Rốt cuộc mẹ là ai trong cuộc đời của con???
Tình yêu khi cho đi cũng đòi hỏi người kia đáp lại. Vậy thì, tình mẹ con cả đời không thể cắt đứt lại không được con trân trọng bằng cả tấm lòng?
Con yêu của mẹ, hôm nay con chào mẹ, xin mẹ cho con được lên trường sớm hơn để cùng đón sinh nhật với bạn trai, để dành thời gian chọn món quà thích hợp nhất cho người ấy. Mẹ đặt câu hỏi:”Vì sao từ trước tới nay con chưa từng nhớ mua quà sinh nhật tặng mẹ?”. Con liền tức giận và nói, những bà mẹ khác đều không chủ động đòi quà sinh nhật của con, họ dành tình tình thương cho con cái còn không hết, chẳng ai giống mẹ, chỉ biết than phiền, oán trách? Hơn nữa, tình yêu không thể đem ra so sánh với tình thân.
Con yêu, có lẽ bây giờ con không hiểu được rằng , một người mẹ khi cảm thấy uất ức trong lòng cũng chẳng bao giờ nói cho con cái biết, mẹ thà một mình lặng lẽ chịu đựng còn hơn thấy khuôn mặt hồn nhiên của con vướng chút lo âu, phiền muộn. Hoặc là mẹ giống như lời con nói, không phóng khoáng vô tư, những việc ấy mẹ thực sự làm không được. Ông trời cho con được gọi mẹ là mẹ không phải lúc nào cũng bắt mẹ phải dũng cảm, phải kiên cường, phải biết nhẫn nhịn chịu đựng làm một người vĩ đại. Ông trời còn cho mẹ sự yếu đuối, nhạy cảm thậm chí là ham hư danh, ích kỉ của một người phụ nữ. Vì thế, con không có quyền trách mẹ, không có quyền đòi hỏi khi con chưa phải người con tốt.
Mỗi kì nghỉ, con đều vội vàng về nhà rồi lại vội vàng ra đi, dường như tình yêu đã chiếm trọn cuộc sống của con. Khi muốn nói chuyện với bạn trai con đều phải suy nghĩ rất kĩ, sợ làm mất lòng người ta rồi lại vô cớ tức giận với mẹ. Con nhạy cảm mà rất nhanh quên, nhưng những lời nói vô tình ấy lại khiến mẹ đau lòng biết bao nhiêu. Con có thể bỏ học đi chơi với bạn trai, tâm sự, cùng người ấy đi dạo, chen chúc nhau trên phố. Con có từng nghĩ đến, những kì nghỉ ngày càng ngắn đi, mẹ của con không có ai bầu bạn. Con ngoài việc lên mạng, buôn chuyện thì còn lại bao nhiêu thời gian dành cho mẹ? Con trách mẹ, mỗi tháng con tiêu hết 200 đồng tiền điện thoại vậy mẹ muốn hỏi, trong 200 đồng đó, con dành mấy đồng cho mẹ? Con viết tin nhắn ngộ nghĩnh, đáng yêu chọc bạn trai cười vậy con có từng nghĩ, khi một người mẹ nhớ con mà nhận được một tin nhắn vui vẻ sẽ được an ủi rất nhiều hay không?
Vốn dĩ từ nhỏ con đã là một đứa trẻ rất ích kỉ. Con bắt mẹ dậy sớm chuẩn bị bữa sáng, món ăn không vừa miệng thì con giận dỗi bỏ bữa. Tan học con gọi mẹ đến đón, đã vậy còn không nói một lời cùng bạn bè đi chơi đến tối chưa về, khiến mẹ lo lắng vừa khóc vừa đi qua từng con phố gọi tên con. Trước khi đi ngủ mẹ đều mang cho con ly sữa nóng, lúc con uống con không thầm cảm ơn mẹ, đến khi vì bận việc mẹ quên mất thì còn lại tức giận không nhìn mặt mẹ. Trước mỗi kì thi, còn đều vô ý quên nói với mẹ, lần này con sợ thi không đỗ sẽ phụ sự kì vọng của mẹ. Nhưng, con à, con lúc nào cũng muốn mẹ hết lòng yêu thương con vậy sao khi con đạt thành tích tốt, con không tặng mẹ món quà đó? Con đi khoe với bạn trai. Tình yêu khi cho đi cũng đòi hỏi người kia đáp lại. Vậy thì, tình mẹ con cả đời không thể cắt đứt lại không được con trân trọng bằng cả tấm lòng?
