Ronaldinho luôn ‘làm vài nháy’ mỗi khi ra sân
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên tạp chí Playboy phiên bản Đức, Ronaldinho đã giơ 2 tay ủng hộ cầu thủ “làm chuyện ấy” trước mỗi trận đấu. Không chỉ ủng hộ mà Ronaldinho còn thừa nhận thường quan hệ tình dục trước mỗi trận đấu.
Dinho cho biết, kể từ khi chuyển về Brazil từ châu Âu, mật độ “làm chuyện ấy” của anh trước mỗi trận ngày càng tăng.
Cựu ngôi sao Barcelona cho rằng, cứ “làm một vài nháy” trước mỗi trận giúp anh “chơi hưng phấn hơn”.
“Theo tôi vấn đề đó (quan hệ tình dục trước trận) không hề ảnh hưởng đến trận đấu. Ngược lại, đôi khi tôi còn cảm thấy tốt hơn, tâm trạng hưng phấn hơn”, Dinho trả lời phỏng vấn.
Sex trước trận là thói quan thường thấy của các cầu thủ Brazil. Trước Ronaldinho, người ngoài hành tinh Ronaldo cũng tiết lộ rằng “sex” điều độ giúp anh thi đấu hứng khởi hơn.
Huyền thoại bóng đá Brazil, Romario cũng là tay chơi có tiếng. Trong một tiết lộ của mình, Quỷ lùn tiết lộ từng “làm chuyện ấy” ngay trên máy bay khi đang cùng Selecao trên đường đi thi đấu. Cũng trong cuộc phỏng vấn với Playboy, Ronaldinho thổ lộ đang nỗ lực hết mình để giành suất dự World Cup 2014.
Theo VNE
Chiến binh Sakho lớn lên từ những nỗi đau
Mạnh mẽ, tràn đầy thể lực và luôn chơi bóng với một dòng máu nóng, Mamadou Sakho là một chiến binh đích thực. Song ít ai biết, con người ngày hôm nay của chàng trai gốc Paris được tạo ra bởi những nỗi đau trong quá khứ.
Video đang HOT
Mamadou Sakho
Phận con ghẻ
Sakho sinh ra và lớn lên tại thủ đô của nước Pháp trong một gia đình có 7 người con, và anh là đứa thứ 4. Nhà tuyển thủ Pháp này nằm tại khu Goutte d'Or vốn được gọi với cái tên "châu Phi thu nhỏ", do là nơi quy tụ của rất nhiều người da màu nhập cư vào đất nước hình Lục lăng.
Goutte d'Or cũng được biết đến như một trong những khu nguy hiểm nhất của thành Paris. Bởi tỷ lệ tội phạm cực kỳ cao, nào là buôn ma túy, đâm thuê, chém mượn, đòi nợ thuê,... nói chung là đủ cả. Thế nên cha của Sakho không bao giờ thích cho các con mình ra ngoài đường chơi, giao du với những bạn bè nhà hàng xóm.
Cứ ru rú ở trong nhà, Sakho tưởng rằng mình sẽ an toàn. Nhưng nào phải thế vì ngay trong căn nhà thân thuộc, anh cũng phải đối mặt với một "người xấu". Đó chính là mẹ của Sakho. Câu chuyện bắt đầu từ khi Sakho 5 tuổi, ngày anh phát hiện ra mẹ mình "ngủ chung phòng" với một người đàn ông khác lúc bố đi xa công tác.
Sakho lúc đó chưa biết gì nhiều. Khi bố về đến nhà, anh chỉ hỏi bố rất ngây thơ rằng: "bố ơi tại sao hôm qua con thấy chú nào vào phòng mẹ rồi ở lại qua đêm đấy. Chú ấy là bạn bố à?". Nghe câu hỏi này, bố Sakho đã hiểu được phần nào sự việc.
Sau khi truy ra đúng là vợ đã ngoại tình, ông đánh cho bà một trận tơi bời, hộc cả máu mồm, máu mũi. Sau trận đòn no ấy, mẹ Sakho ghét anh lắm.Và kể từ hôm đó, Sakho bị đối xử như một đứa con ghẻ trong gia đình.
Mẹ Sakho không dám tòm tem với trai lạ mỗi lần bố anh đi xa nữa. Thay vào đó, bà trút những nỗi buồn chán của sự cô đơn, trống vắng lên thằng con bé bỏng. Sakho chỉ cần mắc lỗi nhỏ thôi là sẽ ăn đòn ngay. Trong lúc đánh, mẹ Sakho luôn mồm bảo: "Sao mày không biến khỏi đây đi cho tao nhờ nhỉ. Trông cái mặt mày tao ngứa hết cả mắt".
Sakho buồn bã và khủng hoảng. Nhưng lúc ấy anh vẫn không hiểu nguyên nhân của sự ghẻ lạnh và những trận đòn của mẹ anh, là do câu hỏi mà anh hỏi bố hôm nào. Thấy mẹ ghét mình, Sakho chỉ biết khóc mỗi đêm. Một ngày, bố Sakho đưa anh đi chơi và có ghé qua sân tập của Paris FC. Thấy mấy cậu bạn đồng lứa được thày dạy chơi bóng, Sakho thích thú và xin bố cho vào đây học.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Thực ra, Sakho muốn gia nhập Paris FC không hẳn vì niềm đam mê quá lớn với bóng đá. Đơn giản là anh chỉ cần được tránh xa khỏi mẹ để thôi bị đòn. Ước nguyện của Sakho đã trở thành hiện thực khi bố anh không tiếc tiền đóng học để chiều lòng con trai.
