Rời vợ bởi nàng quá tiểu thư
Hơn 30 năm vợ chồng đầu gối tay ấp, chưa bao giờ ông nghĩ có ngày mình sẽ phản bội vợ để đến với một người đàn bà khác. Cũng chưa bao giờ ông nghĩ, mình lại có được hạnh phúc từ việc làm đầy tội lỗi đó. Cho tới khi chính ông để nó xảy ra…
Cuộc hôn nhân của ông ngay từ khi bắt đầu đã xảy ra không ít sóng gió. Ông Nam vốn xuất thân từ nông dân, được bố mẹ gon góp tiền bạc cho ăn học mong thoát cảnh nghèo, cắm mặt vào đồng sâu chiêm trũng. Ông lên thành phố, bươn chải cố gắng. Bố mẹ ở nhà đã dặm sẵn cho một đám để ông ra trường, có việc ổn định, chỉ việc cưới vợ nữa là yên ổn.
Ông cũng bằng lòng với sự suy tính ấy và mặc cho đời chảy trôi theo những gì bố mẹ muốn cho tới khi ông gặp vợ mình bây giờ, bà Hạnh. Bà là con gái Hà thành chính gốc, học cũng lớp đại học với ông. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình vô cùng giàu có, quen sống trong cảnh lụa là gấm vóc như một nàng công chúa, ít ai ngờ được bà lại đem lòng yêu và chịu về làm vợ anh nông dân là ông Nam ngày ấy.
Sự khác nhau quá xa về hoàn cảnh gia đình khiến cho cả hai bên bố mẹ đều phản đối. Một bên chê nhà bên kia quá giàu, một bên chê nhà bên kia quê mùa, nghèo đói. Mặc cho các ông bố, bà mẹ một mực ghét móc, bóng gió rồi ra sức ngăn cản, ông Nam – bà Hạnh vẫn quyết về với nhau.
Ảnh minh họa
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, thấy hai con như thế, bố mẹ cũng đành theo và cố vun đắp cho chúng dù trong lòng vẫn lo một ngày không xa, chúng sẽ kéo nhau ra tòa li hôn vì không chịu nổi sự cách biệt về địa vị, học vấn và tính tình.
Không như lo lắng của mọi người, cuộc hôn nhân giữa ông Nam – bà Hạnh như một dòng chảy êm đềm mà ít có khi gợn sóng. Cảnh vợ chồng xô bát xô đũa trong gia đình là hầu như không có. Đó là bởi ông Nam rất khéo chiều vợ. Thương vợ vì mình đã một bước từ một cô công chúa bước xuống làm một cô thôn nữ, kề cạnh bên ông nên những gì ông có thể làm đỡ vợ thì tuyệt đối ông không để vợ phải động vào.
Mà kì thực thì kể từ ngày xuất giá, bà Hạnh chưa bao giờ phải làm bất cứ việc gì trong nhà từ chợ búa, cơm nước quét tước nhà cửa…Tất cả đều một tay ông Nam sắn sửa, thu vén. Người ngoài nhìn vào có người khen bà sướng, có người nói ông Nam dại, chiều vợ không phải lối tất có ngày sinh hư. Nhưng ông lại không lấy đó làm phiền lòng.
Những gì ông làm cho vợ khiến ông cảm thấy vui vẻ. Hạnh phúc suy cho cùng cũng chỉ là một thứ cảm giác. Cảm giác ấy do ông tạo ra. Ông tự làm nên hạnh phúc của mình chứ không phụ thuộc vào người khác nên hà tất phải chú ý đến những điều người ngoài nói vào.
Ông Nam chiều vợ thậm chí còn hơn cả các cụ thân sinh ra bà Hạnh chiều bà lúc bà còn ở nhà. Buổi sáng, bao giờ ông cũng là người thức dậy trước. Đặt vội ấm nước rồi ông tất tả đi chợ sáng. Khi trở về, nước cũng vừa kịp sôi. Ông pha chút nước ấm rồi mang đến tận giường cho vợ rửa mặt. Đồ ăn sáng được bày sẵn trên bàn ăn. Dọn dẹp nhà cửa qua đôi chút rồi ông đi làm.