Video đang HOT
Không phải mẹ đố kị với tình yêu con dành cho bạn trai. Suy cho cùng, tình yêu vẫn là một con đường đầy chông gai trắc trở. Mẹ chỉ hi vọng khi con hết lòng vun đắp cho tình yêu thì hãy nghĩ đến những khó khăn vất vả mẹ vì con mà chịu đựng 22 năm nay, chỉ mong con đem tình yêu dành cho bạn trai cả một đời dành cho mẹ 1 năm. Có thể lấy 1 năm ấy tặng cho người mẹ hết lòng yêu con được không? Yêu cầu ấy so với những gì mẹ bỏ ra chỉ là hạt cát, nhưng mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Sinh nhật mẹ, con không cần tặng quà, mẹ chỉ cần con gọi điện để mẹ nghe lời chúc phúc của con. Vào mỗi kì nghĩ, con khi du lịch khắp nơi thì hãy nhớ đến nơi nào đó cũng báo cho mẹ biết con vẫn bình an để mẹ yên tâm, không vì lo lắng mà mất ngủ cả đêm. Cho dù thành tích học tập không tốt, con phải thi lại cũng chỉ cần con nói với mẹ một câu xin lỗi thôi. Hay con đi làm kiếm được tiền, con mua quần áo đắt tiền tặng bạn trai thì hãy nhớ gửi cho mẹ một tin nhắn, để nói cho mẹ biết, vốn dĩ kiếm được một đồng tiền phải bỏ biết bao mồ hôi công sức.
Theo Guu
Thêm một ngày con ở bên mọi người
Mỗi buổi sáng, cậu con trai bé bỏng của tôi đều thức giấc với nụ cười tươi sáng như để nói rằng: "Con có mặt ở đây thêm một ngày nữa bên mọi người, và con rất mừng vì điều đó".
Ben chào đời ngày 20 tháng 9 năm 1989. Không lâu sau khi sinh Ben, vợ chồng tôi được các bác sĩ thông báo rằng cháu bị mù và điếc bẩm sinh. Đến năm Ben lên ba, chúng tôi còn biết thêm là cháu không thể đi lại được.
Từ khi Ben mới được hai ngày tuổi, gia đình chúng tôi đã bôn ba, lặn lội khắp nơi để tìm cách chữa bệnh cho cháu. Bất kể tốn kém bao nhiêu, mỗi khi nghe có bác sĩ giỏi hay bệnh viện nào có khả năng chữa trị bệnh cho cháu là chúng tôi tìm đến. Hàng trăm mũi tiêm đã chích vào cơ thể bé bỏng của cháu và biết bao lần chụp X-quang, CT, cộng hưởng từ. Sau đó là đủ loại thiết bị hỗ trợ võng mạc, căng dây chỉnh hình, dụng cụ trợ thính, xe lăn, khung tập đi cùng với đủ từng ấy các nhà trị liệu hướng dẫn. Đó là chưa kể đến những ca phẫu thuật dai dẳng.
Khi lớn lên, cuộc sống của Ben luôn được kề cận bên các bác sĩ. Một bác sĩ trị liệu về thị giác. Một bác sĩ về thính giác. Một chuyên gia giáo dục đặc biệt, một chuyên gia vật lý trị liệu, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ và tiếng nói, một chuyên gia thần kinh, một bác sĩ khoa chỉnh hình, một bác sĩ mắt trẻ em, một bác sĩ tai-mũi-họng, một bác sĩ khiếm thính, một nha sĩ, một nhà phẫu thuật miệng, một chuyên gia chỉnh răng - và lúc đó Ben mới tám tuổi.
