Romania mất hai máy bay gần biên giới Ukraine
Một tiêm kích MiG-21 LanceR của Không quân Romania vào cuối ngày 2.3 đã biến mất khỏi màn hình radar khi bay trên Biển Đen ở bờ biển giáp Ukraine, và trực thăng được cử tìm kiếm đã bị rơi, khiến 7 người tử vong.
Một tiêm kích của Không quân Romania. Ảnh ITAMILRADAR
Toàn bộ 7 quân nhân Romania trên trực thăng IAR 330-Puma đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng đâm xuống vùng Gura Dobrogei, cách sân bay xuất phát khoảng 11 km, theo Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Romania.
Vào thời điểm gặp nạn, IAR 330-Puma đang tìm kiếm chiếc MiG-21, ngay sau khi tiêm kích mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không.
“Nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ đối với phi công MiG-21 vẫn đang được triển khai”, Bộ Quốc phòng Romania cho biết.
Giới hữu trách vẫn đang điều tra nguyên nhân trực thăng bị rơi. Trước khi xảy ra sự cố, phi công trực thăng nhận được mệnh lệnh quay về căn cứ vì tình hình thời tiết xấu.
Video đang HOT
Một trực thăng IAR 330-Puma. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG ROMANIA
Chiếc MiG-21 đã biến mất khoảng 15 phút sau khi xuất kích và đang đến khu vực tuần tra gần biên giới vùng duyên hải giáp Ukraine.
Còn trực thăng cũng bị rơi trong vòng 20 phút kể từ khi được triển khai.
Romania, thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), giáp Ukraine và từ tuần qua đã chứng kiến hàng chục ngàn dân Ukraine tị nạn đổ qua ngõ biên giới.
Trước áp lực từ tình hình Ukraine-Nga, Romania yêu cầu NATO tăng cường binh lực tại cánh đông của khối. Mỹ phản hồi bằng cách gửi trung đoàn xe bọc thép Stryker và khoảng 1.000 quân đến căn cứ Romania gần Biển Đen.
Từ tháng trước, Đức cũng đưa 6 chiếc Eurofighter Typhoon đến nước này, gia nhập phi đội 4 tiêm kích được Ý triển khai trước đó. Hơn 500 binh sĩ Pháp cũng được điều đến Romania.
Trong một diễn biến liên quan, chiều 24.2 (giờ Việt Nam), Romania thông báo xuất kích hai chiến đấu cơ F-16 đón đầu chiếc Sukhoi Su-27 của không quân Ukraine xâm phạm không phận nước này.
Thông tin trên được công bố trong lúc Nga tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Theo đó, Nga lên danh sách các sân bay quân sự và những máy bay chiến đấu chưa xuất kích của Ukraine là mục tiêu chủ yếu cho hoạt động không kích đợt đầu.
Những loại máy bay chiến đấu châu Âu có thể cung cấp cho Ukraine
Bất kể loại máy bay nào mà châu Âu xem xét chuyển giao cho Ukraine đều giúp tăng cường đáng kể năng lực các phi đội của không quân Ukraine.
Những loại máy bay chiến đấu châu Âu có thể cung cấp cho Ukraine (Ảnh: The Drive)
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell cho biết khối này đang xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine nhằm đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga. Mặc dù không nêu rõ những loại máy bay nào có thể chuyển giao cho Ukraine trong tương lai gần, nhưng ông Josep Borrell tiết lộ đó sẽ là những máy bay mà Lực lượng Không quân Ukraine đã vận hành để đưa chúng vào sử dụng nhanh hơn. Đây là một phần của gói hỗ trợ quân sự trị giá hơn 501 triệu USD mà Liên minh châu Âu dành cho Ukraine.
Phi đội máy bay chiến đấu Ukraine bao gồm nhiều máy bay MiG-29 Fulcrums và Su-27 Flankers có từ thời Liên Xô. Nhưng hiện giờ không một quốc gia nào trong Liên minh châu Âu sử dụng Su-27.