Trưa về lại sấp ngửa nấu cơm cho vợ. Ngày ba bữa, một tay ông lo. Việc họ hàng, việc làng mạc, việc phố xá cũng là ông nhận giải quyết hết. Bà Hạnh làm vợ ngày ngày chỉ thư thả đi chơi. Ngày đông ngồi nhà đan áo, đan khăn. Việc nặng nhọc tuyệt đối không bao giờ bà động đến. Cơm nước mặc cho chồng lo bởi có muốn làm ông cũng không cho.
Lâu ngày, bà thấy đó chẳng còn là chuyện khiến mình ngại ngùng và có lỗi với chồng nữa. Thậm chí bà còn coi đó là trách nhiệm của chồng phải làm để bù đắp cho sự hi sinh của bà đối với ông. Nếu không lấy ông thì đời bà không chừng đã sung sướng hơn bây giờ gấp nhiều lần. Cứ thế đời ông tất tả với việc chiều vợ, chăm vợ.
Có một lần quá chén ở ngoài, về nhà gặp chuyện không vui, chẳng may ông xô vợ ngã vào cạnh bàn khiến bà bị chảy máu khâu mấy mũi trên đầu là lần duy nhất ông làm việc có lỗi với vợ. Cũng vì việc ấy mà ông tự sỉ vả mình rất nhiều. Làm thằng đàn ông không gì hèn hơn là việc đánh vợ. Bù đắp lại lỗi lầm mình gây ra, ông càng thêm yêu thương, chiều chuộng bà Hạnh.
Thế nên, quen với việc ấy, đến nay đã lên làm bà ngoại mà bà Hạnh vẫn như xưa. Cái tính tiểu thư đỏng đảnh của cô gái Hà thành năm nào vẫn còn vẹn nguyên trong con người bà. Khi bà sinh con, một tay ông Nam chăm con, chăm vợ.
Video đang HOT
Những đêm con khóc, bà Hạnh say giấc thì ông Nam thức trắng để pha sữa, cưng nựng con, ru con vào giấc. Giờ con cái đã lớn khôn, đã có cháu để bồng bế, bà Hạnh cũng chưa một lần chăm cháu được một ngày. Ông Nam thì dường như đã quá quen với chuyện đó nên cũng chẳng hề thấy khó chịu.
Hạnh phúc có nhiều kiểu. Nhưng có lẽ ông Nam chưa bao giờ được nhận cái hạnh phúc ấm áp từ một bữa cơm vợ nấu, từ một cái áo vợ giặt, từ một lời hỏi thăm của vợ mỗi khi ông ốm…Bởi từ trước đến giờ, trong cuộc hôn nhân này, chỉ có một mình ông miệt mài gây đắp, còn vợ ông thì mải miết nhận lấy những thứ chồng dành cho mình mà chẳng một lần cho đi.
Ít ai tin ở tuổi 50, bà Hạnh vẫn giữ nguyên cái tính trẻ con đỏng đảnh. Bà vẫn hờn dỗi chồng mỗi khi ông làm gì khiến bà không vừa ý, vẫn khóc lóc gọi điện về trước là mách bố mẹ, sau là mách con cái mỗi khi ông lỡ nặng lời với bà. Đôi khi những hờn dỗi làm tăng thêm vị của tình yêu nhưng khi quá đà, nó khiến người trong cuộc cảm thấy ngột ngạt.
Ảnh minh họa
Gần 30 năm bên nhau, chưa một lần ông Nam được hưởng cái cảm giác được vợ chiều, được ăn một bữa cơm vợ nấu…Có lẽ chuyện sinh con là chuyện vĩ đại duy nhất mà bà Hạnh đã làm vì chồng. Bởi bà đúng là cô tiểu thư theo kiểu giẫm gai mùng tơi bằng đau ruột thừa. Một mình ông từng ấy năm quần quật gánh vác cả gia đình, cả trách nhiệm làm mẹ, làm vợ của bà Hạnh.
Đến giờ bước qua tuổi ngũ tuần, con cái phần nào thành đạt, ông được thảnh thơi đôi chút mới thấy mình mệt mỏi quá. Cuộc hôn nhân được vun đắp bằng tình yêu dường như chẳng mang lại cho ông chút hạnh phúc nào. Nhìn lại quãng đời đã qua, ông thấy cuộc sống vợ chồng ông ít sóng gió nhưng lại không có được dư vị ngọt ngào. Nó cũng không hẳn là bình lặng nhưng ông thấy dường như trước giờ mình chỉ tự huyễn hoặc mình về cái gọi là hạnh phúc.
