Rolls-Royce lập kỷ lục doanh số 4.107 xe bán ra trong năm 2018
4.107 xe là số lượng Rolls-Royce bán ra trong năm 2018, thông tin trên được Giám đốc điều hành Torsten Muller-Otvos thông báo trong buổi họp diễn ra vào ngày 10/1 mới đây.
Theo báo cáo tài chính của Rolls-Royce Motor Cars, thương hiệu xe Anh Quốc đã bán được 4.107 chiếc trên khắp 50 quốc gia trong năm 2018. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử kinh doanh 115 năm của hãng này. Doanh số Rolls-Royce đã tăng 22% so với năm 2017 (3.362 xe).
Có trụ sở và nhà máy tại Goodwood, hạt West Sussex, Anh, thương hiệu xe sang Rolls-Royce thuộc sở hữu của Tập đoàn BMW từ năm 1998 với tên gọi Rolls-Royce Motor Cars. Rolls-Royce chủ yếu tập trung vào phân khúc xe siêu sang với các dòng nổi tiếng như Phantomvà Ghost, Wraith và Dawn. Năm 2018 cũng đánh dấu sự ra mắt của mẫu xe gầm cao đầu tiên có tên là Cullinan.
Mẫu SUV đầu tiên trong lịch sử của Rolls-Royce, Cullinan với những đường nét sang trong bậc nhất Thế giới.
Châu Mỹ là thị trường quan trọng nhất của Rolls-Royce khi chiếm tới 1/3 doanh số bán xe toàn cầu của hãng và Phantom là dòng xe bán chạy nhất với 3.362 xe trên tổng doanh sô 4.107 xe.
Video đang HOT
Năm 2018 cũng ghi nhận một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” khác của Rolls-Roycekhi đội ngũ công nhân viên hãng lần đầu tiên lên con số 2.000 người. Với những kết quả đạt được, Giám đốc điều hành Muller-Otvos khẳng định Rolls-Royce sẽ gặt hái thành công lớn hơn nữa trong năm 2019.
Xuân Phong
Theo Tuoitrethudo
Quân đội Mỹ lo sợ trước sức mạnh tên lửa đạn đạo Iran?
Dưới sức ép kinh tế và chính trị của Mỹ, Iran có thể đưa ra hàng loạt phản ứng bất ngờ như sử dụng lực lượng tên lửa đạn đạo tấn công binh sĩ Mỹ hoạt động ở Trung Đông hay đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz.
Tờ Washington Post dẫn nguồn tin từ các quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho hay, quân đội Mỹ đang đặc biệt quan ngại về những phản ứng bất ngờ từ phía Iran xuất phát từ sức ép kinh tế và chính trị mà Mỹ tạo ra.
Quân đội Mỹ đang thực sự lo ngại trước sức mạnh tấn công của lực lượng tên lửa đạn đạo Iran.
Cụ thể, theo các quan chức này, việc quân đội Mỹ giảm bớt quy mô hiện diện ở Trung Đông khiến khả năng phản ứng trước các mối đe dọa từ Iran cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh Mỹ mới tăng cường thêm lệnh trừng phạt với Iran. Hành động của Washington có thể khiến Tehran có những phản ứng đáp trả gay gắt và đầy bất ngờ.
Mặc dù, quân đội Mỹ không tin rằng Iran có đủ năng lực để triển khai một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các lực lượng Mỹ ở Trung Đông, nhưng các binh sĩ Mỹ hoạt động trong khu vực vẫn đang được đặt trong tình trạng cảnh báo cáo trước nguy cơ Iran sử dụng tên lửa đạn đạo bất cứ lúc nào hoặc đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz.
Giới quân sự Mỹ nhận định, việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thi hành chính sách ngăn chặn Iran bao gồm quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử cùng những nỗ lực nhằm loại bỏ "mối đe dọa từ Iran" ở Syria theo cách gọi của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, nguy cơ đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran càng tới gần.
