Ronaldo thành công với triết lý Kaizen
Phía sau thành công của Cristiano Ronaldo có triết lý nổi tiếng của người Nhật Bản mang tên Kaizen. Vậy Kaizen là gì và Ronaldo đã áp dụng triết lý Kaizen như thế nào?
Triết lý Kaizen
Ronaldo vừa cho kết quả âm tính với Covid-19 sau hơn 2 tuần phải tự cách ly. Trong thời gian phải ngồi nhà tự cách ly, siêu sao người Bồ Đào Nha rất chịu khó khoe hình ảnh ung dung tự tại của mình trên các mạng xã hội. Bên cạnh bức ảnh của mình, Ronaldo chú thích thêm thông điệp: “Triết lý Kaizen”. Kaizen chính là triết lý được Ronaldo áp dụng suốt nhiều năm nay chứ không chỉ riêng trong thời gian anh phải tự cách ly vì Covid-19. Vậy Kaizen là gì?
Kaizen là thuật ngữ tiếng Nhật Bản, được ghép bởi từ “kai” (nghĩa là thay đổi) và từ “zen” (nghĩa là tốt hơn). Kaizen nghĩa là thay đổi để tốt hơn, cũng có thể hiểu là không ngừng cải tiến hay cải tiến liên tục. Kaizen đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.
Kaizen ban đầu chủ yếu được áp dụng trong sản xuất, kinh doanh. Toyota là công ty tiên phong trong việc áp dụng triết lý Kaizen. Khi tuân thủ triết lý Kaizen, tất cả mọi người trong công ty, không phân biệt ai dù là giám đốc hay nhân viên đều phải không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc của mình.
Với triết lý Kaizen, Ronaldo luôn không ngừng tập luyện để hoàn thiện mình
Kaizen nhanh chóng phát huy tác dụng và được coi như chìa khóa thành công với các công ty Nhật Bản. Triết lý này giúp các công ty áp dụng nó phát triển một cách chắc chắn và bền vững. Về sau, phạm vi áp dụng triết lý Kaizen vượt ngoài phạm vi sản xuất, kinh doanh và vượt ngoài phạm vi Nhật Bản. Kaizen được áp dụng rộng ra đời sống xã hội nói chung cũng như đời sống từng gia đình, từng cá nhân nói riêng. Không chỉ người Nhật Bản mà nhiều người các nước khác trên thế giới cũng áp dụng Kaizen. Cristiano Ronaldo là một ví dụ điển hình.
Kim chỉ nam với Ronaldo
Chưa rõ Ronaldo biết đến Kaizen nhờ đâu và cụ thể từ bao giờ. Chỉ biết rằng anh đã áp dụng triết lý này được một thời gian dài rồi. Ronaldo tuân thủ theo Kaizen một cách chủ động, nghiêm túc và liên tục. Không a dua theo phong trào, không học đòi lấy oai.
Video đang HOT
Minh chứng sống động nhất, rõ ràng nhất được thể hiện qua chuyện tập luyện và thi đấu của Ronaldo. Cựu ngôi sao Man United luôn không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình. Anh miệt mài tập tành, tự biến mình từ một anh chàng thư sinh, èo ợt thành một chiến binh rắn rỏi, cơ bắp cuồn cuộn. Các chuyên gia về sức khỏe đánh giá cơ thể CR7 gần như không có mỡ thừa.
Từ một cầu thủ mảnh khảnh mong manh, CR7 không ngừng tập luyện biến mình thành cầu thủ có khả năng bật cao hơn cả nhiều VĐV bóng rổ. Thậm chí khi bay lên không để đánh đầu, CR7 còn rèn được khả năng đặc biệt mà rất ít ai sánh được: dừng người trên không. Từ một cầu thủ chạy cánh đơn thuần, CR7 nỗ lực hoàn thiện mình thành chân sút có thể chơi ở mọi vị trí trên hàng công.
Ronaldo truyền cảm hứng Kaizen cho người thân của anh
Ronaldo cũng không ngừng rèn tinh thần thép để giúp mình ngày càng mạnh mẽ, đứng vững trước mọi lời đàm tiếu, dị nghị của xã hội, nhất là cư dân mạng. Từ Sporting Lisbon đến M.U, từ Real Madrid tới Juventus rồi đến ĐT Bồ Đào Nha, ở đâu Ronaldo cũng thành công rực rỡ.
