Romania mang căn cứ quân sự Deveselu dọa Nga?
Bộ trưởng Quốc phòng Romania-Mihai Fifor bị cho là đã “lỡ lời” khi nói rằng một cơ sở quân sự của Mỹ tại nước này có triển khai tên lửa đạn đạo.
Cụ thể, trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Antena 3, ông Fifor nhận định: “Rõ ràng Tổng thống Vladimir Putin sẽ không hài lòng với bất kỳ khả năng quân sự quan trọng được phát triển ở Romania. Làm sao mà Tổng thống Putin có thể vui mừng về thực tế rằng ở Romania có căn cứ quân sự tại Deveselu với tên lửa đạn đạo?”.
Căn sở Hỗ trợ Hải quân Mỹ ở Deveselu, thuộc miền nam Romania, hiện có triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bộ của NATO, lâu nay vẫn bị Nga xem là mối đe dọa an ninh. Mỹ cùng Romania đưa vào vận hành cơ sở này hồi tháng 5/2016.
Nhưng sau đó ông Fifor lập tức giải thích rằng, các quan chức Nga đã hiểu nhầm lời ông. Bộ trưởng Romania nhấn mạnh rằng, tại căn cứ Deveselu chỉ có một hệ thống phòng thủ tên lửa chứ không có tên lửa đạn đạo.
Cơ sở phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ của Mỹ ở căn cứ Deveselu thuộc Romania.
Sau những tiết lộ của Bộ trưởng Quốc phòng Romania, ông Pavel Alekseenko, thư ký Đại sứ quán Nga tại Romania đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình. Ông Alekseenko cho biết, ông xem những tuyên bố ông Fifor là sự thú nhận rằng, Mỹ đã đưa rất nhiều cơ sở hạ tầng quân sự tới gần Nga.
“Tuyên bố của ông Fifor là một bằng chứng cho thấy căn cứ Mỹ ở Deveselu thực sự là một mối đe dọa trực tiếp và đối với an ninh quốc gia Nga. Cảm ơn vì sự thật tự nhiên này, ông Fifor!”, thư ký Đại sứ quán Nga tại Romania nhấn mạnh.
Có thể thấy, trong tuyên bố trên, ông Fifor đã vô tình (hoặc có thể cố ý) tiết lộ căn cứ Mỹ trên đất Romania có tên lửa đạn đạo. Hành động này một lần nữa cho thấy hành động Mỹ và NATO đang dồn vũ khí áp sát Nga.
Video đang HOT
Còn nhớ Căn cứ quân sự Deveselu của Mỹ khai trương vào tháng 5/2016, theo kế hoạch sẽ triển khai các loại tên lửa ở đây với tầm bắn lên tới 500 km.
Sau một vài năm sẽ bổ sung loại tên lửa với tầm bắn 1000 km thậm chí hơn. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga – chuyên gia Tamara Guzenkova lưu ý rằng, hành động này của Mỹ vi phạm hiệp ước INF giữa Nga và Liên Xô về việc cấm triển khai các loại tên lửa tầm xa từ 500 km đến 5000 km.
Theo nguồn tin chính thức, Hoa Kỳ đã thông báo rằng, ở căn cứ quân sự Rumania sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đặc biệt với dòng tên lửa SM-3. Dòng tên lửa SM-3 có tầm bắn khoảng 2500 km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1500 km, vận tốc tối đa của nó có thể đạt tới 5.6 km/s.
Mỹ cùng đồng minh tập trận tại Đông Âu.
Việc trang bị cho hệ thống phòng thủ tên lửa loại tên lửa này sẽ thách thức các hệ thống phòng thủ tên lửa cũng như đe dọa thực sự đến Nga.
Lưu ý rằng, trước đó Tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo rằng, việc Rumania đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất nước này sẽ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn, hơn nữa sẽ làm cho mối quan hệ giữa Nga và Rumania đi xuống.
Trước đó vào hồi tháng 11/2017, lực ượng Mỹ triển khai ở châu Âu (USAREUR) đã thông báo, Mỹ đã triển khai khoảng 40 xe tăng và xe bọc thép hạng nặng đến Romania.
Thông báo của USAREUR nếu rõ: “Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 19, Nhóm tác chiến bọc thép số 2 sẽ tiếp nhận khoảng 40 xe hạng nặng để hoàn tất việc triển khai 1 tiểu đoàn. Các xe tăng, xe chiến đấu Bradley, xe bọc thép chở quân và xe hỗ trợ dự đã được điều động và theo kế hoạch sẽ tới căn cứ không quân Mihail Kolganicecanu, Romania vào ngày 20/11″.
Tuyên bố chính thức của USAREUR khiến tình hình Đông Âu căng như dây đàn bởi ngay trước thời điểm ra tuyên bố này, một lữ đoàn lính Mỹ 3.000 quân nhân đã đến đồn trú tại miền tây Ba Lan dưới danh nghĩa lực lượng NATO.
Để đối phó với “mối đe dọa Nga”, Ba Lan và các nước Baltic, nhân thượng đỉnh NATO vừa qua, được đón mỗi nước trên đất mình một lữ đoàn của NATO.
Thiếu tướng Timothy McGuire, Phó chỉ huy các lực lượng mặt đất Mỹ ở châu Âu, cho biết thêm: “Lữ đoàn chiến đấu vũ trang 3 của Sư đoàn lục quân 4 là lực lượng tinh nhuệ và sẵn sàng cao với những trang thiết bị tốt nhất, là lớp đi đầu trong công tác lãnh đạo và huấn luyện của các lực lượng chiến đấu trên thế giới”.
Ngoài ra, NATO còn điều động 87 xe tăng Abrams và hơn 500 xe khác, luân phiên có mặt tại Ba Lan và các nước thành viên NATO kế cận kể cả Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Bulgari và Hungary. Đây là đợt Mỹ hỗ trợ quân sự cho Đông Âu lớn nhất trong hàng chục năm qua.
Đức Trung (Tổng hợp)
Theo baodatviet
Mỹ chi 214 triệu USD xây căn cứ vây quanh Nga
Mỹ sẽ 214 triệu USD xây dựng sân bay, khu vực đào tạo, căn cứ, tăng cường mức độ hiện diện quân sự ở mức độ chưa từng thấy ở Bắc Âu và Đông Âu nhằm chống lại kịch bản "gây hấn của Nga", RT đưa tin.
Máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon thuộc biên chế Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Theo RT, kế hoạch 214 triệu USD hiện đại hóa hàng loạt căn cứ quân sự ở khu vực Đông Âu gần cửa ngõ Nga, cũng như ở Iceland và Na Uy, là một phần trong kế hoạch "Ngăn chặn chủ động tại Châu Âu" (EDI) trị giá 4,6 tỉ USD nhằm trấn an các đồng minh NATO về mối đe dọa mà Mỹ gọi là "kịch bản gây hấn của Nga".
Số tiền 214 triệu USD sẽ được phân bổ tới 9 căn cứ quân sự Latvia, Estonia, Slovakia, Hungary, Romania, Luxembourg, Iceland, Na Uy nhằm trang bị các máy bay hàng đầu của Mỹ cho các căn cứ này, Air Force Times cho biết.
Theo bài báo trên, Mỹ được cho là đã điều các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35 tới một số căn cứ quân sự nằm trên biển Baltic, Bắc Âu nhằm theo dõi và phát hiện các tàu ngầm. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh châu Âu, Thiếu tá Juan Martinez, từ chối đưa ra thông tin chi tiết về hoạt động này.
Theo AFT, căn cứ Keflavik ở Iceland sẽ nhận được tài trợ 14 triệu USD để nâng cấp cơ sở vật chất để đón các máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon, được mệnh danh là "sát thủ tàu ngầm". P-8A Poseidon sẽ được trang bị ngư lôi, tên lửa đạn đạo, tên lửa chống hạm Harpoon và các loại vũ khí khác.
Một phần trong khoản đầu tư sẽ được Mỹ sử dụng để nâng cấp đường băng mới ở căn cứ không quân, cũng như các kho dự trữ nhiên liệu. Căn cứ Kecskemet ở Hungary sẽ nhận được 55 triệu USD để cải tạo và nâng cấp hàng loạt hạng mục quan trọng.
Ông Martinez cho biết việc Mỹ đổ tiền để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở châu Âu không có nghĩa là quân Mỹ sẽ đồn trú lâu dài tại đó, mà Mỹ sẽ vẫn tuân thủ theo kế hoạch luân chuyển quân đội trước đó. Theo RT, năm 2018 ngân sách cho chương trình EDI sẽ tăng nhảy vọt từ 1,2 tỉ USD lên tới 3,4 tỉ USD.
Phát biểu về kế hoạch của Mỹ và NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nhận định động thái trên thể hiện rằng "các nước phương Tây chưa sẵn sàng dừng lại các hành động chống lại Nga".
Đức Hoàng
Theo Dantri
NATO triển khai lực lượng đa quốc gia mới áp sát Nga NATO tăng cường quân đội gần biên giới Nga nhằm đối phó các hành động của Moscow tại Ukraine. Xe tăng M1 Abrams của Mỹ tham gia một cuộc tập trận cùng các đồng minh NATO ở Romania. "Tại Romania, một lữ đoàn đa quốc gia của chúng ta hiện đã bắt đầu hoạt động", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu...