Rộng cửa cho cổ đông lớn nhanh chóng bước chân vào HĐQT công ty đại chúng
Nhằm cụ thể hóa Luật doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2020, Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định mới về quản trị công ty, trong đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định có quyền đề cử ứng viên HĐQT, thay vì phải sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng mới có quyền đề cử ứng viên HĐQT như trước đây.
Rộng cửa cho cổ đông lớn nhanh chóng bước chân vào HĐQT công ty đại chúng
Bộ Tài chính đang chủ trì soạn thảo Nghị định quy định việc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Đây là văn bản quy định chi tiết Điều 41 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, dự kiến thay thế Nghị định số 71/2017/NĐ-CP.
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Nghị định là việc đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) không thực hiện ủy quyền các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHCĐ cho Hội đồng quản trị (HĐQT).
Cùng với đó, các nội dung được thông qua tại các Nghị quyết ĐHCĐ trước đó chưa được triển khai thực hiện hoặc đang triển khai thực hiện, HĐQT phải báo cáo ĐHCĐ tại kỳ họp thường niên gần nhất. Trường hợp có thay đổi nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHCĐ, HĐQT phải trình ĐHCĐ gần nhất thông qua trước khi thực hiện.
Bộ Tài chính cho biết quy định như vậy là để tránh trường hợp ĐHCĐ thực hiện ủy quyền toàn bộ các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHCĐ cho HĐQT và tránh trường hợp nhiều doanh nghiệp triển khai các kế hoạch đã được thông qua tại Nghị quyết ĐHCĐ cũ trong khi Nghị quyết ĐHCĐ mới không đề cập nhất là trong việc phát hành cổ phiếu.
Liên quan đến quyền lợi cổ đông, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nội dung trong trường hợp nghị quyết của HĐQT thông qua trái với nghị quyết ĐHCĐ gây thiệt hại cho công ty, cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án, Trọng tài đình chỉ thực hiện, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết nói trên.
Một nội dung khác cũng đáng chú ý là việc thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát phải tham dự họp ĐHCĐ thường niên để trả lời các câu hỏi của cổ đông tại cuộc họp (theo Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất).
Video đang HOT
Thêm vào đó, trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) năm của công ty có các khoản ngoại trừ trọng yếu, công ty đại chúng phải mời đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán BCTC của công ty dự họp.
Thay đổi rất quan trọng khác trong dự thảo Nghị định là việc cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử ứng cử viên HĐQT theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, thay vì phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng mới có quyền đề cử ứng viên HĐQT như quy định trước đây.
Ngoài ra, Nghị định mới dự kiến sẽ có quy định về việc thành viên HĐQT của một công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên HĐQT tại quá 05 công ty khác nhằm đảm bảo khả năng thực thi nhiệm vụ và tính bảo mật của doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề công bố thông tin, Bộ Tài chính sửa đổi lại nội dung công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin, thay vì như trước đây là chỉ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và tình hình quản trị công ty để đảm bảo đầy đủ nội dung thông tin cần công bố theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin.
Ngoài ra, Nghị định mới cũng điều chỉnh một số nội dung quy định mang tính nguyên tắc, khuyến nghị thành quy định mang tính bắt buộc với đối tượng áp dụng là công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn như: Thành viên độc lập HĐQT của công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải lập báo cáo đánh giá về hoạt động của HĐQT; kết quả đánh giá của thành viên độc lập HĐQT về hoạt động của HĐQT (đối với công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn).
Bên cạnh đó, đưa một số nội dung quy định mang tính nguyên tắc, khuyến nghị vào trong Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định quy định về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng như: cơ cấu HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và có xét yết tố về giới; cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên điều hành và các thành viên không điều hành; Thành viên HĐQT có thể được công ty mua bảo hiểm trách nhiệm sau khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Hiệu lực thi hành của Nghị định mới dự kiến là vào ngày 1/1/2021.
Luật Chứng khoán (sửa đổi) là sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2019
Chiều 26/12, Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán (SJC) đã chính thức công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2019, trong đó Luật Chứng khoán sửa đổi được bình chọn là sự kiện chứng khoán tiêu biểu nhất.
Luật Chứng khoán sửa đổi chính thức được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Với nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán mới có hiệu lực vào ngày 1/1/2021.
Theo đó, Luật mới đã nâng điều kiện trở thành công ty đại chúng từ mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng; sửa đổi, bổ sung điều kiện về cơ cấu cổ đông.
Luật mới cũng đồng thời làm mới quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng, nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, qua đó giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.
Về phía nhà đầu tư, lần đầu tiên Luật Chứng khoán định danh nhà đầu tư chuyên nghiệp, trong đó, các cá nhân có giá trị danh mục từ 2 tỷ đồng trở lên sẽ được xếp vào khối nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Luật mới cũng quy định về việc hành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Luật bổ sung thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp viễn thông cung cấp thông tin có liên quan để xác minh, xử lý các hành vi bị cấm; nâng mức phạt tiền tối đa đối với hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội bộ là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Đối với các hành vi vi phạm khác, mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Điểm được các thành viên thị trường trông đợi là mở rộng không gian đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài chưa được quy định cụ thể trong luật, mà chỉ có nội dung giao Chính phủ hướng dẫn.
Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng phát biểu tại sự kiện
Sự kiện nổi bật thứ 2 được bình chọn là Phê duyệt Đề án cơ cấu lại TTCK Việt Nam
Theo Quyết định số 242 ngày 28/2/2019 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025", Chỉnh phủ đặt mục tiêu quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017. Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025.
Đề án cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN6.
Đồng thời, trước năm 2025, nâng hạng TTCK Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.
Riêng với khối ngân hàng thương mại, Đề án của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức. Tính đến ngày 19/12, ngoài 18 ngân hàng đã có mặt trên các sàn chứng khoán chính thức, còn khá nhiều ngân hàng vẫn ngoài sàn. Một số ngân hàng khác, mặc dù có kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn từ lâu, nhưng hiện vẫn chưa thực hiện.
8 sự kiện chứng khoán tiêu biểu tiếp theo được bình chọn là: Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ, trái phiếu chính phủ tiến triển tích cực; Quỹ ETF nội cạnh tranh thu hút dòng vốn ngoại; Vốn ngoại gây ấn tượng với các thương vụ mua lớn; Cú sốc FTM (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân) và rủi ro trong hoạt động cầm cố cổ phiếu; Xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHOMES; Ra mắt Chứng quyền có bảo đảm (CW) sau bảy năm "thai nghén"; Thanh khoản thị trường năm 2019 thấp hơn kỳ vọng; Lần đầu tiên bỏ phí sàn môi giới chứng khoán, làm thay đổi cục diện cạnh tranh trong khối công ty chứng khoán...
Nhận xét về 10 sự kiện chứng khoán nổi bật được SJC bình chọn, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng đánh giá SJC "đã làm việc cực kỳ nghiêm túc và chất lượng"
Được biết, đây là năm thứ 11, SJC tổ chức bình chọn và công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2019. Sự kiện có sự tham dự của Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng và các đại diện tới từ lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính...
Thanh Thanh
Theo Baophapluat.vn
Quy định về công bố thông tin với công ty đại chúng Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã quy định cụ thể việc công bố thông tin của các công ty đại chúng. Định kỳ 6 tháng và hàng năm theo năm dương lịch, công ty đại chúng phải công bố thông tin về báo cáo tình hình quản trị công ty. Ảnh Internet....