Room ngoại cho Fintech nên ở mức nào?
Mặc dù NHNN đã có bước nới hơn khi đề xuất tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các Fintech là 49%, nhưng vấn đề này hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều.
NHNN đề xuất room ngoại cho Fintech là 49%
Room ngoại dự kiến cho Fintech
Tại Dự thảo Nghị định quy định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế cho Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ đang được NHNN (cơ quan soạn thảo) lấy ý kiến đóng góp, cơ quan này đề xuất tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp) là 49%.
Theo NHNN, đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, liên quan đến hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia. Do đó, để tránh sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động tài chính- ngân hàng, thì cần thiết quy định tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, do đây là loại hình hoạt động mới, đầy tiềm năng, nên việc tạo môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp trong nước là thực sự cần thiết. Do đó, cơ quan quản lý chuyên ngành cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước nắm bắt được cơ hội, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình…
Tuy nhiên, như phát biểu của ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó vụ trưởng Vụ Thanh Toán NHNN tại Tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” diễn ra trung tuần tháng 8 tại Hà Nội thì không nên đánh đồng trung gian thanh toán với Fintech bởi trung gian thanh toán chỉ là một trong hàng chục lĩnh vực Fintech.
Liên quan tới vấn đề này, Dự thảo Nghị định cũng đã lường trước và quy định: “Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoạt động đa ngành, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại tổ chức cung ứng này không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề hoạt động của tổ chức này có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác”.
Video đang HOT
Hài hòa các mục tiêu
Như vậy, room ngoại đối với Fintech đã được nới hơn so với mức 30% như ý tưởng ban đầu. Thế nhưng, liệu nó đã đủ để thỏa mãn các nhà đầu tư nước ngoài?.
Còn nhớ tại Diễn đàn Doanh nghiệp (VBF) giữa kỳ diễn ra hồi tháng cuối 6 vừa qua, nhiều Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài đã phản ứng khá mạnh với việc khống chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Fintech. Theo ông Seck Yee Chung – Chủ nhiệm Uỷ ban Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham), việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành Fintech Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp trong ngành cần phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) từ các quốc gia đi trước.
“Việc áp dụng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán và Fintech đang tăng trưởng nhanh sẽ hạn chế đáng kể các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam trong việc huy động vốn từ các tổ chức đầu tư nước ngoài, từ đó hạn chế khả năng thu hút nhân tài và khiến họ kém cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác trong khu vực”, đại diện AmCham nói.
Cũng cho rằng việc hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty Fintech có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của Fintech tại Việt Nam, ông Frederick Burke – Trưởng nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cần bảo đảm rằng sẽ không có hạn chế về sở hữu nước ngoài đối với các công ty Fintech.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, cần phải siết chặt quản lý đối với Fintech, đặc biệt là trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, có tính lan truyền, gây ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và đạo đức xã hội.
Theo đó, bên cạnh việc khống chế về tỷ lệ góp vốn tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài, các cơ quan chức năng còn phải tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để đảm bảo không phát sinh việc rửa tiền, thanh toán chui, tạo điều kiện cho các giao dịch trốn thuế hay mua bán hàng hóa bị cấm.
TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, vấn đề trong việc lập chính sách Fintech hiện tại là tìm điểm cân bằng giữa kiểm soát rủi ro mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho đa số người dùng và tạo môi trường cho doanh nghiệp Fintech phát triển.
Điều đó cũng có nghĩa, việc khống chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các Fintech là cần thiết, vấn đề là ở mức nào để không cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Xem ra, trong bối cảnh hiện nay, rất cần một cơ chế thử nghiệm (sandbox) đối với hoạt động của Fintech.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Chứng khoán tháng 11 đảo chiều tích cực
Sau khi lình xình đi ngang trong tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đảo chiều tích cực trong tháng 11.
Việc VHM và VRE mua lại lần lượt 60 triệu và 56,5 triệu cổ phiếu quỹ đã thổi bùng dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu họ Vingroup (VIC, VHM, VRE), tạo sức bật cho thị trương đầu tháng 11.
Diễn biến của VN-Index từ 28/10- 5/11/2019
Cú bứt phá hoàn hảo
Diễn biến nói trên cũng có khá nhiều góc nhìn khác nhau. Những nhà đầu tư (NĐT) thận trọng bảo lưu quan điểm rằng, diễn biến trên chỉ là sự đột biến nhất thời. Bởi giá các cổ phiếu trên tăng đột biến như vậy có thể khiến cho kịch bản mua lại cổ phiếu quỹ khó hơn. Nếu giá mua vào cổ phiếu quỹ thấp hơn thị giá, thì kịch bản ngược sẽ xảy ra, có nghĩa là NĐT sẽ sớm chốt lời, tạo ra áp lực cho thị trường. Ở mức gia hiện nay, NĐT cũng cần thận trọng bởi nó không còn quá rẻ như giải thích về việc mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp này.
Nhưng ở góc nhìn khác, nhiều NĐT lại cho rằng thông tin trên mang đến cho thị trường những điểm tích cực nhất định.
Thứ nhất, thông tin này được đưa ra đúng thời điểm thị trường cần một điểm tựa.
Thứ hai, đây là cú bứt phá hoàn hảo của VN-Index qua mốc 1.000 điểm, được thể hiện qua dòng tiền, thanh khoản và điểm số. Diễn biến này cũng chính thức phá vỡ mô hình cờ đuôi nheo, tạo ra niềm tin lớn hơn cho NĐT. Với những NĐT lạc quan, ngưỡng cản phía trước đối với VN-Index đang là 1.040 điểm.
Nhóm ngân hàng tạo đột biến
Dù thị trường có thể tiếp tục tăng điểm, nhưng vẫn sẽ chịu tác động của những thông tin khác từ thế giới, hoặc chỉ số PMI tháng 10 vừa qua. PMI tháng 10 chỉ đạt 50 điểm- thấp nhất trong 46 tháng vừa qua, cho thấy ngành sản xuất Việt Nam không còn miễn nhiễm với xu hướng chung toàn cầu. Dù dự kiến sẽ tăng lại trong quý 4 của năm nay, nhưng chỉ số PMI thấp cho thấy nhu cầu và niềm tin doanh nghiệp có thể thấp hơn kỳ vọng.
Với tình hình như trên, thị trường có thể sẽ đi ngang theo hướng tăng dần trong tháng 11. Ở khía cạnh an toàn, thì dòng tiền sẽ tiếp tục xu hướng lựa chọn những cổ phiếu có kết quả kinh doanh (KQKD) tốt, như VCB, MWG, FPT, MBB... Tuy nhiên, đối với nhóm này, mức tăng đã quá lớn nên tính hấp dẫn hay biên độ không còn quá lớn.
Do đó, NĐT nên hướng đến nhóm cổ phiếu có giá chưa phản ánh hết KQKD như ngành Ngân hàng. Nhóm cổ phiếu này sẽ vừa hút dòng tiền, vừa tạo động lực cho NĐT. Ngược lại, NĐT cũng cần lưu ý những cổ phiếu đầu cơ đã tăng mạnh như HVG, FLC, BCG, CLG... có thể sẽ đảo chiều giảm. Đương nhiên, những ngành có KQKD thụt lùi như phân bón, hóa chất, dệt may... sẽ khó tạo nên sự đột biến.
Hữu Bình
Theo enternews.vn
Đâu là vùng hấp dẫn của giá vàng? Giá vàng đã và đang có tín hiệu điều chỉnh theo những thông tin có liên quan đến thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 1. Giá vàng đã giảm từ mức 1.515USD/oz xuống 1.479USD/oz trong những phiên giao dịch đầu tuần này Đúng như nhận định của nhiều chuyên gia, đà tăng của giá vàng tuần trước đã không nối tiếp...