Rủ 1 giáo viên học chứng chỉ được “chiết khấu” 100-200 ngàn đồng, thảo nào sốt
Nhiều nhà giáo chúng tôi thấy tiếc nuối vì đã vội vàng bỏ ra một khoản tiền vô ích để lấy cái chứng chỉ đem về kẹp hồ sơ.
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một loạt Thông tư liên tịch 20;21;22;23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập.
Các trường học liên tục nhận được thông báo mở lớp chiêu sinh học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp từ cấp trên gửi về (Ảnh tác giả)
Sau những thông tư này, hàng trăm ngàn giáo viên bậc trung cấp có bằng đại học, cao đẳng đã được chuyển xếp lên hạng II và nhận bậc lương mới.
Tuy nhiên, gần như không có giáo viên nào phải đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp dù trong các thông tư ấy vẫn quy định.
Tháng 2/2021 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành một loạt Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐTquy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường công lập để thay thế cho những thông tư trước đây.
Nhưng khác với trước, lần này, giáo viên của toàn ngành giáo dục lại nháo nhào, đổ xô đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tạo nên một cơn sốt lớn. Người có chút tiền lo đi học còn đỡ, người phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi nhưng cũng cố ráng để đăng ký theo học.
Nhiều người thắc mắc, nguyên nhân vì đâu giáo viên lại đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nhiều đến thế?
Hiệu trưởng, phòng, sở giáo dục có là chất xúc tác?
Đồng nghiệp của chúng tôi ở nhiều nơi cho biết, liên tục nhận được thông báo từ nhà trường về việc chiêu sinh mở lớp học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Tìm hiểu kỹ thì đó là những thông báo từ sở giáo dục gửi về phòng, phòng lại gửi thông báo về trường và hiệu trưởng các trường học lại triển khai đại trà đến giáo viên.
Một số hiệu trưởng còn nói rằng không bắt buộc giáo viên đi học chứng chỉ nhưng ai thiếu chứng chỉ sẽ bị tụt hạng, giảm lương.
Không chỉ thông báo một lần, khi chiêu sinh chưa đủ số lượng, cấp trên lại liên tục gửi thông báo mới về và có những điều kiện ưu đãi như “nếu đủ số lượng sẽ mở lớp tại địa phương mà không phải ra tỉnh để học”…
Giáo viên bị động, liên tục nhận được những yêu cầu chiêu sinh như thế sao không khỏi lo âu cho được? Thế là, chẳng ai bảo ai cứ vậy mà đăng ký đi học nên mới tạo nên “cơn sốt” học chứng chỉ như vừa qua.
Video đang HOT
Lo cho giáo viên xuống hạng giảm lương hay vì có vì hoa hồng?
Không đăng ký học lớp do trường, phòng và sở giới thiệu, chúng tôi tự lập nhóm và liên hệ với một trung tâm liên kết với trường đại học chuyên đào tạo cấp các loại chứng chỉ.
Người tư vấn cho biết sẽ tặng lại hoa hồng cho người liên hệ. Mức giá 1 chứng chỉ là 2.500.000 đồng/giáo viên họ sẽ trích lại cho người mở lớp từ 100 đến là 200 ngàn đồng. Nghĩa là, càng rủ được người học đông, người mở lớp càng nhận được mức hoa hồng cao.
Tuy thế, chúng tôi thống nhất sẽ không nhận hoa hồng cá nhân mà giảm chung cho học viên của cả nhóm. Vì thế, học phí chúng tôi đã được giảm còn 2.300.000đ.
Tự nhiên chúng tôi liên tưởng, cái lớp học chứng chỉ do sở giáo dục giới thiệu cũng có học phí là 2.500.000đ.
Nếu chiêu sinh được hàng ngàn giáo viên theo học (số giáo viên một tỉnh đăng ký đi học chứng chỉ có nơi đã lên đến vài ngàn người) và nếu nơi đó họ cũng trích lại tiền mở lớp như nhóm chúng tôi đã nhận thì sẽ có số tiền hoa hồng sẽ lớn đến mức nào?
Ngày 19/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa quy định về chứng chỉ thăng hạng giáo viên, chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.
