Rồng Komodo vừa bị liệt vào sách đỏ
Biến đổi khí hậu đã đẩy rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất thế giới, từ trạng thái “dễ bị tổn thương” sang “nguy cấp” trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Theo bản cập nhật sách đỏ mới nhất của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), rồng Komodo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì nước biển dâng cao có thể thu hẹp môi trường sống của chúng.
Bản cập nhật – được công bố tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới ở Marseille – là bản đầu tiên có tên rồng Komodo trong hơn 20 năm, theo Guardian.
Bản cập nhật được đưa ra sau khi bài báo bình duyệt đầu tiên về mức độ ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đối với những thằn lằn khổng lồ đã kết luận “cần có các hành động bảo tồn khẩn cấp để tránh nguy cơ tuyệt chủng”.
Loài rồng Komodo hiện sống ở một số hòn đảo ở Indonesia. Ảnh: Guardian.
Video đang HOT
Theo IUCN, nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến khoảng 30% môi trường sống của loài động vật này trong vòng 45 năm tới.
Là loài đặc hữu của một số hòn đảo ở Indonesia, rồng Komodo sống ở bìa rừng hoặc trong thảo nguyên. Loài này hiếm khi mạo hiểm sống ở độ cao hơn 700 m so với mực nước biển.
Cùng với việc không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn, môi trường sống của rồng Komodo ngày càng bị chia cắt bởi hoạt động của con người. Điều này khiến các quần thể kém khỏe mạnh về mặt di truyền và dễ bị tổn thương hơn.
Phạm vi sinh sống của chúng trên đảo Flores ở Indonesia được cho là đã bị thu hẹp hơn 40% từ năm 1970-2000.
Gerardo Garcia, người phụ trách tại Vườn thú Chester cho biết: “Môi trường sống của nhiều loài động vật đang bị thu hẹp do nước biển dâng”.
Người châu Âu chỉ phát hiện ra rồng Komodo vào đầu thế kỷ 20 và ngay lập tức bị mê hoặc bởi loài vật này.
“Đây là loài bò sát lôi cuốn nhất hành tinh nhưng cho đến năm ngoái, chúng tôi vẫn chưa thực sự biết rồng Komodo sống ở đâu”, Garcia, thành viên của dự án kéo dài 3 năm với một tổ chức phi chính phủ cho biết. Tổ chức này đã sử dụng máy bẫy ảnh để tìm ra sự chuyển động của loài động vật này.
Họ đã khám phá ra rồng Komodo đang sống trên đảo Flores. Hiện tổ chức hy vọng các công việc bảo tồn sẽ được tập trung hơn ở khu vực này.
Bản cập nhật sách đỏ của IUCN cũng có một vài điểm sáng. Một số loài cá ngừ trong danh sách đã được ghi nhận có sự phục hồi rõ rệt nhờ việc áp dụng hạn ngạch đánh bắt trong 10 năm qua.
Phát hiện mới về hòn đảo xa đất liền nhất thế giới ở Bắc Cực
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hòn đảo mới ở ngoài khơi đảo Greenland, được cho là hòn đảo xa đất liền nhất thế giới về phía bắc.
Đảo mới được phát hiện có diện tích nhỏ, chiều rộng chỉ khoảng 30m. Ảnh: Reuters
Đây là một đảo nhỏ, kích thước 60m x 30m và điểm nhô cao nhất chỉ khoảng 3m so với mặt nước biển, được cấu tạo từ bùn cát và băng tích - hợp chất giữa đất và đá còn sót lại sau khi sông băng tan chảy.
Nhóm nghiên cứu - những người đầu tiên khám phá ra đảo mới, dự định sẽ đặt tên đảo này là "Qeqertaq Avannarleq" - trong tiếng Greenland có nghĩa là "hòn đảo xa nhất về phía bắc". Greenland là vùng lãnh thổ Bắc Cực thuộc về Đan Mạch.
Đảo mới được phát hiện khá tình cờ. Tháng 7, nhóm chuyên gia đến thu thập mẫu vật ở Oodaaq, hòn đảo được Đan Mạch phát hiện vào năm 1978 và được cho là xa nhất thế giới về phía bắc. Mục đích chính là để tìm kiếm những loài vật mới thích nghi với cuộc sống ở môi trường khắc nghiệt này. Tuy nhiên, khi đặt chân đến và kiểm tra tọa độ với cơ quan Đan Mạch phụ trách các đảo Bắc Cực, họ nhận thấy mình ở một hòn đảo khác, xa hơn Oodaaq khoảng 780m về phía bắc.
"Chúng tôi phát hiện ra đảo mới hoàn toàn tình cờ. Nhóm 6 người chúng tôi đi trên một chiếc trực thăng cỡ nhỏ. Khi đến vị trí của đảo Oodaaq, chúng tôi không thể thấy nó", ông Morten Rasch, chuyên gia tại Trạm Nghiên cứu Bắc Cực ở Greenland cho biết.
Nhóm nghiên cứu của Morten Rasch sau đó bắt đầu tìm kiếm hòn đảo. Sau vài phút phấn khích, các nhà khoa học đáp xuống một vùng đất lạ không có thực vật, cấu tạo từ bùn, sỏi, băng tích, có băng biển bao quanh. Sau chuyến thám hiểm và nhiều cuộc thảo luận với các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng họ vừa tình cờ phát hiện hòn đảo xa nhất thế giới về phía bắc.
Việc mở rộng lãnh thổ ở Bắc Cực sẽ phụ thuộc vào việc cấu trúc vật chất mới được phát hiện là đảo, hay chỉ là mô đất cao vốn có thể sẽ lại biến mất. Một cấu trúc được gọi là đảo cũng phải nổi trên mặt biển khi thủy triều lên. "Ở thời điểm hiện tại, vùng đất mới được phát hiện hội đủ các tiêu chí để được xác định là đảo. Đây là hòn đảo xa đất liền nhất thế giới về cực bắc", giáo sư Rene Forsberg thuộc Viện Không gian Quốc gia Đan Mạch cho biết.
Thành phố 24 triệu dân nguy cơ bị nhấn chìm Lagos, thành phố hơn 24 triệu dân, đang phải hứng chịu đợt lũ lụt nghiêm trọng bất thường và nguy cơ bị nhấn chìm vì nước biển dâng. Người dân Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, đã quen với những trận lũ lụt hàng năm nhấn chìm thành phố ven biển từ tháng 3 đến tháng 11. Tuy nhiên vào giữa...