“Rốn ma túy’ bên sông
Bản Xiềng Tắm, xã Mỹ Lý đang bị ma tuý bủa vây
Cách trung tâm thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An khoảng 60km đường rừng núi hiểm trở, xã Mỹ Lý đang được xem là “rốn lũ” ma tuý của tỉnh. “Cơn lũ” ma túy tràn qua làm cho cuộc sống, văn hóa, học hành của người dân bản địa đang bị xáo trộn.
Từ một vùng đất yên bình trên biên giới, nhưng việc các công ty gỗ biến Mỹ Lý thành điểm tập kết gỗ để trung chuyển về xuôi đã làm cho nơi đây xuất hiện nhiều tệ nạn, đặc biệt là ma túy. Trong những năm gần đây, Mỹ Lý đang được xem là “ rốn ma túy” của toàn tỉnh.
Thực trạng nhức nhối
Nằm cách trung tâm thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) khoảng 60 km, Mỹ Lý có chiều dài biên giới trên 40 km giáp với nước bạn Lào, với 12 bản, 997 hộ, 5011 nhân khẩu. Để về với Mý Lý có hai con đường, thứ nhất là từ Cửa Rào (huyện Tương Dương) ngược sông Nậm Nơn khoảng 4 giờ đồng hồ bằng xuồng máy, thứ hai từ trung tâm thị trấn Mường Xén theo đường bộ về trung tâm xã với 3 giờ đồng hồ bằng xe gắn máy.
Chọn phương án nào cũng rất vất vả và nguy hiểm bởi trên hành trình là bao vực sâu, thác cao.
Mỹ Lý lại được thiên nhiên ưu đãi nên chẳng mấy khi đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú sống ở đây biết đến cái thiếu, cái đói. Ngược lại, nơi đây lại có những ngôi nhà sàn trị giá tiền tỉ được dựng lên từ việc khai thác gỗ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mỹ Lý lại đang bị tệ nạn ma tuý bủa vây.
Theo thông tin chúng tôi có được từ Ban công an xã Mỹ Lý, thì hầu như các bản trong xã này đều có con nghiện ma túy. Trong đó, các bản như Xiềng Tắm, Xiềng Trên, Hoà Lý, Xúp Tụ thì tỉ lệ nghiện ở nam thanh niên trong bản chiếm tới con số 70-80%.
“Sở dĩ 4 bản này có nhiều con nghiện như vậy là do các bản đều trải dài theo dọc sông Nậm Nơn, thanh niên ở đây tham gia vận chuyển gỗ và rủ rê nhau sử dụng chất kích thích” – một cán bộ xã Mỹ Lý (xin được giấu tên) cho biết.
Còn theo thông tin từ Đội Phòng chống tội phạm ma tuý, Đồn biên phòng Mỹ Lý cho biết, trong đợt bỏ phiếu tố giác người nghiện và liên quan đến ma tuý của xã này trong những năm gần đây, thì toàn xã có khoảng 300 người nghiện.
Tuy nhiên, họ cũng cho biết thêm, đó là con số do nhân dân tố giác, nhưng thực trạng thì chắc nhức nhối hơn nhiều. Vì các đối tượng di chuyển vị trí liên tục, họ thường vào rừng làm gỗ nhiều hơn là ở nhà nên lực lượng chức năng khó lòng kiểm soát được.
Cũng theo thông tin từ Ban công an xã Mỹ Lý, các đối tượng nghiện ở đây thường sử dụng hêrôin và đã có một số đối tượng do nhu cầu lớn đã chuyển sang tiêm chích. Có những con nghiện một ngày có thể sử dụng hết cả tiền triệu để mua ma túy.
Đối tượng rơi vào nghiện ngập ở đây tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 30 và không ít đối tượng đang là thanh thiếu niên. Có gia đình cả bố và con đều nghiện như gia đình ông Vi. V. M, ở bản Hoà Lý, cả ông và hai con trai lớn đều dính vào ma tuý. Nhưng có một thực trạng đang tồn tại khiến người ta nghe đến cũng phải giật mình, một số cán bộ đang đương nhiệm ở xã này, đều có con, chồng dính đến ma tuý.
