Rợn người thăm xưởng làm kem bẩn ở Hà Nội!
Kem tươi bán theo cân, bán dạo được pha trộn từ nhiều nguyên liệu rẻ tiền, không nhãn mác, nguồn gốc, thời hạn sử dụng… Chưa kể việc pha trộn tiến hành cực kỳ mất vệ sinh. Nhiều lò sản xuất kem gia công nhỏ lẻ đang “hái” ra tiền nhờkinh doanh mặt hàng này.
Kem tươi đủ các màu sắc sặc sỡ ủ trong tủ lạnh.
Một cây kem “ngậm” chục loại hóa chất
Nhiều người sẵn lòng bỏ ra hàng chục nghìn đồng để mua một cây kem màu xanh – hồng – nâu (kem trái cây), màu sắc bắt mắt, đủ các loại hương vị trái cây, socola… thơm, ngọt, béo ngậy, hấp dẫn đựng trong những chiếc thùng inox bán dạo ở các khu trường học, quán kem… Tuy nhiên, chẳng mấy ai nghĩ đến những nguyên liệu, hóa chất và quy trình sản xuất những chiếc kem này.
Nhóm phóng viên đã “đột kích” một cơ sở sản xuất kem cân gia công nhỏ ở Thường Tín, Hà Nội của anh N.V.T. Khi phóng viên “vào vai” đặt vấn đề muốn được hướng dẫn cho cách làm kem để mở xưởng, anh T nhiệt tình tư vấn các quy trình mà mình đang áp dụng. Theo anh T, trước tiên phải tìm được nguồn nguyên liệu giá rẻ, tốn ít tiền. Để tạo độ ngọt thì dùng đường hóa học, tạo hương vị và màu sắc đặc trưng hấp dẫn cho từng loại kem phải mua nhiều loại hóa chất (siro) tạo mùi thơm và màu khác nhau, hóa chất tạo độ mịn, độ ngọt, ngậy béo của kem. “Để làm kem dâu chỉ cần cho một một lượng nhỏ siro hương dâu là có ngay kem dâu. Socola, dừa… cũng vậy”, anh T nói.
Theo chân T xuống khu làm kem phía sau nhà – một căn nhà cấp 4 chật hẹp, nền nhà lúc nào cũng ướt lép nhép, vương vãi bột làm kem, nước siro, chúng tôi thấy những chậu bột kem sơ chế đang chờ cho vào máy dậy mùi thơm nồng của hương socola, dâu, cốm, dừa… Và ruồi thì đang… bu đen. Các loại xô, chậu, xoong, thau và cả chiếc máy làm kem, tủ ủ kem – có lẽ chẳng có ai kỳ cọ nên ở trong tình trạng rất cáu bẩn. Đáng nói nhất là bột làm kem rơi rớt xuống nền nhà ướt nhép, bụi bẩn, không được cọ, quét thường xuyên, vẫn được các công nhân làm thuê, chân trần đi qua đi lại, dùng tay vục từng vốc cho vào chậu để pha chế.
Xưởng chỉ có hai nam công nhân luân phiên đảm nhiệm mọi công việc. Quan sát, các công đoạn từ sơ chế bột kem, bảo quản kem đã thành phẩm đều được công nhân thao tác bằng tay trần. Công nhân vừa hòa bột kem vừa gãi – do nhà rất nhiều ruồi, có người vừa hút thuốc vừa làm tàn thuốc rơi cũng chẳng buồn hớt ra…
Video đang HOT
Lân la hỏi chuyện, một công nhân học việc tên Tr hào hứng nói: Quy trình làm kem bây giờ đơn giản chứ không vất vả như trước, chỉ cần pha trộn bột làm kem với siro, đường, một vài loại hương liệu khác nữa theo tỉ lệ thích hợp và sức chứa của máy thì không đầy 20 phút sẽ có ngay một mẻ kem thơm ngọt, hấp dẫn, sau đó cho vào tủ lạnh ủ là xong. Xưởng chủ yếu làm hàng đặt theo đơn, mỗi người 5-10kg, trung bình mỗi ngày làm 50-60kg, những ngày nắng nóng lên đến cả tạ kem, chủ yếu là kem socola và kem hoa quả. “Nguyên liệu, hương liệu từ bột làm kem, siro tạo hương vị cho đến đường siêu ngọt toàn là hàng Tàu, có thứ gì là của Việt Nam đâu”, Tr thì thầm.
