Rồng lửa dài 67 m làm từ 70.000 que hương ở Hong Kong
Diễn ra lần thứ 138, lễ hội rồng lửa ở Hong Kong dịp Trung thu được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Một con rồng lửa dài 67 m được làm từ 70.000 que hương do trên 300 người điều khiển sẽ diễu qua các con đường ở làng Tai Hang trong ba ngày ba đêm để mừng tết Trung thu, AFP ngày 4/10 đưa tin.
Trong ảnh: Rồng lửa đi qua một tuyến đường ở Hong Kong. Du khách có thêm cơ hội thăm thú khi lễ hội năm nay diễn ra từ 3 đến 6/10, dài hơn một ngày so với thường lệ.
Công việc làm rồng lửa bắt đầu từ vài tuần trước. Thân rồng được tạo hình từ dây mây và búi rơm. Những loại chất liệu đơn giản nhưng đàn hồi này sẽ trở thành một sinh vật hùng mạnh qua bàn tay nghệ nhân. Nguyên liệu giờ đây được nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc đại lục.
Trong ảnh: Các bó hương được đốt cháy phần đầu trước khi gắn vào thân rồng lửa.
Truyền thuyết địa phương kể lại, nghi thức múa rồng lửa ra đời từ khoảng năm 1880 để giúp dân làng xua đuổi tai ương sau khi liên tiếp gánh chịu bệnh dịch và bão biển.
Video đang HOT
Trong ảnh: Một người đàn ông gắn que hương đã được đốt cháy vào thân rồng lửa.
Chỉ đàn ông của làng trong mọi độ tuổi mới được tham gia rước rồng lửa. Tuy nhiên, phụ nữ những năm qua cũng tham gia vào màn trình diễn này trong vai trò đánh trống.
Trong ảnh: Một người đàn ông quấn băng vào tay để bảo vệ trước khi tham gia biểu diễn.
Chan Tak-fai, 71 tuổi, chỉ huy trưởng của điệu múa rồng lửa cho biết việc thể hiện sinh lực của rồng lửa là điều rất quan trọng, xuất phát từ nguồn gốc ra đời của lễ hội này.
Trong ảnh: Đám rước rồng lửa luồn lách qua một con phố trước sự chứng kiến của người xem hội.
Theo thời gian, làng ven biển Tai Hang giờ đã lùi vào đất liền qua quá trình lấn biển, trở thành nơi có những nhà hàng sang trọng và chung cư cao cấp. Song phương pháp làm rồng lửa của người dân địa phương hơn một thế kỷ qua vẫn không thay đổi.
Trong ảnh: Người đi xem hội ghi lại hình ảnh của đám rước rồng lửa.
Vũ Anh
Ảnh: AFP
Theo VNE
Tàu sân bay Mỹ đến Hong Kong, quan chức Trung Quốc được mời lên thăm
Tàu Ronald Reagan hôm qua tới Hong Kong, dự kiến lưu lại đây vài ngày trước khi tập trận chung với Hàn Quốc ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Tàu Ronald Reagan tại Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Tàu sân bay năng lượng hạt nhân Ronald Reagan và tàu khu trục tên lửa Chafee sáng qua vào vùng biển Hong Kong và neo đậu tại hai địa điểm. Chuẩn Đô đốc Marc Dalton, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay, cho biết nó sẽ lưu lại thành phố trong 4 đến 5 ngày trước khi tham gia "huấn luyện hoạt động theo kế hoạch".
Theo SCMP, ông Dalton cho biết các quan chức Quân đội Giải phóng Nhân dân đã được mời lên thăm tàu sân bay khi nó đậu ở vùng biển ngoài khơi phía đông đảo Lantau.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm 1/10 đưa tin tàu sẽ tham gia tập trận chung với hải quân nước này quanh ngày 15/10.
Chuẩn Đô đốc Marc Dalton, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay, phát biểu trên tàu. Ảnh: Reuters.
Ông Dalton cho rằng những vụ thử tên lửa của Triều Tiên gần đây, trong đó có hai tên lửa bay qua Nhật Bản, gây nguy hiểm cho khu vực và các thủy thủ của ông nhận ra họ có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ lợi ích, sự an toàn của Mỹ và các đồng minh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cho biết Bắc Kinh đã đồng ý để tàu chiến Mỹ cập cảng Hong Kong. Bộ cũng hối thúc tất cả các bên liên quan đến tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên kiềm chế, tránh khiêu khích, làm leo thang căng thẳng.
Chuyến thăm của tàu Ronald Reagan, tàu chiến lớn nhất của Mỹ đóng quân tại châu Á, sẽ là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ tới Hong Kong trong hai năm qua. Bắc Kinh từ chối cho một tàu sân bay Mỹ cập cảng Hong Kong hồi tháng 4 năm ngoái, khi quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng về vấn đề Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Bát sứ 1.000 năm của Trung Quốc lập kỷ lục giá 37,7 triệu USD Bát sứ có niên đại 1.000 năm trong giai đoạn Bắc Tống của Trung Quốc lập kỷ lục giá mới sau khi được bán ở mức 37,7 triệu USD. Bát sứ rửa bút của Trung Quốc lập kỷ lục giá khi được bán ở mức 37,7 triệu USD. Ảnh: Sotheby's. Cuộc bán đấu giá bát sứ trong giai đoạn Bắc Tống (960 -...