Thực ra ông có hạnh phúc không? Yêu thương thì không nên tính toán. Ông cũng không tính toán chuyện đó với bà nhưng ông phải thừa nhận rằng, ở cương vị một người chồng, ông cần vợ mình cho mình cái cảm giác được làm chồng thực sự. Bà và ông đều đã qua tuổi ngũ tuần. Bà thì đã hưởng an nhàn lâu rồi. Ông thì vẫn tất bật với chuyện xóm phố, làng xã.
Từ bao giờ ông thấy ông đã xa vợ mình rất nhiều. Từ bao giờ ông đã chẳng còn chia sẻ cùng bà những buồn vui, khúc mắc trong cuộc sống. Bà cũng chẳng bao giờ hỏi ông rằng ông thấy mệt, thấy đau ở chỗ nào. Ông không hiểu tại sao cuộc hôn nhân tẻ nhạt này của mình vẫn có thể duy trì được tới tận bây giờ.
Có lẽ chưa bao giờ ông được làm một người chồng đúng với nghĩa của nó. Nên ở tuổi này, ông lại khát khao được yêu thương, được chăm sóc, gần kề một người phụ nữthực sự biết quan tâm ông. Những điều ấy, ông đều thổ lộ với người phụ nữ tên Minh gần nhà. Minh góa chồng từ năm 26, nay đã ngoài 30, cô vẫn không chịu đi bước nữa.
Kém ông gần 20 tuổi nhưng khi trò chuyện hai người lại rất hợp nhau. Cô đồng cảm với ông nhiều chuyện. Ở bên cô dù có chuyện mệt mỏi đến mức nào, ông cũng cảm thấy nó tan biến hết. Chỉ còn lại một cảm giác duy nhất ở lại là sự bình yên. Ông vốn không nghĩ mình sẽ đi quá giới hạn với Minh. Từ một người bạn tâm giao, Minh trở thành người tình của ông lúc nào không hay. Một người tình thầm lặng. Cô là người rất sâu sắc, không đòi hỏi nhiều ở ông. Minh biết đem về cho ông cảm giác yêu thương, cho ông thấy mình được trân trọng.
Ông Nam cũng có lúc thấy tội lỗi, muốn dứt khỏi mối quan hệ này nhưng rồi vẫn không qua được nên ông tự an ủi rằng đây là thứ ông xứng đáng được hưởng. Và có ngày hôm nay cũng chỉ tại vợ ông tiểu thư quá. Mà ông lại là một ông nông dân. Nông dân thì mãi mãi, muôn đời không thể hòa hợp cùng tiểu thư. Mọi thứ đơn giản vẫn chỉ là ngụy biện bởi đẩy cuộc hôn nhân của mình tới nông nỗi này, ông Nam cũng một phần có trách nhiệm. Chính ông đã chiều vợ quá nhiều khiến bà mãi không dứt được cái tính tiểu thư của mình.
Ở tuổi 50, bắt đầu một mối quan hệ ngoài luồng với một người phụ nữ khác, ông Nam không bao giờ lo lắng về chuyện gia đình mình sẽ tan vỡ. Con cái ông đều đã khôn lớn, thành đạt. Việc ông bà có hạnh phúc hay không cũng sẽ chỉ còn là sự ảnh hưởng rất ít tới con cái. Bởi chúng còn có gia đình, có công việc mà chúng phải lo. Nếu mọi chuyện vỡ ra, nếu không thể dàn xếp, ông sẵn sàng bỏ vợ. Đã đến lúc ông sống cho mình, cho riêng bản thân mình. Đã đến lúc ông đi tìm hạnh phúc thực sự của mình dù không biết đường ông đi có đang đúng lối…
Theo Nguoiduatin
Đêm tân hôn "nhấp nha nhấp nhổm" của cô tiểu thư cành vàng lá ngọc trong căn phòng được quây bằng vải
Bức vách phía dưới của căn phòng tân hôn bị thủng một lỗ to bằng nắm đấm, thế mà bố mẹ Thành vẫn để vậy. Đang nằm, chuẩn bị nhập cuộc yêu đương với chồng nhưng nhìn thấy cái lỗ trống toang hoác ấy, Hạnh lại bật dậy, tìm mấy tờ giấy vụn nhét vào.