Giờ thì, nhiều nhà giáo chúng tôi thấy tiếc nuối vì đã vội vàng bỏ ra một khoản tiền vô ích để lấy cái chứng chỉ về đem kẹp hồ sơ.
Chúng tôi tiếc, giá mà không có những thông báo mở lớp học chứng chỉ do cấp trên gửi về, không có sự nhắc nhở của nhiều hiệu trưởng thì có lẽ cũng không có nhiều thầy cô giáo nhanh chóng đăng ký đi học như vậy. Và như thế, khoản tiền của chúng tôi sẽ không bị mất đi một cách vô ích.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên lên hạng có được truy lĩnh, xuống hạng xếp hệ số lương thế nào đây?
Có một số vấn đề chưa rõ, một số quy định trong các văn bản chưa có hướng dẫn xin được gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ giải thích để giáo viên được rõ.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, mã số, bổ nhiệm và xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông đã nhận được sự quan tâm rất lớn của giáo viên cả nước.
Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD ban hành ngày 12/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non và phổ thông công lập cũng đã giải đáp phần nào câu hỏi của các nhà giáo.
Trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có rất nhiều bài viết, những bài phân tích và những bài tư vấn của một số tác giả khá chi tiết về những trường hợp được bổ nhiệm, chuyển xếp lương theo các Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 20/3 tới.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các Thông tư và hướng dẫn của Bộ, theo dõi các bài viết của các tác giả thì tôi thấy vẫn còn một số vấn đề chưa rõ, một số quy định trong các văn bản chưa có hướng dẫn, một số điều Bộ giải thích chưa hợp lý xin được gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, mong 2 Bộ giải thích rõ để giáo viên yên tâm công tác.
(Ảnh minh họa trên Baochinhphu.vn)
Thứ nhất , các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 20/3/2021, theo chúng tôi hiểu là từ 20/3 tới sẽ tiến hành bổ nhiệm và giáo viên được hưởng lương theo Thông tư mới.
Tuy nhiên tại Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành thì trước ngày 30/6/2021 các tỉnh phải gửi phương án để thực hiện bổ nhiệm, xếp lương và trước 31/12/2021 phải báo cáo việc bổ nhiệm, xếp lương mới.
Với việc bổ nhiệm từ sau ngày 30/6/2021 và trước ngày 31/12/2021, trong quyết định bổ nhiệm có ghi ngày được bổ nhiệm, chuyển xếp lương từ 20/3 không? Giáo viên có được truy lĩnh phần chênh lệch cho thời gian chưa được hưởng tiền lương mới không?
Theo lộ trình từ 01/7/2022 việc xếp lương sẽ trả theo vị trí việc làm, sẽ bãi bỏ hệ số lương, lương cơ sở và được trả lương mới. Như vậy mục đích chính của việc tăng lương theo các Thông tư mới là gì, khi thời gian tồn tại của nó quá ngắn?
Thứ hai , các giáo viên nếu chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng hiện giữ thì chuyển "xuống hạng" như thế nào?
Khi thực hiện các Thông tư mới không chỉ có giáo viên được chuyển hạng tương đương (tăng hệ số) mà còn có trường hợp giảm/xuống hạng (giảm hệ số lương).
Việc tăng hạng, tăng hệ số lương đã được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 02/2007/BNV, tuy nhiên trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, tôi chưa tìm thấy có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc "xuống hạng".
Ví dụ 1: Một giáo viên mầm non đang giữ giáo viên mầm non hạng II cũ có hệ số lương từ 2,34 - 4,98, nay do thiếu tiêu chuẩn, điều kiện giáo viên hạng II mới thì bị xếp giáo viên hạng III mới có hệ số lương 2,1 đến 4,89. Vậy việc chuyển "xuống hạng" này được thực hiện như thế nào?
Ví dụ 2: Một giáo viên trung học phổ thông được xếp lương giáo viên hạng II cũ có hệ số lương 4,0 đến 6,38, nay do thiếu tiêu chuẩn hạng II mới nên bị xếp vào giáo viên hạng III mới có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98. Việc chuyển xếp này thực hiện ra sao?
Ví dụ 3: Một giáo viên trung học phổ thông được xếp hạng I có hệ số lương 4,4 đến 6,78, nay không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện giáo viên trung học phổ thông hạng I hay hạng II thì được chuyển xếp lương như thế nào?
