sẽ thay đổi song em đáp: ‘Câu này tôi nghe nhiều rồi, khi nào anh thay đổi thật sự thì hãy nói chuyện còn hiện tại mình ly thân’.
Vậy là em lên taxi về ngoại. Từ hôm đó tới giờ không ngày nào chồng không nhắn tin gọi điện giục về mà em nhất quyết không”.
Phụ nữ có thể chịu đựng vất vả vì chồng miễn cả hai cùng cố gắng biết yêu thương quan tâm nhau. Chẳng người vợ nào muốn gắn bó với một người chồng ham hơi men, phó thác mọi gánh nặng cuộc sống lại cho bạn đời. Do vậy “màn vùng lên” của người vợ trong câu chuyện trên là rất dễ hiểu.
Cơ thể mất nước có nguy hiểm đến tính mạng?
Mất nước có thể gây nguy hiểm tính mạng như dẫn tới sốc nhiệt, tụt huyết áp.
Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh, từ việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đến đệm các khớp. Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể gây ra các biến chứng lâu dài cho sức khỏe. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến sốc nhiệt, có thể gây tử vong.
Biết các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mất nước có thể giúp điều trị sớm và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như huyết áp thấp và co giật.
Sau đây là những dấu hiệu mất nước và cách điều trị:
Dấu hiệu mất nước nhẹ đến trung bình
Cảm thấy khát, khô da, nhức đầu, co cứng cơ, giảm tiểu tiện, nước tiểu vàng sậm và khô miệng.
Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng
Chóng mặt, choáng váng, thở nhanh, tim đập nhanh, lú lẫn và ngất xỉu hoặc bất tỉnh. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng mất nước nghiêm trọng, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các triệu chứng mất nước có thể khác nhau ở trẻ em và người lớn. Trẻ nhỏ nhiều khi mải chơi nên quên việc uống nước, cho đến khi các triệu chứng trầm trọng hơn. Các triệu chứng mất nước ở trẻ em bao gồm môi khô, giảm tiết nước mắt, mắt trũng sâu và lừ đừ.
Mất nước mãn tính
Mất nước mãn tính có nghĩa là tình trạng mất nước phát triển theo thời gian và mất vài ngày tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, một người nào đó sử dụng thuốc lợi tiểu dẫn đến đi tiểu thường xuyên, có thể mất nhiều chất lỏng trong cơ thể hơn việc họ bổ sung nước. Điều này dẫn đến các triệu chứng mất nước theo thời gian. Các dấu hiệu của mất nước mãn tính tương tự như mất nước cấp tính (xảy ra đột ngột).
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước
Uống không đủ nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất nước. Các nguyên nhân khác bao gồm tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều và tăng tiểu tiện...
Điều trị mất nước
Phương pháp điều trị cho bất kỳ loại mất nước nào, dù nhẹ hay nặng là bổ sung chất lỏng. Làm thế nào để thực hiện, phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất nước và tuổi tác.
Mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng cách uống nước nhiều trong ngày. Bạn cũng có thể ngậm đá viên và cũng có thể uống nước có chất điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần điều trị bằng đường tĩnh mạch.
Ở trẻ em, liệu pháp thay thế đường uống được sử dụng để điều trị tình trạng mất nước vừa phải. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bù nước bằng đường uống cũng hiệu quả như phương pháp điều trị bằng đường tĩnh mạch.
Cần làm gì để phòng ngừa?
Uống đủ nước, ăn những loại thức ăn chứa nhiều nước, nhất là vào mùa hè. Nhu cầu nước mỗi người không giống nhau. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên không nên đợi tới khi khát mới uống nước. Tốt hơn là uống từng ngụm nhỏ, một cách đều đặn.
Khi thời tiết không quá nóng, nước ấm là sự lựa chọn tốt hơn. Bổ sung nước nhiều hơn bình thường khi gặp các vấn đề như tiêu chảy, nôn ói. Với các công việc nặng, đặc biệt nếu ở ngoài trời, nên uống nước trước và trong khi làm. Có thể đánh giá cơ thể đủ nước nếu nước tiểu loãng, vàng trong. Khi thời tiết lạnh cũng cần bổ sung nước vì lúc này không khí thường khô hơn, dẫn tới mất nước qua hơi ẩm.
Người già mắc các bệnh lý dù nhẹ như cảm cúm, viêm phế quản, nhiễm trùng bàng quang nên uống nhiều nước hơn thường ngày dù chưa biểu hiện triệu chứng của mất nước./.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: "Chúng tôi tiếp tục cảnh báo phụ huynh hãy cẩn thận hơn nữa" Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù có nhiều biện pháp phòng chống đã và đang được triển khai, tuy nhiên số ca trẻ nhập viện vì tai nạn này vẫn chưa giảm, nhất là đối với...