Rớt nước mắt vì… ‘người đàn ông của mẹ’
Thảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gọi bất kỳ người đàn ông nào khác là bố, ngoại trừ người cha đã mất của mình…
Cô ứa nước mắt, vì nếu bố cô còn sống, giờ này ông đã giúp cô san sẻ khó khăn những ngày vừa qua. Cô đứng chững lại vài giây….
Đối với Thảo, cái ngày mẹ cô dẫn người đàn ông ấy về và tuyên bố sẽ lấy chồng là ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời. Từ ngày bố cô mất đi, hai mẹ con vẫn tự hứa sẽ nương tựa vào nhau để sống, sau này Thảo lấy chồng cũng sẽ về ở với mẹ để phụng dưỡng mẹ đến già, ấy vậy mà mẹ đã nuốt lời.
Hết nhìn mẹ rồi lại quay ra nhìn người đàn ông ấy với ánh mắt căm thù, Thảo biết, mẹ không nói thì thôi chứ đã nói ra thì chắc chắn điều đó sẽ phải là sự thật. Dù cô có phản đối thì nó cũng chẳng có tác dụng gì, thà cô cứ im lặng rồi sẽ phá ngầm từ bên trong, rồi kiểu gì ông chú kia không chịu được cũng sẽ phải bỏ đi.
Những ngày sau đó, Thảo sống như một đứa con gái hư hỏng, không có giáo dục. Trước mặt mẹ, cô gọi bố dượng là chú, ăn nói cộc lốc, hễ không có mặt mẹ là buông lời cay nghiệt, xỉa xói bằng những lời lẽ hệt như dân du côn, đầu đường xó chợ. Nhưng dường như ông ấy không chấp cô nhóc mới lớn như Thảo. Ông luôn cười hiền từ và tìm cách để hòa hợp với cô… càng như vậy, cô càng thấy kinh tởm khả năng thảo mai, giả dối của bố dượng. Đối với cô, người đàn ông duy nhất tốt với cô chính là bố cô, không thể là một ông bố dượng nào khác.
Video đang HOT
Kể cả khi cô đi học từng đồng từng hào là tiền bố dượng đi làm thuê chắt chiu để gửi cho cô nhưng cô cũng chẳng mảy may cảm động. Đối với cô, đó là cái giá mà ông ta phải trả cho việc cướp đi tình yêu của mẹ dành cho mình. Dù ông có hiền lành, chu đáo bao nhiêu nhưng đối với Thảo lại càng thêm đáng ghét bấy nhiêu.
Rồi Thảo đi lấy chồng, cô sung sướng biết bao khi nghĩ đến cảnh từ nay sẽ không còn phải sống chung mái nhà với ông ta nữa. Họa hoằn lắm cô cũng mới về, càng không tiếp xúc, cô càng đỡ ghê tởm những hành động quan tâm giả dối của bố dượng.
Nhưng khi con gái cô được 2 tuổi, chồng cô không may gặp tai nạn. Cực chẳng đã, cô gửi con về cho bà ngoại chăm giúp để vừa có thể chăm chồng lại trông nom cửa hàng. Được 2 tuần, chồng ra viện, Thảo vội vàng bắt xe về quê để đón con gái.
Vừa về tới ngõ, cô đã giật mình nhìn thấy cảnh 2 ông cháu đang chơi vui vẻ với nhau ở ngoài sân. Cô ứa nước mắt, vì nếu bố cô còn sống, giờ này ông đã giúp cô san sẻ khó khăn những ngày vừa qua. Cô đứng chững lại vài giây, rồi thoáng thấy bóng mẹ cô bước ra từ phòng ngủ, dáng vẻ mệt nhọc: “Tôi đã bảo ông gọi cái Thảo về, nó đưa con bé sang ngoại, chứ tôi bị ốm, ông một tay chăm cháu, một tay chăm bà thế này tội quá, không khéo rồi ông cũng ốm ra thì khổ.” Bố dượng cô cười hiền từ nhìn vợ: “Tôi khỏe lắm, nó có đẻ 2 đứa nữa tôi cũng chăm được, nhà nội nó thì xa xôi, để nó đưa con bé đi tội ra, khéo lại ốm thì khổ. Mà nó ở đây ngoan thế này, vợ chồng mình thấy vui cửa vui nhà hẳn, nó mà đón con bé đi chắc tôi buồn lắm”.