Hạnh đứng như trời trồng trước căn nhà tồi tàn của chồng sắp cưới và không nói được một lời nào. Thành đã nói trước với Hạnh rằng n hà anh nghèo lắm, nhưng cô không thể tưởng tượng được mức độ đó lại khủng khiếp như thế này. Dù sao thì Thành cũng là người có công ăn việc làm ổn định, nhìn bề ngoài của anh chẳng ai nghĩ đến chuyện anh xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Ấy thế mà...
Nhưng Hạnh không trách Thành được. Anh đã bảo trước với Hạnh, không giấu diếm gì cả. Thành bảo anh đang tích cóp để xây nhà mới cho bố mẹ. Ngoài ra, tiền lương hàng tháng Thành còn phải giúp một đứa em nữa chi trả tiền học phí.
Hạnh thì ngược lại, cô là tiểu thư cành vàng lá ngọc trong một gia đình khá giả ở thành phố. Hạnh có một anh trai cũng đã lập gia đình và sống với bố mẹ. Bố mẹ cô sau khi biết chàng rể tương lai có gia cảnh khó khăn thì không chịu chấp nhận, nhưng biết làm sao được, Hạnh yêu Thành lắm, và cô nhất quyết không chịu bỏ Thành vì lý do nhà anh nghèo.
Hạnh đứng như trời trồng trước căn nhà tồi tàn của chồng sắp cưới và không nói được một lời nào. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu, Thành cũng sợ Hạnh khổ nên dọa cô: "Nhà anh nghèo lắm, chả có phòng riêng, nhà mùa mưa còn phải lấy chậu hứng nước, nhà vệ sinh thì kiểu cổ lỗ sĩ, nhà tắm thì quay tạm bằng gỗ. Em có chịu được không?". Hạnh đáp không do dự: "Có gì mà không được. Em đâu phải là đứa không biết điều".
Nhưng giờ đây, đứng trước căn nhà tuềnh toàng của Thành thì Hạnh lại choáng váng. Cô sẽ trải qua đêm tân hôn trong chính căn nhà này.
Hạnh không dám kêu than với Thành vì sợ anh buồn. Cô chỉ sợ bố mẹ mình ngất khi thấy cảnh cô con gái cành vàng lá ngọc của mình phải về làm dâu trong gia đình nghèo khó đến vậy. Nhưng cô là người chủ động chọn Thành và muốn gắn bó với anh, mặc kệ mọi lời phản đối xung quanh.
Hạnh hít một hơi thật sâu, cô nghĩ, dù sao mình cũng chỉ trải qua đêm tân hôn và vài ngày ở đây thôi, sau đó cả hai vợ chồng lại lên thành phố ở, chả có gì phải ngại.
Đến ngày cưới, bố mẹ, họ hàng nhà Hạnh có buồn bực bao nhiêu thì cũng đã muộn. Mọi việc đã an bài. Sau khi lễ cưới kết thúc, cả nhà Hạnh ra về, còn Hạnh vào thay đồ ở nhà, cầm cái ghế thấp ra giếng rửa bát cùng với các chị của Thành. Nhìn đống bát đũa tràn lan mà cô ngán ngẩm, nhưng Hạnh nào có dám kêu. Cô không muốn mọi người xem cô là tiểu thư yếu ớt.
Cuối cùng mọi việc cũng xong. Hạnh e lệ chào bố mẹ chồng rồi tiến vào căn phòng tân hôn của mình. Căn phòng rộng chưa đầy 8 mét vuông, chỉ kê đủ một chiếc giường và để mấy cái rương gỗ. Mà đó đâu phải là phòng, chỉ là cái gian nhà được quây tạm lại bằng vải. Nhìn cái không gian riêng tư của mình mà Hạnh chỉ muốn khóc, nhưng nhìn gương mặt hớn hở của Thành, Hạnh không dám nói gì.
Bức vách phía dưới của căn phòng tân hôn bị thủng một lỗ to bằng nắm đấm, thế mà bố mẹ Thành vẫn để vậy. Đang nằm, chuẩn bị nhập cuộc yêu đương với chồng nhưng nhìn thấy cái lỗ trống toang hoác ấy, Hạnh lại bật dậy, tìm mấy tờ giấy vụn nhét vào.