Quan sát góc xếp nguyên liệu làm kem toàn là hàng in chi chít chữ Trung Quốc, một số túi bột làm kem chỉ đựng sơ sài trong túi nylon trắng cỡ lớn không nhãn mác, không hạn sử dụng, không ghi thành phần và hướng dẫn sử dụng…
Bột làm kem in chằng chịt chữ Trung Quốc… cùng nhiều hương liệu, hóa chất khác mà chỉ có “thợ lành nghề” trong xưởng mới biết cách dùng mà không cần đến phụ đề.
Một vốn bốn lời
“Tất cả nguyên liệu đều có giá rẻ bèo bởi toàn là hàng Tàu. Chỉ mất công đi xa, vào tận nội thành mới có hàng. Mỗi lần đi, tôi cứ lấy hàng tạ về tích lại dùng dần, từ bột kem, đường hóa học cho đến các loại siro vứt lăn lóc chẳng bảo quản gì mà để cả năm cũng chẳng thấy ẩm mốc”, T nói.
Khi được hỏi về bột làm kem, T ngập ngừng: “Cái này thì mới áp dụng chứ trước đây vẫn mua sữa bột, trứng, sữa tươi… rồi hì hục trộn đánh để làm bột kem. Bột làm kem này không bán đại trà mà phải mua lại từ chủ những xưởng làm kem lớn, chứ tìm mua được thì khó lắm, chỉ biết là hàng của Trung Quốc giá 60.000 đồng/kg. Việc sử dụng bột làm kem đem lại hiệu quả cao, không phải mất nhiều công sức, không phải tốn tiền mua các nguyên liệu, trải qua các công đoạn phức tạp như: Đánh trứng, trộn kem, hương liệu, đánh nổi…”.
Theo tìm hiểu, một túi bột làm kem trọng lượng 1,3kg có giá 60.000 đồng, 20.000 đồng/1chai siro, 40.000 đồng/kg đường hóa học dùng cho cả trăm mẻ kem, mà điều đáng nói là độ ngọt của nó hơn gấp nhiều lần đường kính, lại có mùi thơm đặc biệt, mỗi mẻ kem chỉ cần cho khoảng nửa thìa cafe là đã ngọt lừ.
Mỗi ngày, cơ sở làm từ 50-60 kg kem, tiêu thụ hết trong ngày, chủ yếu là bán buôn theo cân. Theo nhẩm tính của anh T thì một gói bột kem 1,3kg pha cùng với 3,5 lít nước, một muỗng cafe siro, 1/2 muỗng đường hóa học cho ra lò 5kg kem tươi, tương đương với 70 – 80 cây kem. Như vậy, tổng chi phí để sản xuất 5kg kem tươi chỉ trên dưới 100.000 đồng. Bán buôn với giá hiện tại 40.000đồng/kg, mỗi mẻ kem sẽ lãi khoảng 150.000-200.000 đồng.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sở y tế Hà Nội lên tiếng về thiết bị kém chất lượng trong bệnh viện
Sở Y tế Hà Nội lý giải về vụ việc liên quan đến máy xét nghiệm không đảm bảo chất lượng trong buổi họp báo mới đây. Bên cạnh đó, dư luận vô cùng bức xúc vì những thiết bị y tế kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ đã được sử dụng trong suốt một thời gian dài.
