Ronald Koeman: ‘Tôi không tin Messi sẽ ở lại Barca’
Nhà cầm quân người Hà Lan lần đầu chia sẻ những khó khăn khi dẫn dắt Barca ở mùa giải đội bóng xứ Catalunya chìm trong khủng hoảng.
Cuộc phỏng vấn độc quyền giữa The Athletic với HLV Ronald Koeman của Barcelona được đích thân cựu danh thủ Alan Shearer thực hiện. Trong cuộc trò chuyện từ xa này, Koeman nói ông không can dự vào tương lai Lionel Messi, ông luôn hy vọng Messi sẽ ở lại đội bóng cuối mùa này, nhưng không tự tin vào khả năng đó.
Koeman lên thay Quique Setien sau khi Barcelona thảm bại 2-8 trước Bayern Munich ở tứ kết Champions League mùa trước. Hừng hực nhiệt huyết, ông quyết tâm nằm gai nếm mật cùng đội trong giai đoạn khó khăn. “Về mặt cấu trúc chung, đội bóng phải thay đổi từ trên xuống dưới”, Koeman nói. Tuy nhiên, Barca thua lỗ nặng nề trong năm tài khóa vừa qua, cải tổ mà không có tiền là việc gần như bất khả thi trong bóng đá hiện đại.
Messi và Koeman được cho là có mối quan hệ không quá tốt. Ảnh: Getty.
Không tin Messi sẽ ở lại
“Ông bắt đầu cải tổ thế nào trong tình hình này?”, Shearer hỏi Koeman câu đầu tiên và thấy cựu cầu thủ tuyển Hà Lan cùng thế hệ với mình phá lên cười vì bị hỏi khó. “Đúng vậy”, Koeman nói. “Thật sự rất khó, đây là một thử thách rất lớn, nhưng tôi tin mình có đủ kinh nghiệm để giải quyết. Chúng ta sẽ cùng thấy hiệu quả công việc sau một thời gian nữa”.
Là một hậu vệ xuất sắc của Barcelona dưới thời Johan Cruyff, chu du khắp châu Âu trong vai trò cầu thủ, sau đó từng làm việc cho Southampton và Everton ở Premier League rồi ĐTQG Hà Lan, nhưng trải nghiệm ở Barcelona vẫn rất khác.
“Đây là đội bóng lớn bậc nhất thế giới, được kỳ vọng nhiều, có rất nhiều fan hâm mộ, luôn là ứng viên cho các danh hiệu lớn. Không hề có nhiều sức ép tại Southampton, áp lực lớn hơn ở Everton, nhưng sức ép tại Barca vẫn khác biệt. Cho nên, đây là thử thách lớn nhất với tôi từ trước đến nay, dù bản thân tôi có là thần tượng của nhiều CĐV với thắng ghi được ở chung kết cúp cúp châu Âu năm 1992 đi chăng nữa”, HLV Barca tâm sự.
Messi đang đi đến cuối thời hạn hợp đồng với Barca. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Nhà cầm quân 57 tuổi đã chấp nhận từ bỏ công việc ở ĐT Hà Lan dù đang thành công, đưa họ đến giải đấu lớn đầu tiên sau World Cup 2014. “Barcelona gọi cho tôi từ tháng 1/2020, lúc đó tôi từ chối”, ông tiết lộ. “Trước mắt là EURO 2020, tôi vẫn muốn chinh phục giải đó với ĐTQG, trước khi dịch Covid-19 ập đến. Tôi không thể chờ đợi lâu hơn, đây là cơ hội cuối cùng để được dẫn dắt Barcelona. Tất cả cầu thủ ở ĐTQG đều đồng ý với tôi điều đó. Khi tôi tâm sự với họ về ý định ra đi, họ đều nói: Ông phải nhận lời đi”.
Thử thách với Koeman không chỉ nằm ở khía cạnh thành tích, mà còn mối quan hệ với siêu sao Lionel Messi. Khi ông đến, Messi đã gửi burofax đòi đi. Cái bóng của Pep Guardiola vẫn bao phủ Barca, bởi đây là HLV sử dụng thế hệ vàng thành công nhất, cũng như nâng Messi lên tầm cao mới.