Điều này cho thấy việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine là một thách thức lớn và hiện tại cuộc thảo luận đang tập trung chủ yếu vào Mig-29. Bulgaria, Slovakia và Ba Lan hiện đang là 3 quốc gia vẫn sử dụng các biến thể của Fulcrum và những biến thể này có thể được chuyển giao hoặc đưa vào trang bị rất nhanh chóng. Trong khi máy bay chiến đấu của Bulgaria chỉ có một số cải tiến nhỏ kể từ khi Liên Xô tan rã, thì hầu hết máy bay chiến đấu của Ba Lan và Slovakia đã được nâng cấp đáng kể.
Một số nước thành viên khác của EU trước đây từng vận hành Mig-29 có thể vẫn giữ loại máy bay này trong kho, song vẫn chưa rõ phải mất bao nhiêu thời gian để chúng vận hành trở lại. Tuy vậy, chúng vẫn được coi là nguồn dự phòng trong bối cảnh một số lượng lớn máy bay Mig-29 già cỗi của Ukraine đã bị phá hủy trong cuộc tấn công của Nga.
Ba Lan, Slovakia và Bulgaria đang trong quá trình thay thế các phi đội MiG-29 nhưng quá trình này có thể kéo dài. Ba Lan dự kiến sẽ tiếp nhận tiêm kích tàng hình tiên tiến F-35A mới vào năm 2024, còn Slovakia và Bulgaria sẽ bắt đầu tiếp nhận những chiếc F-16C/D lần lượt vào năm 2023 và 2025.
Máy bay chiến đấu MiG-21 của Không quân Romania (Ảnh: The Drive)
Romania và Croatia là hai quốc gia cũng đang sở hữu những biến thể MiG-21 cũ hơn nhưng cũng đã được nâng cấp và loại máy bay này có thể là những đối thủ đáng gờm trong các cuộc không chiến. Ukraine hiện không vận hành MiG-21, nhưng các công ty ở nước này vẫn thực hiện việc bảo trì cho các quốc gia khác. Vì thế MiG-21 có thể được chuyển giao cho Ukraine trong trường hợp xung đột căng thẳng tiếp diễn.
Tiêm kích Mig-21 của Không quân Croatia (Ảnh: The Drive)
Bất kể loại máy bay nào mà châu Âu xem xét chuyển giao cho Ukraine, dù là máy bay chiến đấu cũ hay các loại máy bay chiến đấu tiên tiến, đều giúp tăng cường đáng kể sức mạnh các phi đội của không quân Ukraine, vốn chịu tổn thất trong các cuộc giao tranh kéo dài 4 ngày qua.
Hiện không Không quân Ukraine hiện cần nhiều máy bay chiến đấu hơn. Nhu cầu đó có thể tăng lên khi các lực lượng Nga tiếp tục đẩy mạnh theo nhiều trục ở miền bắc, miền đông và miền nam Ukraine, bao gồm cả các khu vực xung quanh thủ đô Kyiv.
Không rõ các phi công Ukraine cần bao nhiêu thời gian huấn luyện để có thể điều khiển thành thạo những máy bay nói trên. Các phi công của Ba Lan và Slovakia trước đó đều cần thời gian tập huấn đáng kể để vận hành những chiếc máy bay MiG-29 nâng cấp. Phần lớn máy bay trong số này có những hệ thống tiên tiến đòi hỏi phi công Ukraine phải sử dụng thành thạo trước khi đưa vào chiến đấu thực tế.
Liên Hợp Quốc nói hơn 100 dân thường Ukraine đã thiệt mạng Theo các quan chức Liên Hợp Quốc, ít nhất 102 dân thường đã thiệt mạng và hơn 500.000 người khác đã phải rời khỏi Ukraine kể từ khi xung đột với Nga bùng phát. Phát biểu tại phiên khai mạc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong hôm nay (28/2), Michelle Bachelet, Cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc, cho biết...