Sở y tế Hà Nội lý giải vụ việc máy xét nghiệm kém chất lượng
Liên quan đến thông tin máy xét nghiệm sinh hóa tại các bệnh viện tuyến huyện (theo gói thầu số 4 của Sở Y tế Hà Nội) không bảo đảm chất lượng cũng như vụ việc Bệnh viện Đa khoa Thường Tín dùng máy xét nghiệm không rõ nguồn gốc Sở y tế Hà Nội đã tổ chức họp báo xung quanh vấn đề này. Theo thông tin của các cơ quan báo chí, máy sinh hóa tự động có nhãn hiệu Greiner GA 240 sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Thường Tín khi nhập khẩu vào Việt Nam chưa hề có giấy phép của Bộ y tế. Chất lượng thực sự của thiết bị cũng rất kém.
Lý giải vấn đề trên trong cuộc họp báo chiều ngày 29/7, Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở y tế Hà Nội cho biết: "Greiner GA 240 có tất cả 6 chiếc cung ứng cho 6 bệnh viện tuyến huyện là Bệnh viện Thường Tín, Hoài Đức, Vân Đình, Thanh Oai, Phú Xuyên, Quốc Oai. Các trang thiết bị này được đưa vào sử dụng từ năm 2010. Trong năm đầu khi sử dụng thiết bị không có đơn vị nào có ý kiến về máy trục trặc"
Ông Nguyễn Ngọc Dung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thừa nhận tem nhãn của máy có ghi sản xuất từ tháng 5/2010, nước sản xuất là của Đức. Tuy nhiên, phía bên trong máy có tới quạt mát của máy và 5 mô tơ ghi "Made in China". Việc bảo trì, bảo dưỡng máy chưa đúng quy định và bệnh viện này phải thay thế.
Đoàn Công tác liên ngành Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Sở Y tế Hà Nội và Công an huyện Thường Tín tiến hành kiểm tra Bệnh viện Đa khoa Thường Tín phát hiện máy xét nghiệm sinh hóa tự động, nhãn hiệu Hitachi 717, series 6312-19 tại Khoa Xét nghiệm không có chứng từ nguồn gốc. Cơ quan chức năng đã tiêu hủy máy và xử phạt 30 triệu đồng đối với hành vi này vì cho rằng máy xét nghiệm sinh hóa kém chất lượng không có nguồn gốc sẽ ảnh hưởng lớn tới việc cho ra các kết quả, chất lượng khám chữa bệnh.
Bức xúc vì thiết bị kém chất lượng được sử dụng trong thời gian dài
Tại buổi họp báo, đoàn kiểm tra Sở Y tế Hà Nội cũng thông tin tới báo chí về kết quả kiểm tra 2 bệnh viện đang sử dụng loại máy vỏ ghi nhãn mác Đức, ruột mác Trung Quốc như: Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức và Bệnh viện Đa khoa Thường Tín (Hà Nội).
Sở Y tế thông tin thêm về 2 bệnh viện sử dụng máy xét nghiệm kém chất lượng. Ảnh VOV
Nhiều ý kiến cũng đã thẳng thắn đề cập trách nhiệm quản lý của Sở y tế Hà Nội và các đơn vị liên quan trong việc kiêm tra, giám sát chât lượng trang thiêt bị y tê. Ông Nguyễn Tử Hiếu - Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cho biết: "Quá trình chấm thầu, chúng tôi không được biết xuất xứ sản phẩm, Theo quy định chỉ niêm yết tính năng. Còn công khai nguồn gốc, nhãn hiệu là phạm luật, nên đây cũng là một cái khó, cái bất cập hiện nay trong quá trình xét thầu thiết bị y tế".
Điều khiến dư luận bức xúc, là những thiết bị y tế kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ này đã được sử dụng trong suốt một thời gian dài. Điều đó có nghĩa, từng đấy thời gian, đã có những kết quả xét nghiệm thiếu chính xác, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khám chữa bệnh của người dân.
Theo Vietbao
Nhập máy xét nghiệm trước khi có giấy phép nhập khẩu! - Theo thông tin mà TS có được, máy xét nghiệm sinh hóa của công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản đã được bàn giao cho BV huyện Thường Tín (Hà Nội) tại thời điểm ngày 09/6/2010. Trong khi đó, giấy phép nhập khẩu do Bộ Y tế cấp để nhập máy trên lại là 02/08/2010! Như vậy, máy đã được bàn giao...