Nhìn con gái đu lên cổ, đòi ông cái này cái nọ, rồi thấy người đàn ông ấy ân cần chăm sóc mẹ mình, Thảo thấy hối hận về những lời nói xấc xược trước đây vô cùng. Cô đã luôn nhìn “chú” bằng ánh mắt kỳ thị, căm ghét. Thảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ gọi bất kỳ người đàn ông nào khác là bố, ngoại trừ người cha đã mất của mình. Nhưng qua nhiều chuyện với “chú”, cô mới biết có lẽ mình sẽ thay đổi, từ giờ, cô sẽ gọi ông ấy là bố…
Theo Afamily
500 triệu trong tài khoản khiến cô gái thành phố ứa nước mắt
Khi nhét thẻ vào máy ATM, Hằng sững sờ, trong thẻ là 500 triệu, Hằng cảm thấy ứa nước mắt.
Người ta bảo, hôn nhân là chuyện của hai gia đình chứ không đơn giản là chuyện của riêng hai người. Nhưng Hằng không nghĩ như vậy, cô là con gái độc nhất trong gia đình nên được bố mẹ hết lòng cưng chiều. Chỉ cần cô muốn gì bố mẹ sẽ nhiệt tình ủng hộ, Hằng yêu Bình cũng bởi vì anh rất nghe lời và thương yêu cô, cho nên cả hai mới tính đến chuyện hôn nhân.
Hằng là gái thành phố, còn Bình là trai nông thôn. Tuy gia đình của Bình rất nghèo nhưng anh đối xử với Hằng rất tốt, anh không bao giờ to tiếng với cô. Chỉ cần Hằng nói lạnh, Bình sẽ không do dự cởi áo khoác ngoài và choàng lên người cô để ủ ấm, chỉ cần Hằng nói nóng, Bình sẽ cầm quạt và quạt mát cho cô cả ngày cũng được.
Hằng đã nói với Bình, sau khi kết hôn cô muốn cả hai ở lại thành phố sinh sống chứ không muốn về làng quê nghèo nàn. Trước tiên là thuê nhà ở, khi nào có tiền rồi mới tính đến chuyện mua nhà. Hằng sợ sống cùng bố mẹ chồng sẽ nảy sinh mâu thuẫn nên tốt nhất là chọn ở riêng, Bình đồng ý và nói mọi chuyện sẽ nghe theo lời Hằng.
Không lâu trước đó, Hằng và Bình vừa có một chuyến về thăm gia đình anh. Đây là lần đầu tiên Hằng đến nhà Bình, bố mẹ của Bình đón tiếp Hằng rất nồng nhiệt, có một điều khiến Hằng cảm thấy khó chịu chính là ngôi nhà của Bình khá cũ kĩ, lại có mùi giống như mùi mốc meo cứ thoang thoảng trong không khí.
Ảnh minh họa
Mẹ của Bình lấy từ trong tủ bếp ra một nửa trái dưa hấu, bà bảo: "Bác nghe thằng Bình nói con thích nhất là ăn dưa hấu, cho nên hai bác có để dành cho con nè". Mẹ của Bình cắt dưa hấu xong thì đẩy đến trước mặt Hằng, Hằng cười ngượng ngùng nhưng cô không ăn ngay, cô nói: "Bác đừng nghe anh Bình nói linh tinh ạ, con không thích ăn dưa hấu đâu, anh ấy thích ăn nên mới nói thế".