Video đang HOT
Theo các thầy cô giáo ở đây phản ánh, rất dễ bắt gặp cảnh các con nghiện tụ tập nhau để hút hít ở các bể nước bỏ hoang hoặc dọc bờ sông mỗi sáng sớm khi họ đi lấy nước. Từ những thực trạng nhức nhối đó, dẫn đến tình hình an ninh thôn bản diễn ra khá phức tạp, đó là nạn trộm cắp hành hoành trong các bản làng.
Đặc biệt gần đây, việc vận chuyển gỗ của các công ty chững lại nên thanh niên không đi gỗ được, để có tiền tiêu xài, hút hít, nên nảy sinh ra nạn trộm cắp. Lúc đầu là mất gà, rồi một số gia đình bị mất gỗ khi đi rẫy.
Vì đâu nên “rốn lũ”?
Mỹ Lý là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, con sông Nậm Nơn là nơi cung cấp thực phẩm dồi dào với loại cá Mát, cá Leo thơm ngon nức tiếng Miền Tây Xứ Nghệ. Vốn rừng giàu có với các loại gỗ quý như Đinh Hương, Sến…đất đồi nơi đây, cũng rất tươi tốt, quanh năm cho họ những vụ mùa bội thu.
Gỗ được xem là nguyên nhân của tình trạng nghiện ngập ở Mỹ Lý.
Chính vì thế, chẳng khó hiểu để Mỹ Lý trở thành vùng đất trù phú giữa đại ngàn Tây Bắc xứ Nghệ. Nhưng những năm trở lại đây, với việc các công ty khai thác gỗ về đặt các điểm tập kết gỗ trên đất Mỹ Lý, làm cho cuộc sống nơi đây bị xáo trộn, dù gỗ mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho những gia đình có đàn ông khoẻ mạnh.
Từ đó, họ không còn thiết tha với việc học hành, cũng không mặn mà với việc lên nương rẫy làm lúa, làm rau. Họ theo các chủ hàng vào rừng sâu để khai thác và vận chuyển gỗ thuê.
Chỉ cần một tháng đi rừng, có thể mang lại cho họ nguồn thu nhập 15 đến 20 triệu đồng. Nhưng cái giá họ phải trả là những trận sốt rét rừng, những cơn ốm sinh tử, từ đó nhiều thanh niên đã tìm đến ma tuý để chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết đại ngàn.
Đồng thời, do công việc mệt nhọc, nhiều thanh niên bị kiệt quệ về sức khoẻ, để có sức họ lại dùng đến ma tuý tạo sức mạnh ảo. Cứ như thế ma tuý đeo bám họ, bao nhiêu tiền bạc kiếm được họ lại nướng sạch vào ma tuý.
“Hàng chục thanh niên đi làm gỗ về cả tháng trời mà không mang về nhà được một đồng nào và thêm vào đó vì nghiện nặng mà bị chủ gỗ đuổi về. Về các bản làng, họ lại tiếp tục rủ rê các thanh niên khác tham gia hút vui, vì đua đòi bạn bè mà nhiều người nghiện lúc nào không biết” – một cán bộ thuộc đồn biên phòng Mỹ Lý cho biết.
Theo VNN
Vào 'hang cave' tìm chồng VIP
Chị từng là "Người đàn bà làm rung chuyển thế giới ngầm" với tinh thần không khoan nhượng với tội phạm. Nhưng chị không ngờ có ngày mình lại phải chứng kiến sự thật tồi tệ về người chồng bội bạc...
Bây giờ chị ngồi trước tôi với vẻ mặt buồn nản, thất vọng, suy sụp đến không ngờ. Người phụ nữ buồn khổ này từng là một sĩ quan cảnh sát lẫy lừng chiến công một thời đấy ư?
Dao sắc không gọt được chuôi...
... Còn nhớ, những năm 80 của thế kỷ trước, khi Ga Hà Nội đi phía Bắc (người dân quen gọi là Ga Mới hoặc Ga Trần Quý Cáp) được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách đi các tỉnh phía Bắc, nạn trộm cắp, móc túi, rạch túi ùa vào, hoành hành ở Ga Mới và ở chợ Trần Quý Cáp kề cận.