Năm nay đã 35 tuổi, Ronaldo vẫn có sức vóc và phong độ các cầu thủ trẻ còn chạy dài không kịp. Nhiều người nhìn nhận anh có thể duy trì phong độ đỉnh cao tới năm 40 tuổi. Để làm nên một Ronaldo miễn nhiễm với tuổi tác và ngày càng hoàn hảo như thế một phần quan trọng chính là nhờ vào việc Ronaldo luôn tuân thủ theo phương châm phấn đấu “Hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay” của triết lý Kaizen.
Người hay nói triết lý
Không chỉ áp dụng triết lý Kaizen, Ronaldo còn tự rút ra nhiều triết lý khác dựa vào chính kinh nghiệm sống của mình. Điều này được thể hiện qua nhiều câu nói truyền cảm hứng của anh, như:
- “Giấc mơ không phải những gì bạn thấy trong giấc ngủ, giấc mơ là những gì làm bạn không thể l”Tôi không phải một người theo chủ nghĩa hoàn hảo nhưng tôi luôn muốn cảm thấy mọi việc mình làm đều tốt”
- “Tôi không bao giờ che đậy thực tế rằng mục tiêu duy nhất của tôi là trở thành người giỏi nhất”
- “Đừng để thứ gì trở thành rào cản trên hành trình đi đến chiến thắng của ta. Hãy luôn nhớ rằng ta mạnh hơn bất cứ trở ngại nào mà ta phải đương đầu”
- “Tôi ý thức rõ không ai nghiêm khắc với tôi hơn chính bản thôi tôi. Điều này không bao giờ thay đổi, dù trong hoàn cảnh nào”
- “Nếu ta không thể giúp gia đình chúng ta, thì ai sẽ giúp đây?”
Ronaldo không nói suông
HLV của Juventus, Andrea Pirlo nhận xét Ronaldo thực sự là tấm gương mẫu mực. Anh nói được, làm được, luôn thể hiện tinh thần chuyên nghiệp cao nhất. Pirlo cho biết: “Tôi quan sát trong các buổi tập của chúng tôi, Cristiano Ronaldo luôn là người đến sân tập sớm nhất và ra về muộn nhất”.
Andrea Pirlo - 'Sprezzatura' độc nhất
Ngày còn bé Pirlo có thể mất hàng giờ trước gương để chỉnh tóc, bẻ lại cổ áo sơ-mi, trong khi mẹ anh đứng dưới nhà sốt ruột hét: Andrea, trễ rồi.
Andrea Pirlo, vừa bước qua tuổi 41 đúng một tháng, ngôi sao từng chơi cho cả AC Milan và Juventus được xem là nghệ sĩ trên sân cỏ, với lối chơi kỹ thuật mềm mại mà mạnh mẽ. Ở Andrea Pirlo là một sự đối lập về phong cách, không chỉ trong lối chơi mà còn cả phong cách ăn mặc. Có người gọi anh là quý ông có gu, cầu thủ ngầu nhất làng bóng đá. Người khác lại xem đó là sự luộm thuộm như bước ra từ phòng ngủ. Nhưng thực chất, đó là phong cách thời trang hiếm có người cảm nhận được và vận dụng hoàn hảo như Pirlo - Sprezzatura.
Pirlo và phong cách thời trang đậm tính cá nhân.
Sprezzatura là thuật ngữ xuất hiện gần 500 năm trước, bởi một người đồng hương của Pirlo. Nói một cách dễ hiểu, thuật ngữ này mô tả việc trình diễn một nhiệm vụ khó khăn bằng một cách tưởng chừng hời hợt, tạo ra sự tương phản một cách có chủ đích, khai thác những điều trái ngược quy tắc thông thường. Phong cách này thể hiện được màu sắc cá nhân và người theo phong cách này cũng có thể gọi là một Sprezzatura.
Hãy lấy mái tóc dài trông có vẻ tùy hứng của Pirlo làm ví dụ. Bạn có nghĩ cựu danh thủ này chắc chẳng bao giờ chải tóc khi bước ra đường? Không. Để có mái tóc ấy, Pirlo mất rất nhiều thời gian để đưa những lọn tóc vào đúng trật tự. Không có sợi tóc nào ở sai vị trí dù mọi thứ có vẻ lộn xộn. Ở chính những điều không hoàn hảo này Pirlo lại tìm thấy sự hoàn hảo.
"Tôi thường dành hàng giờ đứng trước gương để chỉnh lại tóc, vuốt nó lên, sửa lại cổ áo sơ-mi, vuốt vuốt nếp nhăn trên áo polo hay căn chỉnh đường viền của chiếc quần tây. Mẹ tôi thì đứng dưới nhà, nhìn đồng hồ, sợ lại bị trễ và hét: "Andrea, trễ rồi!".