Hằng quả thật thích ăn dưa hấu, nhưng nhìn con dao cắt dưa hấu trông rất bẩn thỉu, cho nên cô lại đẩy đến trước mặt Bình. Bình dường như rất hiểu ý của Hằng, anh cầm dưa hấu lên ăn ngon lành. Sau khi bố mẹ Hằng rời khỏi chỗ ngồi, Bình mới tiến sát lại bên tai Hằng và thì thầm như chế nhạo cô: "Con dao ấy mẹ anh dùng 10 năm rồi, là dao loại tốt đấy, nó hơi biến màu chứ không phải rỉ sét đâu, mẹ anh là người sạch sẽ nên em đừng ngại". Hằng liếc anh một cái và bảo: "Con dao ấy không rỉ sét nhưng nhìn cắt miếng dưa là hết muốn ăn rồi".
Đến bữa cơm, bố mẹ Bình thay nhau gắp thức ăn và để vào chén của Hằng, dù Hằng rất đói nhưng cô không muốn động đũa, chỉ cần nhìn chén đũa cũ kĩ đến mức không thể đoán được niên đại của nó cũng khiến Hằng tiêu tan luôn cảm giác đói. Dưới sự ân cần của bố mẹ Bình, Hằng cố gắng ép mình ăn vài miếng, nhưng đồ ăn vừa nuốt vào bụng thì cô lại rợn hết cả người. Trước khi về, bố mẹ Bình đã nhét vào tay Hằng thẻ tài khoản tiết kiệm, bà bảo: "Hai bác cảm thấy có lỗi vì không thể sắm sửa cho hai đứa ngôi nhà đàng hoàng, chút tiền gom góp này hai đứa cứ dùng mà lo cho tương lai". Khi nhét thẻ vào máy ATM, Hằng sững sờ, trong thẻ là 500 triệu, Hằng cảm thấy ứa nước mắt.
Số tiền này Hằng định trả lại cho bố mẹ Bình, vì cô nghĩ có lẽ đó là số tiền dành dụm khi về già của hai bác. Nhưng bố mẹ của Hằng thì bảo cứ giữ lấy, họ sẽ cho thêm tiền để cả hai mua một căn nhà ở thành phố đắt đỏ này. Hằng khăng khăng cãi lại bố mẹ mình vì cô không đành lòng dùng số tiền mồ hôi nước mắt của hai bác, mẹ Hằng bảo cô khờ dại, bà bảo: "Con về nhà nó đã thấy sáng mắt ra chưa? Mẹ đã bảo rồi, đừng có dại mà cắm đầu vào yêu trai nghèo, nó không thể cho con cuộc sống sung sướng như con muốn, rồi đây khi con rời khỏi vòng tay của bố mẹ, sướng khổ là do con tự chịu chứ không ai gánh cho con nữa đâu".
Hằng cảm thấy rất hoang mang, lẽ nào trong tình yêu phải cân đo đong đếm mệt mỏi như vậy sao? Hằng biết bố mẹ rất yêu thương cô nên mới nói như vậy, nhưng gia cảnh của Bình nghèo nàn đâu phải lỗi của anh. Chẳng phải gia cảnh của Bình tuy nghèo nhưng Bình rất tuyệt và bố mẹ Bình cũng đáng trọng đó sao. Hằng tin rằng chỉ cần cô và Bình cùng yêu thương nhau thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua, hiện tại dù cuộc sống vật chất có khó khăn nhưng cô tin tình yêu này sẽ giúp cả hai cùng vượt qua mọi sóng gió trong hôn nhân.
Theo PNVN
Ai cũng rớt nước mắt trước hình ảnh người chồng nghèo ôm di ảnh vợ Mỗi năm gần đến ngày giỗ của vợ, ông đều đạp xe ra chợ từ sớm mua hoa đẹp rồi chọn từng lá trầu, quả cau, đồ lễ để thắp hương cho vợ. Năm nào cô con gái cũng thấy bố vừa khóc vừa lau mộ cho mẹ. Ngày vợ mất người chồng có khuôn mặt khắc khổ ấy ngồi bất động, nước...