Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?
Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.
Rotavirus có nguy hiểm không?
Hàng năm có khoảng 600.000 trẻ em trên thế giới mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus bị tử vong nhất là ở các nước đang phát triển. Đây là bệnh lý có thể phòng ngừa được bằng vaccine nhưng tỷ lệ trẻ mắc Rotavirus ở nước ta chỉ đứng thứ hai sau bệnh nhiễm trùng hô hấp.
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ. Có ít nhất 1 lần trẻ trong độ tuổi từ 1-5 tuổi sẽ mắc Rotavirus. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Với miền Bắc, khi thời tiết ẩm ướt, có mưa lạnh hoặc chuyển từ mùa đông sang mùa xuân là thời điểm dễ mắc bệnh nhất. Còn ở miền Nam với khí hậu nhiệt đới bệnh diễn ra quanh năm và chủ yếu rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9.
Mỗi năm trên thế giới, tiêu chảy cấp do Rotavirus khiến 600.000 trẻ em tử vong.
Rotavirus lây qua đường nào? Rotavirus thường lây truyền thông qua đường ăn uống khiến đường tiêu hóa bị rối loạn vận động dẫn tới tình trạng tiêu chảy cấp. Khi trẻ tiếp xúc với bề mặt có chứa virus và đưa tay lên miệng, virus có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa sau đó gây tiêu chảy cấp. Đáng nói, không thể khử khuẩn Rotavirus bằng dung dịch xà phòng thông thường mà cần phải sử dụng dung dịch diệt khuẩn có cồn.
Khi mắc Rotavirus, trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn nước điện giải nhanh. Trong trường hợp không thể chữa trị kịp thời, trẻ có thể gặp tình trạng nặng hơn nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus
Video đang HOT
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Nếu trẻ bị đau bụng kèm theo sốt, tiêu chảy, nôn thì cha mẹ cần quan sát xem có các dấu hiệu nhiễm trùng không? Trong trường hợp trẻ sốt cao kèm theo lưỡi bẩn, môi khô thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng do nhiễm khuẩn tiêu hóa, không phải Rotavirus.
Ở các nước nhiệt đới, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus thường xảy ra quanh năm.
Dấu hiệu điển hình để nhận biết trẻ mắc Rotavirus là:
- Số lần trẻ đi vệ sinh lên tới hàng chục lần có thể lên tới 20 lần/ngày.
- Sốt, mệt. Có tới 50% trường hợp mắc Rotavirus sẽ sốt nhẹ 38 độ C.
- Da khô, mắt trũng
- Không thể tự uống nước
Khi xác định trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus, cha mẹ cần bình tĩnh đáng giá tình trạng của con. Trước hết cần điểm lại những đồ ăn trẻ đã hấp thụ trong ngày. Trong trường hợp số lần tiêu chảy không quá nhiều có thể sử dụng oresol để bù nước, điện giải cho trẻ tại nhà. Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng từ 3-8 ngày.
Rotavirus là bệnh dễ lây truyền, nếu trẻ mắc bệnh cha mẹ cần cách ly trẻ để không lây nhiễm cho trẻ khác. Sau khi trẻ đi vệ sinh cần vệ sinh bồn cầu bằng dung dịch diệt khuẩn có cồn.
Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc truyền miệng hay phương pháp dân gian để chữa tiêu chảy cấp do Rotavirus vì không những không có tác dụng mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nếu nhận thấy trẻ mệt mỏi, không ăn uống, da khô, sốt, nôn nhiều… cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để điều trị.
Cha mẹ có thể phòng Rotavirus cho trẻ bằng cách tiêm vaccine. Khi xuất hiện dịch hoặc có những nguy cơ tiềm ẩn nên vệ sinh nhà cửa bằng Cloramin B. Bên cạnh đó thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ.
Dễ nhầm lẫn bệnh Guillain-Barré với các bệnh lý khác
Nhiều bệnh nhân mắc Guillain-Barré- một bệnh thần kinh cơ cấp tính dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến bệnh diễn tiến nhanh, nguy cơ tê liệt toàn thân, tử vong.