Thậm chí, các nguồn tin giấu tên cho biết thêm, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ, cơ quan giám sát mọi hoạt động ở Trung Đông, đã đề nghị Lầu Năm Góc triển khai thêm binh sĩ và khí tài tới khu vực.
Cũng theo các nguồn tin trên, kể từ khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt quay trở lại hoạt động ở Thái Bình Dương vào tháng Ba sau 4 tháng được triển khai tới vùng Vịnh, cho tới nay, chưa có bất cứ tàu sân bay nào của Mỹ có mặt ở Trung Đông. Đây cũng là sự kiện đánh dấu quãng thời gian lâu nhất trong nhiều năm qua không có bất cứ tàu sân bay Mỹ nào hoạt động ở Trung Đông.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ cũng bày tỏ mối quan ngại về việc Washington rút số lượng lớn tổ hợp tên lửa Patriot cùng các chiến đấu cơ như F-22 Raptor ra khỏi Trung Đông.
Ngoài mối đe dọa quân sự, Mỹ còn lo ngại về việc đáp trả các hành động thù địch của Mỹ, Iran có thể cho đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến đường huyết mạch cung cấp dầu mỏ. Theo tính toán, Iran có thể gài khoảng 1.000 quả mìn ở eo biển Hormuz chỉ trong chưa đầy 1 tuần. Iran có thể cho nổ mìn để đánh sập hoạt động đi lại qua eo biển chiến lược hoặc đơn giản là ngăn cản giao thông.
"Mỹ đang o ép cả trên mặt trận kinh tế và ngoại giao đối với Iran, do đó, không có gì đảm bảo là Iran sẽ không có hành động đáp trả quyết liệt", một quan chức Mỹ chia sẻ với Washington Post.
Câu hỏi đặt ra là năng lực thực sự của lực lượng tên lửa Iran và xác suất đánh trúng mục tiêu là bao nhiêu. Theo Washington Post, việc tên lửa Iran đánh trúng các mục tiêu của phiến quân ở Syria chỉ nằm cách vị trí quân đội Mỹ hiện diện có 5 km đã cho thấy trình độ tên lửa Iran được cải thiện đáng kể.
Liên quan tới việc trước đó Lầu Năm Góc di dời 4 tổ hợp tên lửa Patriot ra khỏi khu vực Trung Đông, giới chức Mỹ thừa nhận "hiện không đủ tự tin có thể đập tan các cuộc tấn công từ lực lượng tên lửa đạn đạo Iran".
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran ngày càng xấu hơn sau khi Tổng thống Trump quyết định rút tên Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Cụ thể, hồi tháng Năm, phớt lờ các đồng minh lớn của Mỹ ở châu Âu là Anh, Pháp, Đức cũng như các nước khác là Nga và Trung Quốc, ông Trump đã đơn phương rút Mỹ ra khỏi JCPOA đồng thời khẳng định Washington sẽ quay trở lại áp đặt lệnh trừng phạt với Tehran.
Vòng trừng phạt đầu tiên với Iran từng bị gỡ bỏ theo thỏa thuận JCPOA nhưng đã được Mỹ tái áp đặt hồi tháng Tám. Trong khi đó, Mỹ cũng đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực năng lượng, vận tải biển, đóng tàu và tài chính của Iran có hiệu lực thi hành từ hôm nay (5/11).
Bên cạnh đó, chính quyền của Tổng thống Trump cũng đã soạn thảo bản danh sách 12 yêu cầu đối với Iran để đổi lại Mỹ xóa bỏ lệnh trừng phạt.
Theo Danviet
Nỗi đau tột cùng của người đàn ông bị cưỡng bức hơn 100 lần Một người đàn ông chia sẻ về nỗi đau tột cùng cũng như ký ức kinh hoàng của anh khi bị tấn công tình dục hơn 100 lần lúc mới 6 tuổi. Chân dung nạn nhân Amer Hussain, người bị cưỡng hiếp hơn 100 lần khi còn nhỏ. Theo Express, Amer Hussain, sống ở Anh cho biết, lần đầu tiên anh bị tấn...