Romania sẽ nhận 33 tỷ euro từ kế hoạch phục hồi hậu Covid-19 của EC
Romania là quốc gia thứ 6 nhận được số tiền cho phục hồi hậu Covid-19, sau Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Pháp và Hy Lạp.
Tối 27/5, truyền thông Romania cho biết nước này sẽ nhận được 33 tỷ eurotrong Kế hoạch phục hồi 750 tỷ euro được đề xuất của Ủy ban châu Âu để chống lại đại dịch Covid-19.
Đại diện của Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) cho biết phần lớn trong số 33 tỷ euro mà Romania nhận được là những khoản tiền không hoàn lại hoặc cho vay theo các điều khoản có lợi cho Romania để phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Romania là quốc gia thứ 6 nhận được số tiền này sau Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Pháp và Hy Lạp.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu cho biết 750 tỷ euro bao gồm 500 tỷ euro tiền trợ cấp và 250 tỷ euro cho các quốc gia thành viên vay. Để có nguồn này, châu Âu sẽ đi vay từ các thị trường tài chính và dự định sẽ hoàn trả từ năm 2028 đến 2058.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố kế hoạch phục hồi chính là biến những thách thức to lớn mà khối này đang phải đối mặt thành cơ hội, không chỉ là các hoạt động hỗ trợ phục hồi hậu Covid-19 mà còn là việc đầu tư vào tương lai như thỏa thuận xanh châu Âu và các biện pháp số hóa để thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế và khả năng phục hồi trong toàn khối.
Trong khi các quốc gia như Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã ca ngợi đề xuất của Chủ tịch EC thì vẫn có 4 quốc gia thành viên EU phản đối kế hoạch này.
Cụ thể, Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch cho rằng nên chuyển trợ cấp thành hình thức cho vay. Theo dự kiến, đại diện các nước thành viên dự kiến họp trực tuyến vào ngày 18/6 tới để được sự đồng thuận về các điều khoản chi tiết của gói phục hồi.
Đại sứ quán Bỉ: Không có thay đổi thủ tục cấp visa Schengen với công dân Việt Nam
Lãnh sự Đại sứ quán Bỉ tại Hà Nội, ông Mark Neel, cho biết không có thay đổi gì trong thủ tục cấp visa (thị thực) Schengen với công dân Việt Nam.
Visa đi các nước thuộc không gian Schengen. (Ảnh minh họa: Fotolia)
Mạng xã hội Việt Nam xôn xao thông tin thị thực Schengen trở nên khó khăn hơn với người Việt sau thảm kịch 39 người chết tại Anh.
Trả lời phóng viên VTC News, ông Mark Neel, phụ trách lãnh sự Đại sứ quán Bỉ tại Hà Nội cho biết: "Dù có cảnh giác hơn với nhập cư, chúng tôi chưa có thay đổi gì trong các thủ tục (cấp thị thực Schengen) cũng như danh sách các yêu cầu với công dân Việt Nam."
"Quá trình này vẫn chưa có gì thay đổi. Chúng ta đừng quên rằng phần phần lớn các nạn nhân của nạn buôn bán người chưa từng xin cấp thị thực Schengen."
Khi được hỏi về quy định yêu cầu người xin thị thực của một nước trong nhóm Schengen phải được tất cả các nước còn lại phê duyệt hồ sơ, ông cho biết: "Từ nhiều năm qua, một số nước Schengen yêu cầu được tham vấn về các hồ sơ xin visa gửi đến các nước Schengen khác, đối với công dân một số nước. Quá trình tham vấn này hiện cũng được yêu cầu đối với công dân Việt Nam. Vì vậy quá trình xin thị thực có thể mất nhiều thời gian hơn."
Về những điều cần lưu ý khi xin thị thực Schengen, ông Mark Neel cho biết: "Các cán bộ thị thực là những người được đào tạo và rất có kinh nghiệm. Họ sẽ luôn thực hiện đánh giá nguy cơ và sẽ phát hiện ra nếu người xin visa có những mục đích khác với hồ sơ họ trình báo. Nếu bạn tuân thủ những gì được yêu cầu và không có gì để giấu, bạn sẽ ổn thôi."
Các nước thuộc không gian Schengen bao gồm: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ.
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
8 quốc gia ủng hộ sứ mệnh hải quân do châu Âu dẫn đầu ở Eo biển Hormuz Theo Bộ Ngoại giao Pháp, hiện có 8 quốc gia gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha cùng Pháp đã ủng hộ về mặt chính trị đối với sứ mệnh do châu Âu dẫn đầu. Tàu chiến HMS Montrose của Hải quân Hoàng gia Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN) THX và Reuters đưa tin, Chính phủ Pháp ngày 20/1...