Pirlo không mất thời gian vô ích để làm những điều đó. Con người tối thiểu cần 10.000 giờ trải nghiệm để thông thạo một điều và nhờ đó Pirlo cũng đạt được sự rung cảm khó nắm bắt của sprezzatura. Anh làm điều đó như cách anh học kỹ thuật sút phạt kinh điển của Juninho, nhưng tất nhiên phải biến nó thành phong cách của riêng mình chứ không thể đơn giản là sao chép.
Pirlo và pha đá phạt trở thành thương hiệu.
"Tôi đã nghiên cứu những băng hình, tư liệu về cách đá phạt của Juninho", Pirlo kể lại trong cuốn tự truyện. "Điều mà tôi muốn biết là Juninho đã tiếp xúc với trái bóng như thế nào để tạo ra những quỹ đạo bay khó đoán nhất. Chúng đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại rất lớn. Tôi đã thử nhiều lần nhưng đều thất bại".
Sau nhiều lần thử, sai, sửa, Pirlo mới nắm được bí quyết: chỉ sút bằng ba ngón chân thay vì cả bàn chân như thông thường. Từ đó, cú sút "La Maledetta" nổi tiếng của Pirlo ra đời. Dù học theo Juninho song mang đậm phong cách Pirlo: hiệu quả rất cao với nỗ lực tưởng chừng hời hợt.
Pirlo - con đường khác với David Beckham
Thế giới bóng đá có nhiều ngôi sao lịch lãm, nổi tiếng với phong cách thời trang đặc biệt. Nếu David Beckham là biểu tượng của việc tạo ra xu hướng, khiến thế giới chạy theo thì Pirlo ở chiều ngược lại, một người kháng cự xu hướng. Bạn không thể bắt gặp cầu thủ người Italy đi giày Balenciaga giống như chiếc vớ. Pirlo cũng không bao giờ đi những đôi giày Yeezys hay Converse. Anh chuộng sự sang trọng khiêm nhường và vẻ đẹp vượt thời gian.
Pirlo thường đại diện cho các sản phẩm sang trọng, không phô trương.
Pirlo trưởng thành vào đúng giai đoạn Italy có phong trào Sống chậm, một tiếng nói ngăn chặn sự biến mất của văn hóa địa phương trong vấn đề thực phẩm và đồ thủ công. Thời đại sản xuất với quy mô hàng loạt, phong trào Sống chậm khuyến khích các nhà sản xuất tập trung vào chất lượng sản phẩm thay vì số lượng, dành nhiều thời gian cho việc tư duy, quan tâm và chính xác cao. Có thể bạn mất rất nhiều thời gian công sức để tạo ra một sản phẩm. Nhưng nếu nó hoàn hảo từ vật liệu đến tính thầm mỹ, sự chờ đợi là đáng giá. Đó là vẻ đẹp vượt thời gian, điều mà Pirlo hướng đến, như vai trò của anh trên sân bóng.
Pirlo chơi ở vị trí "regista" - một người kiến thiết, vị trí không còn đất sống trong bóng đá hiện đại chú trọng tốc độ và sức mạnh. Nhưng Pirlo vẫn chơi thành công, có đủ thời gian để mở ra các khoảng trống phía trên cho đồng đội. Tốc độ của đối thủ không thể làm gián đoạn nhịp điệu hay tầm nhìn của Pirlo. Cách ăn mặc cũng giống cách anh thi đấu: đạt đẳng cấp trong sự đơn giản và thông minh.
Xa rời sân cỏ, Pirlo không theo nghiệp HLV, không trở thành đại sứ tất bật với các hoạt động bóng đá. Anh trở về vùng quê phía Bắc Italy, tập trung vào việc sản xuất rượu vang, một biểu tượng khác cho sự quý giá của thời gian. Hình ảnh Pirlo, ngồi giữa vườn nho, bắt tréo chân, cầm một ly Arduo tựa lên đầu gối, nhẹ nhàng nhìn về khoảng không yên bình càng củng cố hình ảnh của người đàn ông 41 tuổi tinh tế theo một cách rất riêng.
Pato và số phận của thần đồng sớm nở tối tàn Alexandre Pato từng được ví trở thành "Pele mới", thế nhưng anh lại mắc kẹt trong ánh hào quang đến quá sớm. Để rồi khi nhắc tới Pato lúc này, người ta chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Ngày 29/6/1958, Pele - khi ấy mới 17 tuổi - lập cú đúp giúp tuyển Brazil nhấn chìm Thụy Điển 5-2 trong trận chung kết...