Bệnh nhân nam tên T. Việt kiều Sóc Trăng thăm người thân, bỗng có cảm giác tê bì hai chân. Trước đó ông bị bị rối loạn tiêu hóa ăn uống kém nên nghĩ là do thiếu chất. Chỉ một ngày sau, tình trạng tê nhiều hơn, kèm theo yếu tay chân, mệt và khó thở. Người nhà đưa ông đến cấp cứu tại bệnh viện.
Nhiều bệnh nhân Guillain-Barré, một bệnh thần kinh cơ cấp tính, nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến bệnh diễn tiến nhanh, nguy cơ tê liệt toàn thân, tử vong.
Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 59 tuổi, TP.HCM có triệu chứng giống cảm cúm, kèm theo những cơn ho. Khoảng 2 tuần trước nhập viện, bà bị tê bì tay chân đi khám tại một phòng khám tư và được bác sĩ kê đơn thuốc uống. Tuy nhiên tình trạng tê bì ngày càng tăng, cảm giác yếu tứ chi, không thể tự đi đứng được.
Theo ThS.BS Quãng Thành Ngân, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cả hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có những dấu hiệu nguy hiểm như cần hỗ trợ oxy, chân tay tê yếu, khó cử động, nói hụt hơi.
Bác sĩ chỉ định đo điện cơ và xét nghiệm dịch não tủy. Kết quả ghi nhận ông T.và bà C. mắc hội chứng Guillain-Barré. Đây là một bệnh lý thần kinh cơ ngoại vi tự miễn cấp tính, trong đó hệ miễn dịch tự tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể. Triệu chứng điển hình là liệt ngoại vi cấp tính, rối loạn cảm giác và mất phản xạ đối xứng hai bên, có hoặc không liệt các dây thần kinh sọ kết hợp.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn tiến nhanh, khó dự đoán. Người bệnh có nguy cơ tê liệt toàn bộ cơ thể, biến chứng suy hô hấp rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nhịp tim, tử vong nhanh.
Theo bác sĩ Thành Ngân, gần đây có nhiều bệnh nhân mắc hội chứng Guillain-Barré nhập viện muộn khi bệnh đã diễn tiến nặng. Đa số trường hợp do nhầm lẫn triệu chứng bệnh với các bệnh lý khác như cảm cúm, tiểu đường, thiếu vi chất.
Bệnh thường khởi phát sau khi bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiêu chảy cấp, cảm cúm, viêm đường hô hấp cấp, viêm gan HBE.
Người bệnh cần được cấp cứu kịp thời, theo dõi điều trị nhằm tránh biến chứng nguy hiểm. Mức độ hồi phục của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau, 3-6 tháng hoặc kéo dài 1-5 năm.
Bác sĩ Ngân cho biết thêm, khoảng 2/3 bệnh nhân Guillain-Barré có tình trạng mắc các bệnh lý nhiễm trùng trong vòng khoảng 6 tuần trước khi khởi phát bệnh. Trong thời tiết giao mùa, các loại vi rút, vi khuẩn, gây bệnh phát triển mạnh, nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa cao.
Khi đó, cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nhưng đồng thời tấn công luôn hệ thần kinh ngoại biên, gây ra các triệu chứng của hội chứng Guillain-Barré.
Người bệnh nếu xuất hiện cảm giác tê bì, yếu chân tay tăng dần, nhất là sau khi mắc các bệnh lý tiêu hóa hoặc hô hấp, nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn, dấu hiệu phụ huynh phải đưa ngay tới bệnh viện Khi trẻ bị ngộ độc cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên, dịch nôn trớ, phân và nước tiểu của trẻ. Nếu có dấu hiệu nặng gia đình phải đưa trẻ đến ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Có nhiều loại vi khuẩn gây nên bệnh tiêu hóa ở trẻ như độc tố có tụ cầu vàng,...