Đang nằm, chuẩn bị nhập cuộc yêu đương với chồng nhưng nhìn thấy cái lỗ trống toang hoác ấy, Hạnh lại bật dậy, tìm mấy tờ giấy vụn nhét vào. (Ảnh minh họa)
Tưởng mọi việc đã ổn nhưng khi vừa cởi váy xong, tấm rèm vải quây phòng của Hạnh và Thành lại bị gió thổi tung lên. Nguyên do là mẹ chồng vẫn mở cửa trước nên gió tạt vào, mà tấm rèm thì lại quá mỏng manh. Hạnh lúc đó đang trong trạng thái "tắm tiên" nên hét lên thất thanh. Bố mẹ chồng nghe thế thì hoảng quá, chạy vội vào hỏi: "Gì thế con dâu?". Lúc đó, Hạnh chỉ biết ném cái gối loạn xạ rồi vơ vội tấm chăn trùm lên người. Còn Thành thì luống cuống bảo bố mẹ đi ra.
Hạnh gần như bật khóc. Đã 2 tiếng đồng hồ trôi qua rồi mà hai vợ chồng vẫn chưa tiến thêm được một bước nào. Hạnh mệt quá bảo chồng:
- Hay là đi ngủ hả anh? Em mệt quá. Khi nào lên thành phố rồi mình tân hôn?
- Đã mất công cởi quần áo rồi. Mà anh đã đợi lâu lắm rồi đấy. Em sợ cái gì nào? - Thành giãy nảy.
- Em sợ cái phòng này lắm, nó không an toàn.
- Giờ là nửa đêm, có ai đâu mà em sợ. Anh ra lấy cục đá cột vào cái rèm nhé.
- Dạ, ý kiến hay đó chồng.
Thế là Thành lục đục chạy ra ngoài vườn tìm mấy cục đá nhỏ rồi lúi húi tìm dây buộc vào cái rèm. Mất khoảng 20 phút mới xong. Lúc anh lên giường thì thấy vợ đã ngủ từ đời nào rồi. Thành không chịu, lay Hạnh dậy rồi thủ thỉ:
- Vợ ơi, dậy tân hôn tiếp nào.
Lúc anh lên giường thì thấy vợ đã ngủ từ đời nào rồi. Thành không chịu, lay Hạnh dậy rồi thủ thỉ: "Vợ ơi, dậy tân hôn tiếp nào". (Ảnh minh họa)
Hạnh vừa mở mắt đã bị chồng hôn tới tấp. Cô như bừng tỉnh, tưởng lần này đã yên chuyện, nào ngờ nghe tiếng khóc ré lên của đứa cháu. Khi hai vợ chồng Hạnh chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì đứa cháu của Thành đã trèo lên giường hai người rồi mè nheo: "Mẹ ơi".
Hạnh lại một phen khiếp vía, lấy chăn trùm kín người. Thành phải ngồi dậy mặc quần áo rồi bế cháu ra giường ngủ với bố mẹ. Khi anh vào phòng tân hôn thì thấy vợ đã mặc đồ từ khi nào. Thành định giơ tay cởi đồ của vợ nhưng Hạnh đã quát: "Thôi đi ngủ, em nhấp nha nhấp nhổm cả buổi tối là đủ lắm rồi".
Thế là cặp vợ chồng trẻ đi ngủ trong trạng thái giận dỗi. Thành sợ vợ giận nên không dám ho he thêm một lời nào. Sau này, khi đã lên thành phố và ở nhà riêng, cả hai vợ chồng đã có nhiều đêm tân hôn khác đáng nhớ hơn, nhưng với Hạnh cứ mỗi lần nhớ về đêm tân hôn đầu tiên trong căn phòng được quây bằng vải là cô vẫn phì cười.
Theo Một Thế Giới
Ngang trái cảnh trai nghèo vớ phải tiểu thư "rởm" Giờ thì Vinh cũng hiểu luôn, hóa ra cái đêm hôm đó Vinh đã cứu một con nợ. Và bên trong cái mác tiểu thư kia là một con "nợ như chúa chổm". Tình yêu của Vinh và Quỳnh đã chết yểu sau khi chiếc xe máy, tài sản giá trị duy nhất của Vinh đi theo bọn đòi nợ. Nghỉ học khi...