‘Rồng rắn’ rời Paris trước giờ phong tỏa
Hàng nghìn người Pháp tới các nhà ga tại Paris để lên tàu rời thủ đô vài giờ trước khi lệnh phong tỏa ngăn nCoV mới có hiệu lực.
Hành khách đeo khẩu trang đi tới cửa ra tàu tại ga Montparnasse ở Paris ngày 19/3, trước giờ thủ đô Pháp áp lệnh phong tỏa.
Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 18/3 thông báo 16 vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, bao gồm thủ đô Paris, sẽ áp lệnh phong tỏa trong vòng 4 tuần. Quyết định được đưa ra sau khi chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 bị đình trệ và biến chủng nCoV mới lây lan tại Pháp.
Đoàn người đi qua một sảnh của nhà ga Montparnasse để tới chỗ lên tàu rời thủ đô Paris.
Hành khách chờ lên tàu tại nhà ga de Lyon ở thủ đô Paris.
Các biện pháp hạn chế dự kiến chặt chẽ hơn hai lần phong tỏa trước tại Pháp. Ở những lần phong tỏa trước, Pháp cho phép trường học mở cửa và dân chúng tập thể dục ngoài trời trong khoảng không gian giới hạn.
Video đang HOT
Hành khách ngồi chờ lên tàu trong sảnh đợi của nhà ga de Lyon.
Phát ngôn viên của hãng đường sắt quốc gia Pháp SNCF cho biết các chuyến tàu tới Brittany và khu vực tây nam nước Pháp đã được đặt hết vé, tăng vọt so với công suất 60-70% những ngày trước.
Hành khách đứng chật cứng tại một sảnh của nhà ga Montparnasse ở thủ đô Paris.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran hy vọng đây sẽ là lần cuối Pháp phải ban lệnh phong tỏa các khu vực này khi thời tiết vào xuân và chiến dịch tiêm chủng giúp tình hình tốt lên.
Một người đàn ông xách hành lý đi qua dãy người ngồi chờ lên tàu tại nhà ga Montparnasse.
Pháp là vùng dịch lớn thứ 6 thế giới với gần 4,2 triệu ca nhiễm và 92.000 ca tử vong. Số bệnh nhân Covid-19 phải điều trị tích cực tại Paris đang nhiều hơn cả giai đoạn đỉnh điểm trong đợt bùng phát thứ hai tại nước này năm ngoái.
Nhân viên nhà ga de Lyon theo dõi hành khách lên một chuyến tàu.
Lệnh phong tỏa có hiệu lực vào nửa đêm 19/3 (6h ngày 20/3 giờ Hà Nội) khiến nhiều người Paris rời thủ đô để tới các địa phương không áp dụng các biện pháp hạn chế ngăn nCoV, bao gồm Brittany và Lyon.
Hành khách rồng rắn lên một chuyến tàu tới các khu vực không áp lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 tại nhà ga Montparnasse.
Ý chặn đường vận chuyển 250.000 liều vắc xin COVID-19 từ châu Âu tới Úc
Mới đây, nhà chức trách Ý đã chính thức ra lệnh không cho vận chuyển hơn 250.000 liều vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca tới Úc.
Một y tá chuẩn bị liều tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca tại Lyon, Pháp, trong tháng 2 - Ảnh: NYT
Theo báo New York Times (NYT), trong ngày 4-3, nhà chức trách Ý đã chặn hơn 250.000 liều vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca tới Úc, khi căn cứ theo những quy định mới về quản lý xuất khẩu vắc xin COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU).
Như vậy Ý là quốc gia đầu tiên có động thái chính thức vận dụng một điều luật mới áp dụng gần đây của EU: ngăn các nhà sản xuất vắc xin hoạt động trong lãnh thổ EU xuất khẩu vắc xin COVID-19 tới các nước khác khi không thỏa mãn điều kiện cấp phép của EU.
Bộ Ngoại giao Ý lý giải sở dĩ Ý có quyết định như vậy vì Úc được xem là quốc gia "không thuộc nhóm dễ tổn thương" trong đại dịch COVID-19, theo các tiêu chí đánh giá của luật mới.
Thêm nữa, vắc xin COVID-19 cũng đang thiếu hụt nguồn cung tại Ý và Liên minh châu Âu nói chung, AstraZeneca lại đang trì hoãn việc cung cấp vắc xin COVID-19 cho các nước EU.
Các quy định quản lý vắc xin COVID-19 mới của EU trao quyền cho các nước thành viên được phép giữ lại mặt hàng đặc biệt này ở trong khối, không cho xuất đi nước ngoài nếu nhà sản xuất chưa hoàn thành trách nhiệm cung cấp đủ nhu cầu vắc xin cho các thành viên EU.
Hiện tại trong số các vắc xin COVID-19 đã được EU cấp phép dùng khẩn cấp, hai hãng Pfizer và AstraZeneca đang có cơ sở sản xuất vắc xin COVID-19 tại EU.
Tính tới nay, Ủy ban châu Âu đã phê chuẩn 174 yêu cầu xin cấp phép xuất khẩu vắc xin COVID-19.
Theo cơ sở dữ liệu về dịch bệnh của báo NYT , Úc hiện là nước có số ca bệnh COVID-19 ít hơn so với nhiều nước phát triển khác, căn cứ trên quy mô dân số và gần đây chỉ ghi nhận trung bình 9 ca mắc mới một ngày.
Trong khi đó, với dân số hơn gấp đôi so với Úc, Ý hiện đang ghi nhận trung bình mỗi ngày hơn 18.000 ca mắc mới.
Pháp và Argentina phát hiện nhiều trường hợp nhiễm biến thể mới Ngày 8/2, giới chức Pháp cho biết biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ Nam Phi đã xuất hiện ở thành phố Eaubonne, phía Bắc thủ đô Paris, khiến một trường học phải tạm thời đóng cửa. Chuyên gia Anh cảnh báo một biến thể mới đáng lo ngại Quốc gia tiêm vaccine COVID nhiều nhất thế giới chật vật vì các biến...