“Thật sự khó khăn”, Koeman nói và một lần nữa dùng từ “khó khăn”, từ được ông dùng nhiều nhất trong cuộc nói chuyện. “Cậu ấy là người giỏi nhất, nhưng lại tức giận với tình cảnh chung. Trận thua Bayern khiến cậu ấy muốn đi. Trước tiên, tôi làm rõ với ban lãnh đạo: “Đây không phải việc của tôi. Đây là vấn đề của các anh với Leo. Các anh phải tự giải quyết”. Sau đó, đội bóng khẳng định sẽ giữ Leo. Cậu ấy thất vọng nhưng phải chấp nhận”.
“Sau đó, tôi đến nhà của Leo để nói chuyện. Khi tôi giãi bày ý định xây dựng đội bóng quanh Leo, cậu ấy háo hức. Tôi nói: Nếu cậu ở lại, tôi rất vui, còn nếu ra đi, đó là quyết định của cậu, cậu phải tự giải quyết với CLB. Dần dà, Leo hiểu và thông cảm với tình hình chung”.
Tuy nhiên, khi Shearer hỏi về tương lai của siêu sao người Argentina ở mùa tới, Koeman lấp lửng: “Tôi không tự tin vào khả năng cậu ấy ở lại sau mùa này. Tôi hy vọng Leo ở lại vì cậu ấy là cầu thủ tuyệt vời. Tôi vinh dự được huấn luyện một người như vậy, được chứng kiến một cầu thủ như thế tập luyện hàng ngày trên sân là điều khó tin. Đương nhiên, Leo gắn bó với Barca từ nhỏ, cá nhân tôi chưa hình dung một ngày nào đó cậu ấy mặc lên mình một màu áo khác”.
“Barca yếu hơn nhiều đội, có thể trắng tay mùa này”
Cầm đội trong hoàn cảnh khó khăn trăm bề, nhưng Koeman lại có một thuận lợi hơn nhiều HLV khác: “Không ai nói tôi phải giành cúp năm nay”, ông tâm sự với Shearer.
Tất cả đều hiểu tình cảnh bi đát hiện giờ, thậm chí lịch sử CLB chưa từng trải qua giai đoạn nào kỳ lạ thế này: Barca nợ 1,1 tỷ bảng vì dịch Covid-19. “Chúng tôi không thể mua cầu thủ mới”, Koeman nhún vai. “Dịch khiến thành phố Barcelona vắng khách du lịch, không ai còn chi tiền mua áo đấu hay tham quan bảo tàng, sân vận động như trước. Chúng tôi là đội bóng lớn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch. Sau dịch, Barca sẽ hồi sinh”.
Messi sẽ chia tay Barca mà không giành được danh hiệu nào trong mùa cuối cùng? Ảnh: Getty.
“Đội bóng vẫn cạnh tranh ở mọi mặt trận”, Koeman nói tiếp, “nhưng ai cũng hiểu không thể vô địch Champions League trong tình hình này. Có thể sắp tới, chúng tôi sẽ đánh bại PSG ở vòng 1/8, có thể vào đến bán kết, nhưng tôi hiểu nhiều đội mạnh hơn Barca vào thời điểm này. Chúng tôi sẽ trở lại nhưng không phải bây giờ”.
Sự ra đi của Bartomeu khiến nội bộ rối ren. Koeman muốn làm nhiều việc, nhưng không đủ quyền hạn để quyết định mọi vấn đề. Không có cách nào khác ngoài thích nghi. “Làm một HLV ở Premier League có nhiều thuận lợi hơn so với tại La Liga, vì ở giải đó, HLV có nhiều quyền lực hơn, được tôn trọng hơn. Ở Tây Ban Nha, câu chuyện hơi khác một chút”.
“Ngày nay, cách giao tiếp giữa HLV với cầu thủ rất khác so với 30 năm trước. Trước đây khi HLV nói: “Các cậu đứng sang trái”, thì toàn đột dẹp sang bên trái. Nhưng thời đại này, cầu thủ cá tính, mọi thứ đã khác. Mạng xã hội cũng khác. Anh phải giải quyết nhiều vấn đề không chỉ trên sân tập, không chỉ liên quan đến bóng đá. Anh chỉ có thể giúp cầu thủ phát triển khi hiểu cuộc sống bên ngoài sân cỏ của họ. Bức tranh rộng lớn hơn nhiều”.
