Rồi Trung Quốc sẽ lại “nhái” T-50 của Nga
Trong nguyệt san tháng 11 của mình, tạp chí quốc phòng Kanwa đã cảnh báo, rồi sẽ có một ngày Trung Quốc lại nhái thiết kế của T-50.
Tại triển lãm hàng không Moscow vừa qua, phi đội máy bay biểu diễn Bát Nhất của không quân Trung Quốc đã lần đầu tiên có cơ hội thể hiện ở nước ngoài, thu hút rất nhiều sự chú ý của giới quan sát. Đây cũng là lần đầu tiên máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc có dịp tiếp xúc với loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga.
Trong cuộc triển lãm này, Nga đã không trưng bày động cơ siêu hạng 117S, còn động cơ Type-30 của công ty sản xuất động cơ NPO Saturn cũng đang hoàn thiện, phải đến năm 2015 mới hoàn tất thử nghiệm.
Ngoài việc tăng kích thước của cánh quạt, vấn đề sử dụng một loại vật liệu composite mới cũng là một trọng điểm cải tiến, vừa giúp giảm trọng lượng động cơ vừa làm tăng lực đẩy. Hiện nay, một cột mốc rất cao là lực đẩy 35.000 pound (tương đương 154kN 150.000kg) của động cơ F-119 PW-100 trên máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là F-22 đã bị nó vượt qua.
Đồng thời không quân Nga cũng yêu cầu giá cả của loại động cơ mới không được cao quá giá của động cơ 117S và loại động cơ cùng thế hệ AL-41F là 117C đang sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất của T-50. Đây là một yêu cầu cực cao đối với nền công nghiệp sản xuất động cơ máy bay hiện nay.
T-50 (trái) sử dụng 2 động cơ Type-30, lực đẩy mỗi động cơ là 17.265kg
Video đang HOT
Hiện nay chương trình này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm thực địa, mỗi lần gia lực (đốt sau) sẽ nâng lực đẩy lên tới 1000kg, đây là điều cực khó đối với các thế hệ động cơ tiên tiến nhất hiện nay. Động cơ Type-30 sẽ chính thức bắt đầu được sử dụng từ giai đoạn thử nghiệm tiếp theo của T-50
Lực đẩy tối đa của động cơ 117S được sử dụng trên tiêm kích Su-35 là 14.500kg, Còn động cơ chân chính của Sukhoi T-50 là Type-30 có công suất bay tuần là 107 kN ( 10.496kg), sau khi gia lực (sử dụng động cơ đốt sau) lên tới 176 kN ( 17.265kg).
Kanwa cho rằng, cánh trước của T-50 được thiết kế rất tuyệt, nó được thiết kế liền với cánh chính, vừa phát huy được khả năng cơ động của cánh trước vừa nâng cao được khả năng tàng hình và trước sau gì Trung Quốc cũng sẽ mô phỏng lại thiết kế này của Nga.
“Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, phiên bản cải tiến thế hệ tiếp theo của J-20 nhất định sẽ nhái lại kiểu thiết kế này của Sukhoi T-50. Bạn không tin ư? Chúng ta cứ đợi xem” – Đó chính là nguyên văn câu kết luận của Kanwa.
Theo ANTD
Các công ty quốc phòng châu Âu và Mỹ: Tẩy chay khách Trung Quốc
Theo một bài viết của Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review, các công ty sản xuất vũ khí Âu- Mỹ đã nâng cao cảnh giác, giấu tài liệu và từ chối tiếp khách hàng Trung Quốc trong các triển lãm vũ khí quốc tế.
Kanwa Defence Review số ra tháng 8 vừa cho biết, bắt đầu từ khi phóng viên của tạp chí tham gia triển lãm hàng không quốc tế Moscow năm 1992, các doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng bắt đầu lục tục tham gia các cuộc triển lãm vũ khí. Không chỉ như vậy, số lượng các đoàn đại biểu của 3 quân binh chủng và giới công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng ngày một gia tăng.
Trên thực tế, lịch sử 20 năm của các cuộc triển lãm trang bị quốc phòng quốc tế đã chứng kiến sự quật khởi của người Trung Quốc và những thăng trầm của một vài cường quốc. Trong đó, nổi bật lên hình ảnh các loại vũ khí Trung Quốc đều có nét gì đó "na ná" sản phẩm của một vài cường quốc đi trước về công nghệ. Điều này đã làm dấy lên những nghi án sao chép, ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến các nước phải áp dụng các biện pháp "đề phòng đặc biệt" đối với người Trung Quốc.
Trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước, bất kể là tại triển lãm hàng không, hải quân hay vũ khí mặt đất, "dấu ấn" của đại biểu đoàn Trung Quốc rất dễ nhận ra trong số hàng trăm các công ty, tập đoàn sản xuất vũ khí với những bộ comple xoàng xĩnh đóng khung bên ngoài một chiếc áo len.
Hình ảnh so sánh cho thấy, J-20 của Trung Quốc hơi khác so với T-50 của Nga nhưng rất giống F-35 và F-22 của Mỹ
Khi các phóng viên đặt câu hỏi thì thường né tránh, nếu không cũng đưa ra các câu trả lời hết sức mơ hồ hoặc là đang nói có người khác đến kéo đi. Những hành động trên khiến người ta khó hiểu về hoạt động tiếp thị của họ. Có lẽ, thái độ đó để làm tăng độ "thần bí" khiến người mua dừng bước, nhưng thực sự nó không phát huy tác dụng lắm.
Bước sang thế kỷ 21, càng có nhiều công ty sản xuất vũ khí của Trung Quốc hòa nhập vào thị trường quốc tế. Đầu tiên là những bộ trang phục đã có hình thức bắt mắt hơn theo kiểu âu phục, thậm chí là còn cầu kỳ hơn các ký giả phương Tây. Thái độ tiếp xúc với các phóng viên cũng tỏ ra thân thiện và lịch sự hơn, tuy nhiên vẫn có 1 cảm giác gì đó hơi bí ẩn.
Biến đổi lớn nhất là số lượng các đoàn đại biểu Trung Quốc tăng lên chóng mặt, đặc biệt là tại triển lãm hàng không Pari. Các đoàn đại biểu quân đội, của giới doanh nghiệp rồi các hiệp hội công nghệ dân sự dường như bao vây kín các gian triển lãm của các quốc gia công nghệ tiên tiến, đặc biệt là lũ lượt săm soi, quay phim, chụp ảnh các gian hàng vũ khí Mỹ.
UAV Trường Ưng của Trung Quốc không khác gì Global Hawk của Mỹ
Một sự kiện hy hữu đã xảy ra tại triển lãm hàng không Pari 2006, các gian triển lãm của lục quân Pháp đều đưa ra "các biện pháp đề phòng người Trung Quốc". Các trang bị chủ chốt đều được phủ bạt kín mít, ngăn không cho đoàn đại biểu Trung Quốc tiếp cận, xem xét. Còn gian hàng của Mỹ thì còn "thẳng thắn" hơn khi đưa ra thông điệp "chúng tôi không tiếp người Trung Quốc".
Trước năm 2008, các đoàn đại biểu, phóng viên và khách tham quan rất dễ dàng để tiếp cận được với các bản thuyết minh vũ khí của Mỹ và phương Tây bởi vì họ thường cử người phân phát các bản thuyết minh, tài liệu chi tiết về kích thước, tính năng, tham số kỹ thuật và đồ họa mô phỏng của vũ khí, trang bị trong khuôn viên triển lãm.
Bắt đầu từ năm 2009 trở đi, các hãng sản xuất vũ khí lớn của Anh, Mỹ... chấm dứt sử dụng tài liệu, văn bản thuyết minh, chuyển sang dùng chuyên gia giới thiệu. Khi được hỏi nguyên nhân, người phụ trách các gian hàng đều trả lời lí do là... "tiết kiệm giấy", kỳ thực biện pháp đó là để đề phòng nạn mô phỏng, sao chép vũ khí mà mục đích chính là nhằm vào người Trung Quốc.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô
So kè Trung - Ấn trên vũ đài thế kỷ Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang có chuyến thăm Trung Quốc nhằm tìm cách tháo gỡ căng thẳng tranh chấp biên giới và thúc đẩy hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, không khí hòa dịu này vẫn không thể che lấp hố sâu bất đồng, cũng như sự cạnh tranh ngày một gay gắt giữa hai quốc gia trong khu vực cũng...