Tuy nhiên, mỗi buổi sáng, cậu con trai bé bỏng của tôi đều thức giấc với nụ cười tươi sáng như để nói rằng: "Con có mặt ở đây thêm một ngày nữa bên mọi người, và con rất mừng vì điều đó".
Chị gái của Ben ra đời trước Ben ba năm. Tôi còn nhớ chồng tôi và tôi đứng ngắm nhìn cháu rất lâu trong những lần cháu tập đi, chờ đợi những âm thanh phát ra từ đôi môi xinh xắn của cháu. Và chúng tôi xem đó là những khoảnh khắc lịch sử đáng nhớ - một đề tài hãnh diện, nói mãi không chán trong các cuộc chuyện trò. Chúng tôi vẫn luôn nghĩ là chúng tôi đã có một cô con gái thông minh và xuất chúng.
Sau khi cháu Ben ra đời, tình yêu dành cho cháu đã làm thay đổi quan điểm của chúng tôi. Ở độ tuổi nào đó trẻ nói được bao nhiêu tiếng, hoặc trẻ có những phát triển sớm vượt trên mọi kỷ lục mà sách vở đã tiên liệu không còn là điều quan trọng với chúng tôi nữa. Mỗi đứa trẻ chứa đựng một phẩm chất kỳ diệu khác nhau và không thể so sánh được. Cuộc đời của chúng không được mang ra cân đong đo đếm bằng việc chúng thiếu khả năng này hay có những khả năng phi phàm khác.
Năm Ben được bốn tuổi, cháu có thể thao tác điêu luyện xe lăn của cháu nhưng cháu lại không thể nói được tiếng nào - ngoài những nguyên âm ê, a. Thế nên đến bữa ăn tối, gia đình chúng tôi đặt thêm lên bàn ăn một cái máy ghi âm để thu những âm thanh Ben phát ra vì rõ ràng cháu cũng muốn mình góp phần vào cuộc chuyện trò vui vẻ của gia đình. Và biết đâu khi cháu nghe được giọng của chính mình và của mọi người trong nhà qua máy ghi âm, một năng lực tiềm tàng nào đó bên trong con người cháu sẽ được khơi dậy.
Vào một buổi chiều tháng 9 năm 1993, máy thu âm vẫn đang mở khi tôi vừa đút cho cháu ăn vừa nói chuyện với cháu. Bất ngờ, thời gian như ngừng lại - tôi sẽ không bao giờ quên được ánh nhìn trong đôi mắt của con trai tôi, sự tập trung trên gương mặt của cháu, hình thể của miệng cháu - cháu ngước nhìn tôi từ trong xe lăn và thốt ra ba từ đầu tiên của đời mình:
- Con yêu mẹ.
Tôi xoay người về phía chồng tôi. Anh cũng đang nhìn tôi, rưng rưng nước mắt:
- Terry, anh nghe. Anh đã nghe rõ con nói gì!
Tôi đã thu những lời nói đó vào băng để nghe lại mỗi khi cần, mặc dù từ đó không nghe cháu nói thêm lời nào nữa. Nhưng, bạn biết đấy, tôi không thường xuyên mở đoạn băng này. Đơn giản vì tôi không cần phải làm như thế. Tôi luôn luôn nhận ra ánh nhìn trong đôi mắt của cháu - cho dù chúng bị mù - khi cháu ghé sát mặt tôi và hôn lên má tôi. Và đó là tất cả những gì tôi cần.
Theo Guu
Bạn cấp 3 muốn cưới để tôi giữ cái thai của người khác Cậu ấy rất nhiệt thành, còn bảo như là duyên số, nếu tôi không có chuyện chắc cậu ấy không bao giờ có hy vọng làm chồng tôi. Tôi 27 tuổi, giáo viên một trường PTTH. Năm tôi học cấp 3, có người bạn rất thích tôi, tên Nam. Tôi lúc ấy học giỏi, xinh xắn nên không đoái hoài gì, cậu ấy...