Thế là Sakho trở thành một thành viên của học viện bóng đá Paris FC khi mới 6 tuổi. Tưởng rằng cuộc sống của tân binh Liverpool sẽ được vui vẻ, thoải mái hơn. Nhưng không, mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn. Vì nếu ở nhà chỉ có một người là mẹ đối xử tệ với anh thì ở Paris FC, có rất nhiều người chà đạp lên anh.
Đó chính là những cậu bé da trắng nhà giàu, chiếm đa số trong học viện của Paris FC. Nhưng đứa da đen như Sakho luôn phải chịu thiệt.
Những đứa bé da trắng kia lớn hơn Sakho vài tuổi và đã được bố mẹ dạy dỗ từ nhỏ để ghét và phân biệt chủng tộc với những đứa da màu. Thế nên từ ngày đầu tiên Sakho đến cho tới ngày anh ra đi, chúng luôn bắt nạt.
Nhưng càng bị miệt thị, càng bị bọn da trắng ăn hiếp, Sakho càng trở nên mạnh mẽ. Anh âm thầm chịu đựng và chỉ giải tỏa những sự chịu đựng ấy khi ở trên sân bóng.
Đó là lí do dù bị xếp vào đội hình B mỗi trận đá đấu, với nhiều cầu thủ da màu và những đứa da trắng bị đánh giá kém về tài năng, Sakho vẫn thường xuyên tỏa sáng với những pha lập công, mang về chiến thắng cho đội mình.
Bạn sẽ bất ngờ nhưng lúc đầu, Sakho là một tiền đạo. Năm 12 tuổi, anh chuyển tới đội trẻ của PSG cũng với tư cách một chân sút cực kỳ triển vọng, được so sánh với Thierry Henry. Nhưng dần dà, Sakho chuyển xuống chơi ở hàng phòng thủ, với vị trí trung vệ.
Lấy sức mạnh từ nỗi đau
Sakho tiếp tục chứng minh được khả năng của mình khi cản phá cực tốt và lại còn biết ghi bàn trong những tình huống băng lên tham gia tấn công. Khi sự nghiệp của anh đang lên và người ta bắt đầu nói về Sakho như "Marcel Desailly mới", bố anh đột ngột qua đời.
Cú sốc này từng khiến Sakho quyết định treo giày khi mới chưa đầy... 15 tuổi. Thế nhưng sau một thời gian suy nghĩ và nhớ đến câu nói ngày xưa bố nói với mình, sau khi đã đăng ký cho vào học viện của Paris FC rằng: "Sau này phải nhớ trở thành ngôi sao bóng đá để trả lại tiền học cho bố đấy nhé", Sakho bỏ ngay ý định đó, xin BLĐ PSG cho anh tiếp tục luyện tập và thi đấu cho đội trẻ của họ.
Để rồi không lâu sau, Sakho được đôn lên đội 1 PSG và được HLV Paul Le Guen trọng dụng. Trận gặp Valenciennes ngày 20/10/2007 là màn ra mắt Ligue 1 của anh. Sakho còn được đeo băng thủ quân khi Le Guen đánh mất niềm tin vào đội trưởng Pauleta cùng đội phó Sylvain Armand, và muốn khích tướng họ phải làm tốt công việc của mình hơn.
Sakho khi ấy mới 17 tuổi, 8 tháng, trở thành thủ quân trẻ nhất trong lịch sử Ligue 1. Đến đầu mùa 2010/11, anh được HLV Antoine Kombouare cho làm thủ quân chính thức của PSG. Và lúc này giới mộ điệu bắt đầu nói đến Sakho như một ngôi sao thực sự.
Nhưng rồi Carlo Ancelotti đến Parc des Princes và loại Sakho khỏi đội hình chính thức và thậm chí còn tước chức của anh. Quãng thời gian mài đũng quần trên ghế dự bị và bị ghẻ lạnh bởi Ancelotti và sau đó là Laurent Blanc, khiến Sakho nhớ lại những nỗi đau ngày xưa từng phải chịu đựng vì mẹ và những đứa trẻ da trắng ở học viện Paris FC.
Điều đó thúc đẩy anh quyết định gia nhập Liverpool để có cơ hội chứng tỏ năng lực của mình. Có một câu thành ngữ tiếng Anh là: "What does not kill you makes you stronger" - cái gì không giết chết bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn. Những nỗi đau khi bị mẹ đánh, bị bọn da trắng phân biệt chủng tộc và khi bố mất đã không "giết chết" Sakho cũng như sự nghiệp của anh.
Vậy thì Sakho cần phải cảm ơn chúng. Vì nhờ chúng mà anh giờ có thêm quyết tâm để thể hiện bản thân. Trong màu áo Liverpool, Sakho muốn làm nên những điều to lớn, giống như thần tượng của anh - Desailly làm tại Chelsea...
- Trong buổi lễ ra mắt Liverpool, Mamadou Sakho đã khiến tất cả phải choáng khi khoe đôi giày độc nhất vô nhị. Một chiếc được in hình logo của LĐBĐ Pháp, một chiếc được in hình logo của LĐBĐ Brazil.
Sakho làm thế để đánh dấu sự kiện có tên trong đội hình chính của "Les Bleus" giao hữu với "Selecao" hồi hè năm nay. Chưa hết, mỗi chiếc giày còn được đính 2.500 viên pha lê với tổng giá trị lên tới 1.300 bảng.
Theo VNE
"Sharon Stone của Brazil" ngực trần nghịch súng Hình ảnh quyến rũ của siêu mẫu Michele Birkheuer hẳn sẽ khiến cánh mày không không khỏi xao xuyến. Được mệnh danh là "Sharon Stone của Brazil", nữ diễn viên kiêm người mẫu 33 tuổi là cái tên thường xuyên góp mặt trong danh sách những người phụ nữ quyến rũ nhất xứ Samba. Cô nàng được cánh mày râu Brazil yêu mến...