Lúc đó chị là một nữ công an hết lòng vì nhân dân, giữa tụ điểm "nữ quái" và "đầu gấu", chị xả thân với việc chống nạn móc túi, rạch túi. Chị là một tấm gương điển hình trong lòng nhân dân và đồng đội về lòng quả cảm, sẵn sàng hy sinh để chống lại cái xấu, cái ác.
Có lần truy bắt đối tượng truy nã, chị chỉ có một mình nhưng vẫn quyết tâm bắt giữ, mặc dù đối tượng dùng dao chống lại, đâm rách tay, nhưng chị đã dùng võ thuật quật ngã đối tượng, bắt được mới thôi. Chị trở thành nhân vật "hot" trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều tờ báo TW và Hà Nội ngợi ca những chiến công xuất sắc của chị, các cấp ngành thường xuyên gặp mặt, biểu dương chị như một điểm sáng lung linh, trân trọng.
Còn một điều đặc biệt nữa ở người phụ nữ này, đó là chị không chỉ là một nữ chiến sĩ công an quả cảm, chị còn là một người phụ nữ, người mẹ tràn ngập lòng nhân ái. Trong suốt mấy chục năm qua, chị đã "nhặt" gần chục cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi, đem về nhà tận tình cứu sống, chăm nuôi, rồi chị tìm những gia đình tốt nhưng hiếm muộn đưa các cháu đến làm con nuôi.
Một nữ CSCA thời cuối bao cấp, giá cả leo thang, lương thấp, công việc thì bề bộn, suốt ngày đối mặt với những tội phạm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, bản thân còn chăm sóc một con trai nhỏ, vậy mà trước sự sống của những đứa trẻ non nớt, vừa chào đời đã không được bố mẹ yêu thương, đã bị ruồng bỏ, chị đã nhặt những đứa trẻ sơ sinh ấy về, chắt chiu từng chút sữa, từng bát bột, bát cháo, nuôi dưỡng như chính con mình.
Trong số đó, có nhiều cháu bé chị phải nuôi đến nhiều tháng, thậm chí 6-7 năm, chị phải gửi cả về quê nhờ mẹ đẻ nuôi hộ, rồi mới tìm được mái ấm gia đình cha mẹ nuôi cho bé. Vô cùng hạnh phúc cho chị là đến nay, các cô bé, cậu bé ngày ấy chị nâng niu, nay đều đã khôn lớn, trưởng thành, nhiều cháu đã tốt nghiệp đại học. Nhờ những ông bố bà mẹ nuôi nhân hậu, nhiều cháu không hề biết mình là con nuôi.
Đặc biệt, hầu hết các cháu đều được bố mẹ nuôi thường xuyên đến thăm chị và các cháu đều được cha mẹ giáo dục gọi chị là "mẹ", rất thân thương nhưng không bao giờ chị tiết lộ thân phận của các cháu và cơ duyên chị cứu sống các cháu ngày nào. Chị luôn mong muốn các cháu lớn lên được hưởng hạnh phúc, thành đạt như bao con người khác.
Vậy mà, giờ đây khi tuổi trẻ đã cống hiến hết, khi chồng chị đã trở thành phó TGĐ, con trai đã đi du học, khi bước sang bên kia dốc cuộc đời, cuộc sống tưởng viên mãn của gia đình chị bỗng như bị một quả bom tấn làm nổ tung tất cả.
Đó là một lần chồng chị đi làm bỏ quên di động ở nhà, chị vô tình đọc được tin nhắn điện thoại và phát hiện ra chồng đã cặp "bồ". Chị tức tưởi òa khóc. Cuộc đời sao trớ trêu, chị toàn tâm lo vun đắp cho gia đình, cả cuộc đời này chị chỉ yêu có chồng và đêm nào cũng ngồi chờ chồng về cùng ăn cơm tối. Anh hầu như về muộn vì lý do quá bận công việc, chị vẫn thường cho con trai ăn trước để nó học bài, còn chị thì đợi anh, bất kể là anh về mấy giờ khuya.
Vậy mà sao chị bị chồng phản bội? Sao anh nỡ phản bội chị sau hơn 20 năm yêu và chung sống? Sau khi 2 người đã đắm đuối yêu thương cùng nắm tay nhau vượt qua bao nhiêu khó khăn thuở hàn vi? Bây giờ anh ở cương vị phó TGĐ một Tổng công ty lớn với bao nhiêu công ty con, tiền bạc không thiếu.
Anh lắm tiền, anh sa ngã. Vậy mà chị trách mình sao ngờ nghệch thế, bỗng thấy anh xây cửa cao nhà rộng, đồ đạc sắm sửa đắt tiền, chị cứ nghĩ rằng những khó khăn, nhà giấy dầu dột nát đã qua, chị cả tin nghĩ giờ chỉ còn lại những năm tháng hạnh phúc vẹn tròn.
Sóng gió nổ tung trong ngôi nhà vốn êm đềm của chị. Nhưng anh kiên quyết không chịu thú nhận việc anh cặp bồ. Thậm chí, anh đã không chỉ hắt hủi, mà còn nhiều lần đánh chị tơi bời "vì tội đã nghĩ oan cho chồng, làm tổn hại uy tín, danh dự của một ông chồng danh giá".
Nhưng anh vẫn đi về muộn, vẫn "đi công tác" thường xuyên tất cả các ngày thứ bảy và chủ nhật, mặc cho chị vẫn nấu cơm, vẫn thức chờ chồng về cùng ăn như hằng đêm, như mỗi ngày trong chuỗi đời gần 10.000 ngày hai người gá nghĩa vợ chồng.
Chị linh cảm anh đến sống với cô vợ hờ. Nhưng hễ chị hé môi nói về việc này là anh ngày càng hét to lên, trong khi chị cố nén lòng nói thật nhỏ để hàng xóm khỏi nghe thấy mà chê cười, anh thì muốn làm ra vẻ mình bị vu oan.
Sau nhiều đêm mất ngủ, suy nghĩ đắn đo,chị muốn làm rõ mọi chuyện, muốn không hàm oan cho anh, và càng muốn gia đình chị trở lại ấm êm như xưa vì chị còn yêu anh, còn muốn giữ gìn mái nhà này, giữ cho con trai chị học xong Đại học. Nhưng chị không có một chút thông tin nào để gỡ mối tơ vò trong bí mật của chồng...
"Muốn bắt cọp phải vào hang cọp" (Ảnh minh họa)
Vào "hang cave" truy tìm chồng
Quá bị tổn thương cả về tinh thần và sức khỏe, chị từ chỗ chỉ muốn động viên anh, yêu anh để anh trở về với mẹ con chị, bây giờ chị thấy anh quá thay đổi, anh tàn nhẫn chà đạp lên yêu thương của chị. Thậm chí anh còn tuyên bố sẽ ly hôn nếu chị cứ tiếp tục đòi biết sự thật.
Tồi tệ là anh còn chính thức báo cáo đến tổ trưởng dân phố là chị ghen tuông vô cớ nên thường dùng võ thuật để đánh chồng! Chị choáng váng, uất nghẹn. Nếu chị không còn yêu anh nữa thì chị đã dùng võ thuật để đánh lại chồng khi anh tàn nhẫn đánh chị, nhưng chị đã cam chịu chấp nhận chịu đựng đòn của chồng.
Vậy mà anh sẵn sàng vu cáo chị. Rồi một ngày, chị bỗng được bà hàng xóm tốt bụng hỏi thăm sức khỏe, vì nghe chồng chị bảo với họ là chị có triệu chứng bị tâm thần, hoang tưởng càng ngày càng nặng mà không chịu đi bệnh viện. Chị thực sự bàng hoàng và càng cay đắng hơn, anh đã đê tiện đến mức tìm cách vu cáo vợ bị điên để che đậy những tội lỗi của anh. Đã thế chị quyết tìm cho ra sự thật.
Chắp nối những thông tin mù mờ, chị phán đoán chắc cô bồ trẻ của anh chắc chắn là một cô ả cave nhà hàng nào đó. Vậy muốn tìm ra chân tướng của chồng thì chị phải tìm cho ra ả cave đó đã. "Muốn bắt cọp phải vào hang cọp". Nghề nghiệp đã dạy chị như thế. Được, chị quyết định vào hang, nhưng là "hang cave" để tìm ra bằng được ông chồng VIP của mình, để ông không ngạo mạn của kẻ lắm tiền cao giọng khinh thường vợ.
