Roman Abramovich hiến tài sản đáp lời Putin cứu kinh tế Nga?
Ngay sau động thái tích cực của tỷ phú Alisher Usmanov nhằm giải cứu nền kinh tế Nga, tỷ phú Roman Abramovich cũng đang có động thái tương tự.
Tỷ phú Roman Abramovich có giải cứu kinh tế Nga?
Là đồng minh thân cận của các ông chủ điện Kremlin, từng có mặt trong lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chính vì thế mà trong thời điểm Putin lao đao vì giá dầu tụt xuống mức thấp khủng khiếp, cộng với lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây do can thiệp vào tình hình Ukraine, Roman Abramovich như ngồi trên đống lửa.
Theo kênh tài chính Bloomberg, Abramovich cũng đã mất tới 450 triệu USD vì đồng rúp sụt giá chỉ trong vòng 48 giờ hồi đầu tuần trước.
Nhà tài phiệt Roman Abramovich (thứ 2 từ trái qua) cùng Tổng thống Putin (bên phải).
Đồng tiền của nước Nga đã rơi xuống mức thấp nhất trong suốt hơn một thập kỷ do giá dầu sụt giảm, và theo ước tính của Bloomberg thì đã có khoảng 10 tỷ USD của các tỷ phú Nga “bốc hơi” trong đợt đại khủng hoảng này.
Người thiệt hại nhiều nhất là địch thủ của Abramovich trên sân cỏ ở London, tỷ phú gốc Uzbekistan Alisher Usmanov, cổ đông chính của Câu lạc bộ Arsenal. Usmanov, sở hữu 30% cổ phần của Arsenal, đã mất tới 809 triệu USD.
Tuy vậy, con số thất thoát đó dù sao cũng không đáng là bao so với số tài sản kếch sù của những “soái Nga ở London” nói trên. Usmanov chính là người giàu nhất nước Anh trong năm qua, với tổng tài sản trị giá khoảng 13,4 tỷ USD, nhiều hơn một chút so với Abramovich, xếp thứ ba với 12,8 tỷ USD.
Video đang HOT
Cả hai đều đã nhanh chân chuyển tiền ra nước ngoài, biến đồng rúp thành USD hoặc bảng Anh. Nhưng giờ, khi ông chủ điện Kremlin nguy khó thì Abramovich có trách nhiệm phải đem ngoại tệ về giải cứu điện Kremlin, như một “nghĩa vụ với Tổ quốc”.
Kênh truyền hình Nga RT, vũ khí đối ngoại của Putin, cho biết tỷ phú Usmanov đã mang cổ phần trong tài sản quan trọng của mình ở Hãng Viễn thông Megafon và Tập đoàn Khai khoáng Metalloinvest trở về Nga. Và hiện nay, Abramovich cũng đang có những động thái tương tự.
Nhà tài phiệt Alisher Usmanov đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Nga Putin
Tỷ phú Usmanov ra tay nghĩa hiệp
Tỷ phú giàu nhất nước Nga Alisher Usmanov vừa quyết định chuyển quyền quản lý hai công ty lớn thuộc sở hữu của tập đoàn USM Holdings cho chính phủ, theo lời kêu gọi toàn dân giải cứu nền kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin nhằm “cứu” nền kinh tế Nga.
Cụ thể, tập đoàn USM Holdings thuộc sở hữu của nhà tỷ phú giàu nhất nước Nga đã hoàn tất quá trình chuyển cổ phiếu của 2 công ty Megafon và Metalloinvest cho công ty nhà nước nắm quyền kiểm soát Telekom Holding và USM Metalloinvest.
“Cả hai công ty nói trên sẽ được chuyển giao cho nhà nước và sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của chính phủ. Hai công ty này sẽ là một bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế Nga”, tuyên bố của USM Holdings nhấn mạnh.
Tập đoàn USM Holdings được thành lập vào năm 2012 nhằm thống nhất các công ty mà tỷ phú Usmanov sở hữu về một mối, bao gồm Mail.Ru Group; tập đoàn truyền thông UTV (sở hữu các kênh Disney, Muz-TV và U của Nga); nhà xuất bản Kommersant; công ty Megafon và Metalloinvest.
Theo Tạp chí Forbes cho biết, Megafon là công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ hai ở Nga với hơn 71 triệu khách hàng trong khi Metalloinvest là công ty khai thác quặng lớn nhất nước này.
