Romania chỉ trích Áo vì bị chặn gia nhập khối Schengen
Romania đã chỉ trích quyết định “phi lý” của Áo nhằm ngăn cản nước này vào khối Schengen. Nhiều người kêu gọi tẩy chay hàng hóa hoặc công ty của Áo.
Tổng thống Romania Klaus Iohannis. Ảnh: AP
Tổng thống Romania Klaus Iohannis mới đây chỉ trích Áo vì đã đơn phương ngăn cản nước này gia nhập khối Schengen.
“Một quốc gia thành viên duy nhất của EU đã chọn bỏ qua những thực tế và ngăn chặn sự nhất trí của châu Âu, theo một cách không thể giải thích được và khó hiểu đối với toàn bộ EU”, ông Iohannis nói trong một tuyên bố.
“Thái độ đáng tiếc và phi lý của Áo có nguy cơ ảnh hưởng đến sự thống nhất và gắn kết của châu Âu, điều mà chúng ta rất cần, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị hiện nay”, nhà lãnh đạo Romania nhấn mạnh, đề cập đến cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra.
Trong khi đó, Thủ tướng Romania Nicolae Ciuca bày tỏ thất vọng đối với cuộc bỏ phiếu của Vienna, với những cáo buộc dựa trên những số liệu mà Romania đã chứng minh là không chính xác. Thủ tướng Ciuca cho biết Romania sẽ tiếp tục làm việc để bảo vệ biên giới bên ngoài của EU và chứng minh quyền được ở trong khối Schengen, vì việc tham gia khu vực không kiểm soát biên giới là mục tiêu chiến lược quốc gia.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Romania cho biết phiếu chống của Áo trong Hội đồng Tư pháp và Nội vụ châu Ấu đối với việc gia nhập khối Schengen là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” khi Vienna là bên duy nhất phản đối Bucharest. Bộ này coi lập trường của Áo là “hoàn toàn không công bằng và thiếu động cơ khách quan”.
Bộ Ngoại giao Romania đã triệu tập Đại sứ Áo tại Bucharest Emil Hurezeanu để thể hiện quan điểm của mình, cho rằng thái độ “không chính đáng và không thân thiện” của Áo sẽ dẫn đến những hậu quả “không thể tránh khỏi” đối với quan hệ hai nước.
Bộ trưởng Nội vụ Romania Lucian Bode thậm chí còn phản ứng mạnh hơn, cho rằng việc Vienna bỏ phiếu từ chối Bucharest là “chống lại toàn bộ EU và sự thống nhất của châu Âu”.
Kết quả bỏ phiếu với sự phản đối của Áo là một đòn chính trị nặng nề đối với Romania, nước vốn đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và hầu hết các nước EU, bao gồm cả hai cường quốc của khối là Đức và Pháp.
Ủy ban châu Âu đã nhiều lần khẳng định Romania sẵn sàng trở thành một phần của Schengen sau khi đáp ứng tất cả các điều kiện kỹ thuật và pháp lý, bao gồm quản lý biên giới và hợp tác với cảnh sát.
Nhưng tất cả sự ủng hộ trên cũng không đủ để vượt qua quyền phủ quyết của Áo. Vienna lập luận rằng dòng người xin tị nạn mới thông qua tuyến đường Tây Balkan là một lý do đủ mạnh để trì hoãn việc mở rộng Schengen.
Áo cảnh báo phủ quyết việc mở rộng khối Schengen
Mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 7/12 dẫn lời Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Áo Karoline Edtstadler cảnh báo nước này sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để phản đối việc kết nạp Romania và Bulgaria vào khối Schengen.
Xe cảnh sát chốt tại một trạm kiểm soát biên giới của Áo. Ảnh: schengenvisainfo.com
"Chúng tôi không thể bỏ phiếu ủng hộ việc mở rộng khối Schengen vì nó cũng liên quan đến vấn đề an ninh của công dân châu Âu", bà Edtstadler nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Thụy Điển.
Ngày 8/12, các Bộ trưởng Nội vụ EU sẽ bỏ phiếu về việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria, Romania và Croatia - những quốc gia mà Ủy ban châu Âu cho biết đã sẵn sàng tham gia.
Trong cuộc bỏ phiếu này, Croatia dự kiến sẽ được chấp nhận gia nhập khối Schengen, nhưng tình hình có thể trở nên phức tạp hơn đối với Bulgaria và Romania.
Sự phản đối việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria hiện đến từ Áo và Hà Lan, trong khi Romania hiện chỉ vấp phải sự phản đối từ Áo.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer mới đây đã nhắc lại quan điểm phản đối của Vienna đối với việc Romania và Bulgaria gia nhập khối Schengen.
"Cần thêm thời gian. Vẫn còn nhiều yêu cầu từ phía Áo", Thủ tướng Nehammer cho biết ngay trước hội nghị thượng đỉnh EU - Tây Balkan ở Tirana hôm 6/12. Theo quan chức Áo, hơn 75.000 người nhập cư chưa được đăng kí đã đến lãnh thổ nước này, trong đó có nhiều người đi qua Romania và Bulgaria.
Đáp lại, Bộ trưởng Nội vụ Romania Lucian Bode cho biết các vấn đề di cư mà Áo đang phải đối mặt không thể quy trách nhiệm cho Bucharest để phản đối việc Romania gia nhập khối Schengen do có nhiều người di cư đi qua nước này.
Ông Bode tuyên bố: "Rõ ràng, Romania không nên bị trừng phạt một cách oan uổng và vô lý. Dòng người di cư không đi qua Romania và Romania không phải là nơi tạo ra dòng người di cư này".
Theo ông Bode, Romania đã đáp ứng tất cả các điều kiện kỹ thuật để gia nhập khối Schengen, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã thảo luận với người đồng cấp Áo Gerhard Karner về vấn đề mở rộng khối Schengen và dữ liệu di cư châu Âu.
Lý do Romania và Bulgaria khó có thể gia nhập khối Schengen trong tương lai gần Ít nhất hai quốc gia thành viên - Áo và Hà Lan - đã bày tỏ sự phản đối với việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania. Trong khi đó, theo quy định, chỉ cần xuất hiện một phiếu phủ quyết, nỗ lực gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania sẽ thất bại. Một số nước vẫn phản đối Bulgaria...