Thế là chị hóa thân là một bà mẹ thôn quê lên thành phố tìm con gái. Chị vào từng nhà hàng sang trọng mà chị biết anh thường tiếp khách để nuôi quan hệ. Đóng vai bà mẹ khóc tìm con gái sa chân lỡ bước chốn đô thành, chị nhận được rất nhiều sự thương cảm và nước mắt của những người mẹ đồng cảnh ngộ, của những cô gái đang phải bán tuổi xuân trong chốn nhơ nhớp này, nhưng họ đều là những người hèn yếu, không dám hé răng, họ sợ bọn bảo kê hay Tú Bà biết thì chúng sẽ đánh chết. Chị thất bại khi đóng vai bà mẹ.
Chị lại vào vai người phụ nữ nghèo đi xin việc rửa bát đĩa trong các nhà hàng. Nhiều tháng ngày lang thang, làm việc quần quật trong gian bếp bẩn thỉu hôi hám của các nhà hàng, nhưng không bao giờ được trả lương, bởi chỉ 3-4 ngày khi nắm được thông tin không phù hợp với cô ả chị cần tìm thì chị lại bỏ việc, đi xin việc ở một nhà hàng khác.
Thế rồi, chị đã tìm ra thông tin về một ả cave gốc gác miền núi, 4 năm trước đã lọt mắt xanh một VIP, hiện đã sinh con với ông ta nên đã được ông ta mua cho ngôi nhà ba tầng nghe đâu giá hơn tỷ đồng. Khi được mọi người cho biết ông VIP này thường xuyên đi chiếc xe hơi sang trọng của Tổng công ty, màu đồng, biển 29U... thì chị gần như ngất xỉu. Đúng là chiếc xe hơi của chồng chị. Chị thấy một nỗi hận lớn dần lên trong lòng.
Nhưng tình yêu cả cuộc đời chị để dành trọn vẹn cho chồng, không lẽ chị đành để anh tuột dốc trở thành một ông quan hư hỏng? Nhưng với cá tính hiếu thắng của anh cộng với cách hành xử của một ông quan có nhiều tiền như hiện nay, nếu chị không đưa ra bằng chứng đích đáng thì chị sẽ bị anh tiếp tục cho là vu khống.
Chị chắp nối những thông tin về ngôi nhà mà anh mua để chung sống với bồ, chị quyết định lần tìm. Tìm mãi rồi cũng ra ngôi nhà đó. Nhưng làm sao để "mục sở thị" những chuyện bên trong ngôi nhà? Chị phát hiện hàng xóm sát vách ngôi nhà đó bán gạo, thế là chị vào vai người cần mua gạo thường xuyên cho bếp ăn cơ quan với số lượng lớn. Qua đó chị đã biết được: "Chuyện cô gái không biết sao trẻ thế mà số đỏ thế chứ, lấy được ông chồng giàu sụ, nhưng phải tội hơi già và đi làm xa nên thứ bảy, chủ nhật mới đánh ô tô màu đồng về ở với vợ con".
Chị bán gạo còn vui vẻ lấy tấm ảnh ra khoe: "Đây là ảnh vợ chồng con cái cô ấy mới chụp cùng với vợ chồng tôi hôm tết vừa rồi", chị nhìn tấm ảnh mà đầu gối run lên. Chồng chị ôm vai cô vợ hờ, trong tay cô ta bế một cậu bé trai, thế mà anh ta suốt ngày kêu gào là bị vợ vu oan!
Chị đã bỏ ra bao nhiêu tháng trời, đã vất vả tốn bao nhiêu sức lực để di tìm sự thật, nhưng khi chạm tay tới sự thật rồi, chị lại không muốn tin. Bao nhiêu nghị lực trong con người mãnh liệt một thời oai hùng trong chị bỗng như biến đâu mất hết. Chị xiêu vẹo bước đi như vô định trong đời...
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu