Rớm nước mắt khi mẹ chồng dặn: ‘Con là vàng của mẹ thì vợ con là kim cương của thông gia, phải thương nó”
Mẹ thương con dâu là việc của mẹ, nhưng anh là chồng phải biết thương vợ nghe chưa? Anh ở nhà là vàng bạc của mẹ thì cái Hạnh nó cũng là kim cương của ông bà thông gia đấy. Làm chồng thì phải thương vợ.
Bố mẹ Đăng là cán bộ về hưu, ông bà cũng khá tâm lý, nhất là bà Hoa mẹ của Đăng thì bà rất yêu thương con trai. Kể từ khi biết Đăng có bạn gái thì bà vẫn thường bảo:
- Yêu cô nào thì xác định cưới luôn, đừng có chơi bời làm khổ con gái nhà người ta. Nếu ưng ý cô nào rồi thì đưa về ra mắt mẹ chấm cho rồi mà làm đám cưới.
Nói thật thì Đăng cũng hí hửng với sung sướng lắm, anh cũng xác định năm nay sẽ cưới vợ. Thế nhưng khổ nổi Hạnh bạn gái Đăng thì cứ mỗi lần định theo bạn trai về ra mắt là cô lại sợ:
- Lỡ mẹ anh không thích em thì sao? Em đến nhà anh phải mua quà gì, nói chuyện gì được anh nhỉ?
- Ôi dào, em cứ bình thường đi. Bố mẹ anh dễ tính lắm.
- Đó là mẹ anh nên anh mới nghĩ như vậy, chứ thật sự thì em sợ lắm. Có mẹ chồng nào thương con dâu thật lòng đâu cơ chứ.
- Em cứ nghĩ như vậy càng khiến mẹ và em xa cách nhau đấy. Em cứ về gặp mẹ anh trước đã, đảm bảo em sẽ thích tính của bà.
Đăng thừa biết Hạnh lo lắng, vốn dĩ Hạnh ở nhà được bố mẹ chiều nên khi đi làm dâu Hạnh cũng khá lo lắng. Bàn bạc mãi thì Hạnh cũng chịu theo bạn trai về ra mắt, hôm đó Hạnh được mẹ bạn trai tiếp đón nhiệt tình. Thậm chí tới lúc ăn cơm mẹ Đăng còn bảo với con dâu tương lai:
Video đang HOT
- Nhà bác có mỗi thằng Đăng, nên bác thương nó lắm. Nhưng khi con về làm dâu thì bác sẽ thương con như con gái, con cứ thoải mái nhé.
- Dạ vâng ạ.
- Con đừng sợ cảnh mẹ chồng – nàng dâu này nọ. Bác cũng từng đi làm dâu nên bác hiểu tâm lý lắm.
- Dạ, con hiểu rồi ạ.
Lúc này thì mẹ Đăng nhìn anh rồi cười bảo:
- Mẹ thương con dâu là việc của mẹ, nhưng anh là chồng phải biết thương vợ nghe chưa? Anh ở nhà là vàng bạc của mẹ thì cái Hạnh nó cũng là kim cương của ông bà thông gia đấy. Làm chồng thì phải thương vợ.
- Con xin nghe lời mẹ dặn ạ..
Buổi gặp mặt hôm đó diễn ra tốt đẹp, đến nỗi lúc Đăng chở Hạnh về thì cô cứ tưởi tủm tỉm:
- Em đúng là nghĩ xấu cho mẹ, mẹ anh đúng là bà mẹ chồng tuyệt vời nhất trên đời này luôn.
- Chứ sao nữa, giờ các mẹ tân tiến lắm. Đâu phải cổ hủ như trước nữa đâu. Giờ thì em an tâm mà làm vợ anh rồi chứ?
- Quá an tâm luôn đấy chứ.
Đăng thì thở phào nhẹ nhõm, anh biết sắp tới đây khi anh kết hôn thì cũng chẳng phải đau đầu lo giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ và vợ. Anh cảm thấy may Hạnh thật may mắn khi được làm con dâu của mẹ mình. Bản thân anh tự nhủ nhất định sẽ yêu thương vợ và mẹ trên hết.
Theo Truy Nguyệt/Khỏe & Đẹp
28 Tết, mẹ chồng đã gọi điện giục con dâu: "Về nhà ngoại ăn Tết chưa, về sớm đi cho bà thông gia đỡ mong ngóng"
Có lẽ người ta nói đúng, phụ nữ không phải hơn nhau ở tấm chồng mà là hơn nhau vì có mẹ chồng tốt các chị em ạ.
Trước khi lấy chồng, mình cũng rất sợ phải làm dâu. Nghe nhiều đồng nghiệp than thở về mẹ chồng ghê gớm mà mình rất hãi hùng. Nhất là những bà mẹ chồng chưa bao giờ tâm lý, cho con dâu về nhà ngoại ăn Tết. Điều này dù yêu anh nhưng mình cứ lần lữa làm đám cưới mặc kệ anh giục giã.
Nhà mình bố mất sớm. Nhà chỉ có mẹ mình và cậu em trai đang học đại học năm thứ 2. Vì thế, mình sợ đi lấy chồng rồi chẳng có nhiều cơ hội về nhà. Nhưng trước sự giục giã, vun vén của mẹ chồng, đám cưới của chúng mình cũng được tổ chức.