Làm một HLV của Barcelona, còn thêm một công việc nữa cho Koeman là duy trì lối chơi truyền thống của CLB, Koeman hiểu điều này và tự xem mình có trách nhiệm phải bảo tồn và phát huy di sản của Cruyff. “Tôi là học trò của Johan trong giai đoạn ông ấy bắt tay thay đổi lối chơi”, Koeman nói. “Trước đó, Gary Lineker và Mark Hughes vẫn thi đấu trong hệ thống 4-4-2 cổ điển, rồi Cruyff tới, thay đổi thành hệ thống 4-3-3 với bóng đá tấn công, lối chơi pressing. Đó là cách chúng tôi phát triển cầu thủ: Dù cầu thủ mới là ai, họ cũng phải biết thích nghi với phong cách của đội bóng”.
Đó là lý do Koeman thích thú với nhiệm vụ nâng tầm cầu thủ trẻ cho CLB. “Chúng tôi có những tài năng trẻ, họ cần thời gian”, ông tâm sự. “Có những thời điểm đội bóng ra sân với 5-6 cầu thủ chỉ khoảng 20 tuổi. Họ cần mắc sai lầm để phát triển. Tôi chấp nhận điều đó, mặc dù cũng có những khó khăn khi nhiều người đòi hỏi CLB phải chiến thắng”.
Khi Lionel Messi nhận thẻ đỏ cuối trận thua Athletic Bilbao ở Siêu cúp Tây Ban Nha – lần đầu tiên siêu sao người Argentina bị đuổi trong cả sự nghiệp – “những đứa trẻ của Koeman” cảm thấy choáng váng. “Chúng cực kỳ thất vọng với thất bại đó”, ông kể lại. “Với các cầu thủ trẻ, đó là trận chung kết đầu tiên của họ trong màu áo Barca. Đó là bài học lớn”.
“Vậy liệu ông có hối tiếc khi đã chọn đến Barca trong giai đoạn này”, Shearer đặt vấn đề. “Không”, Koeman nói. “Đây luôn là đội bóng chơi thứ bóng đá mà tôi thích. Chúng tôi luôn muốn kiểm soát bóng trong các trận đấu, có các cầu thủ tấn công giỏi, chuyển trạng thái nhanh và tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn. Đây là đội bóng của những cầu thủ giỏi nhất, kết hợp một vài cầu thủ trẻ, đội bóng mà tôi chỉ còn cơ hội này để được làm HLV”.
Barca gặp vấn đề trước khung thành đối phương
Hai trận gần đây, mỗi trận Barca chỉ ghi được 1 bàn thắng. Con số đó rất đáng báo động. Nếu các chân sút của đội bóng xứ Catalunya tiếp tục kém hiệu quả như vậy, họ khó lòng bắt kịp đội đầu bảng Atletico trong cuộc đua vô địch La Liga mùa này.
Barca đã đạt mục tiêu giành trọn 3 điểm trong trận mở màn năm 2021 gặp Huesca. Tuy nhiên, chiến thắng đó của thầy trò HLV Ronald Koeman có gì đó sai sai so với phong cách thường thấy của họ. Vấn đề nằm ở số bàn thắng mà đội bóng xứ Catalunya ghi được vào lưới đối phương.
Các học trò của ông Koeman chỉ có thể đánh bại Huesca với 1 bàn thắng, được thực hiện bởi cú dứt điểm cận thành của tiền vệ Frenkie de Jong sau đường chọc khe của Lionel Messi. Đây là lần thứ hai liên tiếp ở La Liga, họ khép lại trận đấu chỉ với 1 pha lập công. Ở vòng trước, Barca phải chật vật mới có thể giành kết quả hòa 1-1 trước Eibar.
Nếu nhìn vào những gì diễn ra trong suốt thời gian thi đấu trước Huesca, có thể nhận thấy sự sa sút trong tấn công của Barca. Đội khách hoàn toàn làm chủ cuộc chơi khi cầm bóng tới 69% thời gian thi đấu. Họ tung ra tổng cộng 20 cú dứt điểm về phía khung thành đối phương, trong đó có 7 lần bóng đi trúng đích. Tuy nhiên, chỉ có 1 bàn thắng cho Barca.
Trận này, Barca ra sân với hàng công gồm siêu sao Lionel Messi cùng Ousmane Dembele và Martin Braithwatie. Ở gần cuối trận, ông Koeman quyết định rút Braithwatie ra để thay bằng Antoine Griezmann. Như vậy, 4 ngôi sao tấn công của Barca đã xuất hiện trên sân El Alcoraz đêm qua. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể xé nát được mành lưới của đội chủ nhà.
Các cú dứt điểm của Barca (phải) trước Huesca đa số không chuẩn xác
Như thường lệ, Messi vẫn là cầu thủ chịu khó dứt điểm nhất bên phía Barca. Anh có 8 lần bắn phá khung thành đối phương với 2 lần bóng đi trúng đích. Tiếp đến là Dembele với 6 cú dứt điểm và 3 lần bóng đi trúng đích. Với Braithwaite là một cú dứt điểm không chuẩn xác. Còn tất cả những gì Griezmann làm được trên sân là con số 0 tròn trĩnh.
Những cú dứt điểm của các tiền đạo bên phía Barca đa số không chuẩn xác mà nguyên nhân xuất phát từ sự nóng vội. Tất nhiên, không thể không nhắc đến sự xuất sắc của thủ thành Alvaro Fernandez bên phía đội chủ nhà. "Người gác đền" của Huesca đã có ít nhất 5 lần khiến các chân sút Barca nản lòng. Không hề quá lời nếu nói, trận đấu ở El Alcoraz là màn trình diễn đáng thất vọng của các tiền đạo Barca.
Vấn đề nằm ở chỗ, trong trận đấu cách đây ít ngày trên sân nhà Nou Camp trước Eibar, hàng công Barca cũng vô cùng kém cỏi trong khâu kết liễu đối thủ. Hôm đó, đội bóng xứ Catalunya tung ra 16 cú dứt điểm, nhưng cũng chỉ có được 1 bàn thắng của tiền đạo Dembele trong hiệp 2. Do vậy, Barca đành chấp nhận kết quả hòa 1-1.
Tình trạng khan hiếm bàn thắng trong những trận gần đây gióng lên hồi chuông báo động đối với Barca. Sở dĩ nói vậy bởi đội bóng xứ Catalunya vốn chưa bao giờ mạnh trong phòng ngự. Lối chơi của họ chủ yếu là lấy công bù thủ. Thế nên, một khi Barca không còn hiệu quả trong tấn công, họ rất dễ bị mất phương hướng.
Nói cách khác, nếu cứ chơi như 2 trận gần đây, tấn công nhiều, nhưng không hiệu quả trong dứt điểm, Barca sẽ rất khó hy vọng bứt lên để hy vọng đua vô địch La Liga mùa này với Atletico Madrid và Real Madrid.
De Jong đang đạt phong độ tốt
Với pha lập công vào lưới Huesca, tiền vệ Frenkie de Jong đã in dấu giày trong 3 bàn thắng của Barca tại 5 trận đấu gần đây ở La Liga. Thành tích ấy gần bằng với những gì tuyển thủ Hà Lan đã làm trong 34 trận trước đó ở La Liga (ghi 2 bàn và có 2 đường chuyền thành bàn). Rõ ràng với sự xuất hiện của HLV Ronald Koeman ở Nou Camp, De Jong đang thi đấu khởi sắc.
30 - Barca đã bị Real Madrid bắt kịp về số bàn thắng ghi được ở La Liga mùa này. Sau khi vượt qua Celta Vigo với tỷ số 2-0, đội bóng của HLV Zinedine Zidane cũng có tròn 30 bàn thắng như Barca, nhưng đá nhiều hơn 1 trận.
Barca chỉ hơn nhóm xuống hạng 3 điểm Barca đã để thua lần thứ 4 ở mùa này, chỉ sau 10 trận đấu. Đáng chú ý, cuối tuần qua họ ngã ngựa trước đội bóng mới thăng hạng Cadiz với tỷ số 1-2. Giấc mơ vô địch mùa này của đội bóng xứ Catalunya xem như đã tan thành mây khói chỉ sau chưa đầy một phần ba quãng đường. Sau...