Ví dụ 4: Một giáo viên trung học cơ sở được xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng I có hệ số lương 4,0 đến 6,38, nay không có bằng thạc sỹ, không đủ tiêu chuẩn giáo viên hạng II thì có thể chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III mới có hệ số lương 2,34 đến 4,98. Việc chuyển xếp này ra sao?
Mong hai Bộ ban hành quy định cụ thể các trường hợp "xuống hạng" này.
Thứ ba , việc chuyển xếp lương có hệ số lương gần nhất cụ thể là như thế nào?
Việc chuyển xếp lương theo Thông tư 02/2007/TT-BNV có nhiều giáo viên thắc mắc khi được xếp từ hạng II cũ có hệ số lương 2,34 đến 4,98 sang hạng II mới có hệ số lương 4,0 đến 6,38.
Xem như giáo viên đủ tất cả các tiêu chuẩn, điều kiện để được chuyển xếp giáo viên hạng II. Mong Bộ giải đáp cụ thể các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Giáo viên A hạng II cũ có hệ số lương 3,0 được chuyển xếp sang hạng II mới có hệ số lương bao nhiêu?
Trường hợp 2: Giáo viên B hạng II cũ có hệ số lương 3,33 được chuyển xếp sang hạng II mới có hệ số lương bao nhiêu?
Trường hợp 3: Giáo viên C hạng II cũ có hệ số lương 3,66 được chuyển xếp sang hạng II mới có hệ số lương bao nhiêu?
Trường hợp 4: Giáo viên D hạng II cũ có hệ số lương 3,99 được chuyển xếp sang hạng II mới có hệ số lương 4,0? Có phải giáo viên D khi chuyển sang lương mới sẽ hưởng lương giống giáo viên A, B, C khi thời gian công tác hơn từ 3 - 9 năm.
Thứ tư , tại sao giáo viên mầm non, tiểu học từ hạng IV cũ hay các hạng khác chuyển sang giáo viên mầm non, tiểu học hạng III mới không cần chứng chỉ chức danh hạng III, còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng III cũ khi chuyển sang hạng III mới lại yêu cầu chứng chỉ hạng III?
Trong khi đó, ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông giáo viên hạng III đều không yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III. Tại sao lại có sự phân biệt đối xử giữa giáo viên các bậc học như vậy?
Giáo viên hạng III của mầm non, tiểu học rất bức xúc mong Bộ giải đáp. Nhiều người đã tốt nghiệp đại học rất lâu, đủ các tiêu chuẩn đã chịu thiệt thời nay lại phải chuyển hạng thấp, lại phải học chứng chỉ hạng III nữa thì quá bất công. Mong hai Bộ nghiên cứu bỏ chứng chỉ hạng III ở tất cả cấp học, bậc học.
Thứ năm , nhiều giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã tốt nghiệp đại học từ 2012 đến nay vẫn không được chuyển hưởng lương đại học nên chỉ xếp lương giáo viên hạng IV (mầm non, tiểu học), hạng III (tiểu học, mầm non, trung học cơ sở), nhiều người đã có rất nhiều thành tích, nhiều người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,...
Trước năm 2011, giáo viên chỉ cần có bằng đại học từ xa đã chuyển hưởng lương đại học, còn những giáo viên trên đã chịu rất nhiều thiệt thòi, nay theo Thông tư mới họ lại tiếp tục xếp ở những hạng thấp nhất trong bảng lương thì quả thật rất bất công, chua chát.
Xin hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo có chính sách gì cho những đối tượng trên?
Trên đây là các câu hỏi thắc mắc của giáo viên mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời trong thời gian sớm nhất để giáo viên yên tâm công tác, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bộ hướng dẫn nước đôi, nỗi lo chứng chỉ hạng III vẫn lủng lẳng trên đầu thầy cô Đọc toàn bộ văn bản, chúng tôi cảm thấy văn bản này có phần...nước đôi, chưa rõ ràng, có chỗ còn mâu thuẫn về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Ảnh minh họa Suốt hơn 1 tháng qua, kể từ ngày 02/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức...