Rợn người xem cảnh chân trần nhảy vào giữa đống lửa đỏ rực
Sau khi được làm lễ, với đôi chân trần những người đàn ông Dao đỏ tham gia nhảy lửa, trong phút thăng hoa xuất thần họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực, hoa than bừng sáng phủ trùm lên người. Nhưng điều kỳ lạ là chẳng có ai bị bỏng chân tay, cháy quần áo. Đó Lễ nhảy lửa độc đáo của người Dao đỏ xã Nậm Đét (Bắc Hà, Lào Cai).
Trong buổi lễ, một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng và thầy mo bắt đầu làm lễ
Trong thời gian đầu khoảng 60 phút, thầy cúng thực hiện các bài nghi lễ
gọi các thầy bậc trên về ủng hộ về nhập vào những người tham gia nhảy lửa
Sau khi thầy kết thúc các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người
tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên bần bật. Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh,
sắp có sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang ở độ rực rỡ nhất, nóng nhất
Pung, pung, pung,… tiếng trống rền vang như thúc giục người dân nơi đây.
Họ bắt đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa
Một nguồn năng lượng nào đó khiến
người nhảy lửa bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực
“Khi cơ thể đã rung lên, nguồn sức mạnh đã đến,
đôi chân như được mách bảo, được kéo đi đến những đám than hồng”,
anh Đặng Phúc Nhuần chia sẻ sau phút thăng hoa xuất thần của mình
Ông Triệu Kim Vảng, Bí thư Đảng bộ xã Nậm Đét cho biết: Lễ nhảy lửa, tắm lửa
của đồng bào dân tộc Dao đỏ cũng gắn liền với yếu tố tâm linh, cầu phúc, cầu may đầu năm mới,
xua đi những điều không may mắn, đón nhận sự ấm áp, an lành trong suốt cả năm
Đây là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ,
vừa có ý nghĩa giáo dục lòng can đảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách của
con người, vừa chứa đựng niềm tin, hướng cộng đồng tới cái thiện và những việc làm tốt.
Vì vậy, Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ sẽ được duy trì và tổ chức vào tháng Giêng hằng năm
Bên cạnh Lễ nhảy lửa, người Dao đỏ ở Nậm Đét còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian khác
Một trong những trò chơi thu hút được đông đảo người xem và cổ vũ là trò kéo co
Múa sạp là một phần không thể thiếu của lễ hội
Video đang HOT
Theo ANTD
Cô dâu xinh đẹp trong lễ cưới của người Dao đỏ
Được trang điểm xinh tươi, cô dâu người Dao che khăn phủ kín mặt chờ đợi nhà trai tiến hành các nghi lễ. Đây là tiết mục đón dâu trong khuôn khổ Lễ hội xuân diễn ra tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội).
Trước giờ về nhà chồng, cô dâu người Dao đỏ được chuẩn bị kỹ càng, trang điểm và phủ khăn ngồi chờ đoàn nhà trai đến đón. Chương trình do đoàn nghệ nhân người Dao ở Tuyên Quang trình diễn sáng 19/2.
Khi nhà trai đến cửa, mẹ cô dâu dẫn con gái ra đón tiếp.
Lễ vật mang theo gồm 2 con gà, 10 chai rượu, 30 kg gạo và 30 kg thịt lợn để xin được đón cô dâu về. Theo phong tục, chú rể không đi đón dâu và cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ tạ tổ tiên. Người Dao cho rằng làm như vậy mới tránh được rủi ro sau này, vợ chồng mới được hạnh phúc trọn vẹn trăm năm.
Đoàn rước dâu trở về với đoàn nhạc lễ gồm kèn, trống, chiêng, chũm chọe thổi những bài ca mừng cưới. Người Dao ở Tuyên Quang có hơn 90.000 người, là tộc người có số dân đứng thứ 3 toàn tỉnh, chủ yếu ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và Chiêm Hóa.
Thông thường, đám cưới người Dao được tổ chức trong 2 ngày, tưng bừng nhất là tại nhà trai. Đoàn rước cô dâu về nhà chồng có khênh theo thùng đựng chăn gối và các vật dụng của cô dâu và được bọc màu son đỏ.
Đoàn rước về đến cửa, thầy cúng đợi sẵn từ trong nhà tiến ra ngoài cửa bắt đầu làm lễ. Thầy cúng khấn gột rửa những điều không may mắn của cô dâu trước khi bước vào nhà chồng và mong tổ tiên chấp nhận, nhập thêm khẩu vào gia đình, phù hộ cho vợ chồng khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, sinh được nhiều con cái thông minh, tài giỏi, làm ăn giàu sang phú quý.
Cô dâu, chú rể thưởng thức chén rượu vừa được thầy làm lễ ngay trước cửa nhà.
Lễ bái tổ tiên của đôi tân lang, tân nương. Chú rể quỳ trước ban thờ thông báo cho tổ tiên biết và cầu phù hộ cho vợ chồng hạnh phúc, làm ăn phát đạt.
Sau đó đôi vợ chồng trở ra ngoài cửa, chờ dứt ba hồi trống cô dâu được mẹ chú rể mở khăn che mặt.
Đôi vợ chồng được buộc dải khăn đỏ, tượng trưng cho sợi dây tơ hồng nối kết hạnh phúc trăm năm bền chặt.
Và cô dâu xinh đẹp đã được ở trong căn nhà mới. Lúc này, nhà trai sắp mâm bày tiệc rượu để quan khách hai họ cùng chung vui. Đội nhạc tấu nhạc mua vui trong suốt thời gian tiệc rượu. Cô dâu, chú rể sẽ đến từng mâm chúc rượu cảm ơn.
Theo VNE
Những phong tục ăn Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S tạo nên 54 bức tranh văn hóa khác nhau và mỗi dân tộc cũng có một cách ăn Tết rất riêng. Điệu xòe thái không thể thiếu trong Tết Nen Bươn Tiền của người Thái Hãy cùng điểm lại một số phong tục ăn Tết độc đáo trong cộng đồng các dân...