Việc nhà tỷ phú giàu nhất nước Nga hiến 2 công ty cho Nhà nước để góp phần giải cứu nên kinh tế rõ ràng là một tín hiệu tốt đẹp, mở đường cho trào lưu các nhà tư bản Nga trong và ngoài nước đổ tiền đầu tư, vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn ngắn hạn, trước khi các chính sách chuyển đổi vĩ mô nền kinh tế của Nga phát huy được hiệu quả.
Theo NTD
Cuộc chiến kinh tế Nga - Mỹ: Đồng Rúp hồi sinh
Tính đến khoảng 14h chiều 19/12 theo giờ Việt Nam, đồng ruble đã tăng nhẹ 2,8% so với đồng USD
Những biện pháp khẩn cấp của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga cùng những câu trả lời rõ ràng của Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo quốc tế ngày 18/12, đã có tác động tích cực góp phần đẩy giá đồng ruble lên cao và trấn an tâm lý của người dân cũng như nhà đầu tư.
So với euro, đồng nội tệ của Nga cũng đã tăng 4,1%. Một số nhà phân tích cho rằng, giá đồng ruble được cải thiện là nhờ giá dầu thế giới tăng và thông tin các nhà sản xuất dầu lửa hàng đầu của Nga có thể thanh toán được những khoản nợ sắp đáo hạn.
Đồng ruble đã tăng nhẹ 2,8% so với đồng USD
Nhưng cũng không thể phủ nhận hiệu quả của những biện pháp khẩn cấp và táo bạo của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga khi tăng vọt lãi suất một cách bất ngờ thêm 6,5% để đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh nền kinh tế này bị bóp nghẹt bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Nhiều người Nga đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của nước ngoài đã gây ra tình trạng bất ổn hiện nay của nền kinh tế.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Rosbank nói rằng, giải pháp có phần thận trọng của Ngân hàng trung ương Nga trong vấn đề tính thanh khoản của đồng rúp và chính sách dự trữ ngoại tệ có thể giúp đồng rúp ổn định trong mức 60-62 rúp ăn 1 đô la Mỹ.
Một trong những dấu hiệu tích cực cho đồng tiền Nga là chính phủ Nga đang gây áp lực buộc các nhà xuất khẩu của nước này không được giữ doanh thu và lợi nhuận ở nước ngoài và từ đầu tuần tới các công ty xuất khẩu này phải chuyển về nước để nộp thuế cho chính phủ khi ngày kết thúc năm 2014 đã đến gần.
Sáng ngày 19/12, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định, Bộ Tài chính đã bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ và hy vọng các doanh nghiệp cũng sẽ bán đô la ra để hỗ trợ đồng rúp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo thường niên
Trong năm nay, Ngân hàng trung ương Nga đã bán ra 80 tỉ đô la để bảo vệ đồng rúp trước tác động của giá dầu thế giới giảm mạnh và biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga liên quan tới bất ổn ở Ukraine làm cho nhà đầu tư rút vốn ồ ạt.
Cách đấy hai ngày, trong nỗ lực cứu đồng Rúp bị mất giá nghiêm trọng, ngày 17/12, Bộ Tài chính Nga đã bắt đầu bán ngoại tệ dữ trữ ra thị trường. Ngay sau thông báo này, đồng Rúp bất ngờ tăng khoảng 3% so với USD lên 65,52 Rúp/USD và tăng 4,2% so với euro lên 81,5 Rúp/euro.
Trước đó, ngày 16/12, Ngân hàng Trung ương Nga khẩn cấp tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17%/năm. Tuy nhiên, đồng nội tệ Nga lại càng giảm sâu hơn trong những phiên giao dịch sau đó do người dân bán tháo Rúp.
Theo NTD
Putin thở phào khi rúp ngừng giảm Ngay trước cuộc họp báo cuối năm của Tổng thống Nga Putin, giá dầu tăng cao hơn và hàng loạt biện pháp mạnh tay của Kremlin để vực dậy các ngân hàng đã chặn đứng được đà giảm giá của đồng rúp. Ảnh: Getty Images Người Nga hy vọng hơn vào việc có thể vượt qua cơn khủng hoảng tồi tệ nhất về...