Rốn chảy dịch, bé trai 11 tuổi mắc bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Dị tật còn ống niệu rốn là bệnh bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ em. Chúng có thể gây rò nước tiểu rốn, viêm tấy, chảy mủ.
Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại thận – Tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã điều trị thành công cho bệnh nhi V.T.M.C. (11 tuổi, trú tại Vàng Danh, Uông Bí).
Khoảng một tháng gần đây, trẻ thường xuyên đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, đôi khi cơn đau dữ dội dọc bẹn bìu bên trái. Bé C. cũng có tiền sử chảy dịch ở rốn. Sau khi tiến hành thăm khám và dựa trên các kết quả xét nghiệm, trẻ được chẩn đoán còn nang niệu rốn, khả năng đã nhiễm trùng và được chỉ định phẫu thuật.
Video đang HOT
Áp xe nang niệu rốn của trẻ. Ảnh: BVCC.
Dị tật còn ống niệu rốn là bệnh bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ em. Nguyên nhân là ống niệu rốn nối bào thai và người mẹ không mất đi sau sinh. Chúng dẫn đến những biểu hiện rò nước tiểu rốn, viêm tấy, áp xe, chảy mủ và có thể gây ung thư ống niệu rốn. Một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, việc chẩn đoán dựa vào siêu âm hoặc CT scanner ổ bụng.
Bé C. được chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt ống niệu rốn. Phương pháp này có ưu điểm ít tổn thương, hồi phục nhanh, mang tính thẩm mỹ cao. Qua đây, bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh cần chú ý đến các biểu hiện bất thường ở trẻ, đặc biệt là đau vùng quanh rốn, rốn chảy dịch mủ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chỉ đau bụng vùng hố chậu phải, bệnh nhân nữ mắc u nhầy ruột thừa lớn hiếm gặp
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang nhầy ruột thừa lớn, hiếm gặp cho người bệnh.
Đó là bệnh nhân Nguyễn Thị L. (Tiền An - Quảng Yên) nhập viện vì đau bụng vùng hố chậu phải. Người bệnh cho biết, trước nhập viện khoảng 2 ngày, người bệnh xuất hiện đau bụng vùng hố chậu phải, đau âm ỉ, liên tục, đau tăng dần.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh dựa trên hình ảnh siêu âm và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nhận thấy có hình ảnh cấu trúc đường tiêu hóa liên tục với manh tràng kích thước 2.1x0.5 cm, đánh giá nghi ngờ u nhầy ruột thừa.
Khối u nang nhầy ruột thừa của người bệnh.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị u nhầy ruột thừa, chỉ định phẫu thuật cắt u để xét nghiệm mô bệnh học.
Trong phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện ruột thừa của người bệnh to bất thường với kích thước khoảng 3x8cm, mật độ chắc, có dấu hiệu ăn sâu vào vùng manh tràng. Người bệnh được phẫu thuật cắt u và một phần manh tràng. Gửi xét nghiệm mô bệnh học kết quả cho thấy đây là khối u nang nhầy ruột thừa lành tính hiếm gặp.
Theo các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa và Tổng hợp - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, u nhầy ruột thừa là bệnh lý hiếm gặp, biểu hiện bệnh rất nghèo nàn và chỉ được tình cờ phát hiện trên hình ảnh khi siêu âm. Bệnh có tỉ lệ mắc 0,1 - 0,2% trong số các ca cắt ruột thừa và chỉ khoảng 10% trong số các ca này là ung thư nang tuyến nhầy ruột thừa.
Theo Báo dân sinh
Nghịch dao, bé trai 17 tháng tuổi bị cứa đứt rời ngón tay Do sự bất cẩn của người lớn, bé cầm dao và nghịch. Hậu quả là trẻ bị đứt rời đốt 3 ngón 5 ở bàn tay trái. Bệnh nhi là bé Nguyễn Viết Q. 17 tháng tuổi trú tại Đông Triều, Quảng Ninh. Theo gia đình trước đó tại nhà, dao không để xa tầm tay của trẻ, vô tình trẻ đã cầm...