Rồng vàng Phú Quý chạm tới sự hoàn hảo với men độc bản
Rồng vàng Phú Quý gốm Chu Đậu là sản phẩm sang trọng và tinh tế, thể hiện sự hoàn hảo trong nghệ thuật tạo hình và chế tác của nghệ nhân gốm Chu Đậu.
Trong phong thủy, linh vật Rồng, ngọc là biểu tượng của hoàng đế, của đỉnh cao quyền lực, của sự giàu sang phú quý. Lấy cảm hứng này, cùng với nghệ thuật tạo hình truyền thống như vuốt, chạm, khắc và máy tạo hình hiện đại, kết hợp với chất liệu vàng kim cao cấp với màu men độc bản, các nghệ nhân gốm Chu Đậu đã tạo nên tác phẩm nghệ thuật đặc sắc Rồng vàng Phú Quý mang vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế, mềm mại nhưng vẫn hàm chứa vẻ uy nghi.
Quy trình chế tác men độc bản, bí truyền đã được nghệ nhân Chu Đậu phục dựng từ bài phối men cổ truyền Chu Đậu cổ. Dòng men tro trấu đã được công nhận là dòng men độc bản Việt Nam.
Sau khi phun men, sản phẩm được đặt vào lò nung nhiệt độ cao trên 1.200 độ C, chất men tro trấu độc bản Chu Đậu sẽ tạo ra màu sắc đặc trưng của dòng gốm cổ cao cấp.
Những sản phẩn hoàn hảo nhất sẽ được lựa chọn. Bằng kỹ thuật vẽ vàng đặc biệt, người nghệ nhân Chu Đậu vẽ thủ công hoa văn, họa tiết vàng kim lên sản phẩm, làm tăng thêm vẻ đẹp và sự tinh tế.
Video đang HOT
Cuối cùng, Rồng vàng Phú Quý được nung một lần nữa để lớp vàng hòa quyện với lớp men độc bản thêm bền vững và tạo độ bóng thẩm mỹ cao cho sản phẩm bền mãi với thời gian.
Tác phẩm Rồng vàng Phú Quý là vật phẩm quà tặng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, mang thịnh vượng, trường thọ giàu sang phú quý tới cho gia chủ.
"Rồng vàng" xuất hiện tại làng cổ Đường Lâm, chủ nhân định giá 2 tỷ đồng
Chiếc ghế hình con rồng uốn lượn mềm mại với tư thế vươn đầu chuẩn bị bay lên, toàn thân được đắp bởi 2.500 tấm vàng lá.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn 2024, để chào đón năm con rồng, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, trú tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng. Trong đó, thu hút sự chú ý hơn cả là chiếc ghế hình rồng được mạ vàng.
Chiếc ghế hình con rồng chuẩn bị bay lên được mạ bởi 2.500 tấm vàng lá.
Anh Phát cho biết, bộ sưu tập 1.000 tác phẩm này có tên gọi là "con Rồng cháu Tiên" được làm từ nhiều chất liệu như gỗ, sơn mài, gốm, kim loại, thể hiện sự đa dạng của nghề truyền thống, sắp đặt thể hiện câu chuyện từ truyền thuyết nói về xuất thân của người Việt.
Toàn thân rồng được mạ bằng vàng 24K.
"Truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên" nói về xuất thân của người Việt là nòi giống rồng tiên, rồng chỉ Lạc Long Quân, tiên chỉ Âu Cơ. Đây cũng là tên gọi dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam", anh Phát phân tích.
Phía trên chiếc ghế rồng được anh Phát tạo tác nhiều tượng hình tiên mạ vàng.
Theo anh Phát, con rồng là hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hoá, tín ngưỡng của người Việt. Rồng được coi là biểu tượng linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, may mắn, cũng là linh vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng).
Đầu rồng hướng lên trên với tư thế chuẩn bị bay.
Vì vậy, để chào đón năm 2024, anh đã bắt tay vào làm 1.000 tác phẩm mang ý nghĩa con rồng cháu tiên, vừa dùng để trưng bày vừa bán cho khách tham quan có nhu cầu với giá từ 5-15 triệu đồng/sản phẩm.
Đặc biệt, chiếc ghế hình con rồng với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, đuôi rồng như lá bồ đề, tư thế uốn lượn như chuẩn bị bay lên, có giá lên tới 2 tỷ đồng.
Rồng được làm từ gỗ lũa, uốn lượn mềm mại dưới bàn tay của nghệ nhân.
"Chiếc ghế hình rồng cao 1,65 mét, cao 2 mét được thể hiện bằng chất liệu sơn mài trên gỗ lũa, mạ vàng 24k. Hình ảnh tiên được tôi sắp đặt rất nhiều trên khoảng không phía trên rồng thể hiện sự hoà hợp giữa rồng và tiên", anh Phát cho hay.
Anh Phát mất 2 năm để lên ý tưởng và hoàn thiện chiếc ghế rồng này.
Từ khi lên ý tưởng đến khi hoàn thành chiếc ghế hình rồng, anh Phát mất khoảng 2 năm. Ngoài ra, anh còn dùng hết khoảng 2.500 lá vàng, tương đương với 500g vàng 24k để đắp lên chiếc ghế "độc nhất vô nhị" này.
Bộ sưu tập "con Rồng cháu Tiên" với cả nghìn tác phẩm đang được trưng bày tại nhà riêng của anh Phát.
Bộ sưu tập "con Rồng cháu Tiên" được anh phát cho ra mắt vào ngày 9/12/2023 và trưng bày, bán, phục vụ khách thăm quan đến hết ngày 22/2/2024.
Trước đó, anh Phát cũng đã cho ra mắt bộ sưu tập 1010 tượng trâu sơn mài, 2.000 bức tượng hổ sơn mài, 2023 tượng mèo sơn mài để chào đón Tết Tân Sửu 2021, Tết Nhâm Dần 2022 và Tết Quý Mão 2023.
Mang cả lượng vàng 'đắp' lên bộ bàn ghế, 'đại gia' Hà Nội báo giá hơn nửa tỷ đồng Bộ bàn ghế được làm bằng gỗ gõ đỏ, bọc bằng da bò nguyên tấm và dát hết 1 lượng vàng. Mới đây, nghệ nhân Nguyễn Thế Anh, trú tại xã Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội) đã cho ra mắt bộ bàn ghế dát vàng gồm 1 bàn, 2 ghế, 2 đôn, 1 đoản được dát vàng đã thu hút sự chú...