RS-26 Rubezh của Nga: “Quái vật” không thể đánh chặn
Tờ “Độc Lập” của Nga đưa tin, trong hoạt động mời thầu bảo hiểm phóng tên lửa chiến lược Nga 2013-2014, đã xuất hiện một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa từ trước đến nay chưa từng công khai là RS-26 Rubezh.
Tờ “Độc Lập” liệt kê một loạt các hoạt động phóng sẽ diễn ra trong 2 năm 2013 và 2014, bao gồm các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-20V “Voyevoda-M” (SS-18 Satan), RS-24 Yars (SS-29), RS-18 Stiletto (SS-19), RS-12M “Topol-M” (SS-25) sẽ được mua bảo hiểm phóng. Ngoài ra, trong danh sách này có một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa từ trước đến nay chưa từng công khai là RS-26 Rubezh.
Không khó để nhận ra, cách đây mấy tháng, Cục trưởng Cục tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu Nga – ông Denis Nowitzki đã báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin về kế hoạch phát triển và thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, chính là RS-26 Rubezh. Nó do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển, đây cũng là nhà thiết kế các tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M2, RS-24 và RSM-56 (R-30 Bulava-30).
Ông chỉ ra, theo kế hoạch xây dựng quốc phòng do Tổng thống Nga phê chuẩn, vào lúc 21h45 (giờ Moscow) ngày 6-6-2013, quân đội Nga đã phóng thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có độ chính xác cao, trên hệ thống vũ khí tên lửa chiến lược Rubezh, tại bãi phóng thử Kapustin Yar ở Astrakhan. Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu tại một khu vực thuộc Kazakhstan.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nhấn mạnh rằng, RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được.
Một quan chức công nghiệp quốc phòng Nga cho báo giới biết vào ngày 05-10, RS-26 Rubezh có khả năng mang theo nhiều đầu đạn tốc độ siêu cao, dẫn đường đa phương thức. Cho đến nay RS-26 đã phóng thử thành công ít nhất là 4 lần, cuối năm nay sẽ tiếp tục thử nghiệm 1 lần nữa. Sang năm 2014, Nga cũng sẽ có thêm vài vụ thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này.
Bài báo phân tích, rất có khả năng RS-26 Rubezh sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, sử dụng hệ điều khiển quán tính truyền thống, thay thế một số nguyên kiện mới để có thể kịp thời thay đổi các tham số bay và phân phối lại mục tiêu trước khi phóng. Nó có trọng lượng phóng khoảng 60 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động, tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa khoảng 6.000km
Theo ANTD
Ấn Độ sẽ phóng thêm 2 tên lửa liên lục địa Agni-5
Ngày 5-5, người phát ngôn Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Ravi Gupta cho biết, nước này có kế hoạch tiến hành thêm hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 tầm bắn hơn 5.500 km trong năm nay, nhằm tăng cường khả năng tấn công tầm xa.
"Chúng tôi có kế hoạch tiến hành thêm 2 vụ phóng thử tên lửa Agni-5 và chúng có thể diễn ra ngay trong năm nay, sau đó loại tên lửa này sẵn sàng được đưa vào phiên chế trong quân đội", phát ngôn viên Ravi Gupta cho biết.
Ấn Độ đã gia nhập "câu lạc bộ" các nước có khả năng phóng tên lửa tầm xa bao gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Israel và Pakistan sau khi họ phóng thử thành công tên lửa Agni-5 đầu tiên hồi tháng 4 năm ngoái, tiếp theo là Tiều Tiên với thành công của tên lửa Unha-3.
Về lí thuyết, Agni-5 có tầm bắn tới 6000km, nhưng trên thực tế chính các quan chức Ấn Độ cũng thừa nhận tầm bắn thực sự của nó là 5500km. Hiện họ có kế hoạch cải tiến tên lửa mạnh nhất này để có thể mang nhiều hơn 3 đầu đạn tiêu diệt nhiều mục tiêu trong một lần phóng.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5
"Chúng tôi đang phát triển theo hướng này. Chúng tôi sẽ cần phải có thời gian để phát triển, nhưng công việc của chúng tôi đang diễn ra đúng dự kiến", Giám đốc DRDO V.K.Saraswat cho biết.
Khi được hỏi về kế hoạch cải tiến này, ông cho biết: "Phần chính của tên lửa vẫn sẽ giữ nguyên hiện trạng. Ba giai đoạn đầu tiên vẫn giữ nguyên như vậy và chỉ phần đầu đạn có sự thay đổi.
Hiện Ấn Độ đang phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo mang tên vị thần lửa của họ là "Agni" (tức Liệt Hỏa), với 5 phiên bản cùng các tầm bắn và mục tiêu khác nhau. Agni-1 là loại tên lửa tầm gần 1 tầng, tầm bắn chỉ đạt 500-700km; Agni-2 và Agni-3 là tên lửa đạn đạo tầm trung; Agni-4 là tên lửa đạn đạo tầm trung, cận xa; còn Agni-5 là tên lửa đạn đạo tầm xa, tiệm cận với tên lửa xuyên lục địa.
Ngay khi mới kết thúc bắn thử nghiệm Agni-3; Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã công khai tuyên bố chuẩn bị phóng thử nghiệm Agni-5, có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân.
Cấu trúc 3 tầng của tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5
Kế hoạch ban đầu là quý I năm 2011 sẽ tiến hành thử nghiệm Agni-5, nhưng sau mấy lần thay đổi thời gian để khắc phục triệt để những thiếu sót về kỹ thuật, lần phóng thử đầu tiên đã diễn ra vào trung tuần tháng 4/2012. Ngày 19/04/2012, vụ phóng thử đã thành công tốt đẹp, loại tên lửa 3 tầng, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng (MIRV) này đã bắn trúng mục tiêu xa hơn 5.000km.
Hiện kiểu mới nhất trong dòng tên lửa này là Agni-6, được Ấn Độ bắt đầu chế tạo cuối năm 2011, đầu năm 2012. Loại tên lửa này được thiết kế với định hướng là tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn 10.000km - 12.000km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường (MIRV). Mỗi đầu đạn có thể chứa 6 - 10 đầu đạn con, có thể là loại thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Theo ANTD
Sức mạnh hủy diệt LGM-30 Minuteman-3 khiến Mỹ sợ Triều Tiên nổi giận LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM - Intercontinental Ballistic Missile), áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing của Mỹ sản xuất. Mỹ quyết định hoãn phóng kiểm tra LGM-30 Minuteman-3 Ngày...