Những ngày về làm dâu mẹ chồng của mình cũng may không hề căng thẳng mà rất thoải mái. Mẹ chồng mình là người thẳng tính, rất yêu thương các con. Nhà chồng mình khá đông người nhưng mọi người vẫn sống chung với nhau. Ông bà đang sống cùng vợ chồng anh trai trưởng. Con gái của bà cũng lấy chồng gần đó. Nhà chỉ có vợ chồng mình sống trên thành phố, xa gia đình khoảng 70km.
Mẹ chồng mình là người thẳng tính, rất yêu thương các con. Ảnh minh họa
Dù con dâu sống gần hay xa nhà, lúc nào mẹ chồng cũng đối đãi hệt như nhau. Bà quan tâm đến con dâu, đến cháu. Mỗi khi con dâu về nhà, bà thường dành thời gian nấu nướng, dọn dẹp để cho con nghỉ ngơi. Hay mỗi lúc lên thăm các con trên thành phố, bà luôn tay làm lụng đỡ đần các con. Thật sự mình coi mẹ chồng chẳng khác gì mẹ ruột. Vì bà gần gũi, chân chất nên có việc gì mình cũng gọi điện về chia sẻ, tâm sự với bà hoặc xin bà lời khuyên.
5 năm làm dâu mẹ chồng, chỉ có duy nhất năm đầu tiên về làm dâu là mình phải ăn Tết ở nhà chồng. Bởi vì mẹ chồng bảo, năm đầu tiên đón Tết nhà chồng để bà đưa dâu mới đi chào hỏi họ hàng cho biết. Thế nhưng chiều mùng 2 Tết, bà đã giục con trai đưa con dâu về ăn Tết bên nhà ngoại rồi.
Các năm sau, cứ đến những ngày sát Tết là mẹ chồng đã gọi điện lên giục con dâu về ăn Tết sớm với thông gia cho bà ngoại đỡ buồn. Thế nhưng biết thân phận làm dâu, trước Tết mình đều về nhà chồng chu toàn hết mọi việc. Sau đó đến chiều mùng 1 Tết thì vợ chồng kéo nhau về bên ngoại. Ở bên ngoại đến hết mùng 3 Tết thì 2 vợ chồng lại về nhà chồng ở đó cho tới lúc vợ chồng lên thành phố đi làm.
Như năm nay, mới 28 Tết, mình còn đang đi làm nốt ngày cuối cùng thì mẹ chồng đã gọi điện lên giục con dâu về Tết nhà ngoại sớm. Bà bảo, năm nay mình cứ về Tết nhà ngoại mà không cần về nhà nội. Rằng cứ ở đó ăn Tết với bà ngoại, đón giao thừa với bà ngoại đến chiều mùng 3 Tết thì về nhà nội.
Mình nói làm vậy sao được, mình sẽ vẫn ăn Tết nhà nội xong thì về ngoại nhưng mẹ chồng nói:
"Nhà bên này đông người nên con đừng cầu kỳ phải về nội ăn Tết cho đúng lễ nghĩa. Bên nhà ngoại chỉ có bà thông gia với cậu em, nên con về bên ấy đón giao thừa và ăn Tết với bà cho đỡ buồn".
Mẹ chồng còn bảo: "Mẹ cũng là đàn bà mà, cũng đi lấy chồng nên mẹ không thể ích kỷ như vậy. Mẹ biết con cũng có bố mẹ, có gia đình và anh em mình. Con không phải từ trên trời rơi xuống rồi lấy con trai mẹ đâu. Vì thế Tết này và Tết sau trở đi con cứ về nhà ngoại từ 19 Tết và ở đó đến chiều mùng 3 thì về bên nội nhé. Cả nhà không có ý kiến gì đâu".
Mẹ chồng bảo, năm nay mình cứ về Tết nhà ngoại mà không cần về nhà nội. Ảnh minh họa.
Nghe mẹ chồng tâm lý nói vậy mà mình vừa vui vừa mừng, vừa biết ơn mẹ đến rớt nước mắt. Quả đúng mình có mẹ chồng tâm lý, giục con về nhà ngoại ăn Tết như này chắc hiếm có mẹ chồng nào làm được. Bỗng nhiên mình cảm thấy yêu thương mẹ chồng nhiều hơn và quyết không làm gì để buồn lòng bà.
Tết này các chị em ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại vậy? Nếu các chị muốn về nhà ngoại ăn Tết với bố mẹ, mình nghĩ đó là nhu cầu vô cùng chính đáng, thì hãy thử nói chuyện với chồng, mẹ chồng xem sao. Chứ cứ ngồi đó khóc lóc với tủi thân thì giải quyết được điều gì?
Minh Anh
Theo phunusuckhoe.vn
Bị chồng đuổi khỏi nhà khi tay không tấc sắt, vợ thản nhiên ra đi và để lại một thứ đủ làm cả nhà chồng cầu cạnh quay về Đến buổi trưa cả nhà ngồi ăn cơm, mẹ chồng tiếp tục so sánh con dâu mình và con dâu nhà hàng xóm. Bà bảo: "Đấy, con nhà người ta cưới một năm mà đẻ 2 đứa sinh đôi kháu khỉnh. Còn cô chỉ ăn là giỏi thôi". Tôi từng là một người phụ nữ nhu nhược, luôn lo sợ điều tiếng và...