Rơi trực thăng quân sự ở Indonesia, 4 binh sỹ thiệt mạng
4 binh sỹ thiệt mạng và 5 người khác bị thương sau khi một chiếc trực thăng quân sự gặp nạn ở tỉnh Trung Java, Indonesia.
Video: Hiện trường trực thăng Mi-17 rơi ở Indonesia
Theo nguồn tin quân đội Indonesia, vụ tai nạn máy bay trực thăng xảy ra vào khoảng 13h40 ngày 6/6, khi các binh sỹ tham gia một lớp học bay.
Chiếc MI-17 chở họ bị rơi và bốc cháy ở khu vực trung tâm tỉnh Trung Java.
Theo Phát ngôn viên quân đội Indonesia Nefra Firdaus, những người bị thương đã được sơ tán và đưa tới bệnh viện.
Ông Firdaus cho biết trước khi xảy ra tai nạn, chiếc trực thăng đã trải qua khâu kiểm tra và được xác nhận là vẫn trong tình trạng hoạt động tốt.
Giới chức Indonesia đang mở một cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Bernama)
Trực thăng quân sự của Indonesia rơi khi đang bay huấn luyện. (Ảnh: antaranews)
Nguyên nhân vụ tai nạn hiện đang được làm rõ. (Ảnh: antaranews)
Trực thăng quân sự Mỹ lơ lửng trên đầu người biểu tình
Trực thăng quân sự được triển khai ở thủ đô Washington, dường như nhằm "phô diễn sức mạnh" với người biểu tình sau cái chết của George Floyd.
Chiếc trực thăng quân sự xuất hiện ở thủ đô Washington tối 1/6, treo lơ lửng ở độ cao thấp, dường như để răn đe khi các cuộc biểu tình ở thành phố bước sang đêm thứ tư nhằm phản đối vụ cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd.
Bất chấp lệnh giới nghiêm, đám đông biểu tình lúc 19h tuần hành qua các khu phố của thủ đô Washington. Khi người biểu tình đến gần khu Chinatown, một chiếc trực thăng quân sự Mỹ xuất hiện, cố tình bay thấp khiến đám đông tản ra. Chiếc trực thăng tiếp tục lơ lửng phía trên đầu người biểu tình trong vài phút trước khi rời đi.
Đây được cho là trực thăng Urocopter UH-72 Lakota, phiên bản quân sự hóa của mẫu Eurocopter EC145, chuyên dùng trong công tác đảm bảo an ninh nội địa, ứng phó thảm họa và cứu hộ cứu nạn.
Trực thăng quân sự Mỹ lơ lửng trên đám đông biểu tình ở thủ đô Washington, hôm 1/6. Video: Twitter/NYTimes.
Động thái diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ triển khai quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ Mỹ. Lực lượng an ninh Mỹ đã phải sử dụng đạn hơi cay để giải tán đám đông đụng độ với cảnh sát gần Nhà Trắng, trong lúc Trump họp báo.
Báo cáo khám nghiệm tử thi mới công bố cho thấy Floyd chết vì "ngừng tim phổi" sau khi bị cảnh sát Derek Chauvin ghì gáy trong gần 9 phút, dù anh này đã liên tục kêu "Tôi không thể thở". Cái chết của anh đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ để đòi công lý cho Floyd và bình đẳng sắc tộc.
Biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan đến ít nhất 140 thành phố khắp nước Mỹ. Ngoài thủ đô Washington, ít nhất 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd. Khoảng 17.000 lính Vệ binh Quốc gia đã triển khai tới thủ đô Washington và 26 bang. Hàng nghìn người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng bị truy tố.
Giả ma dọa người vi phạm lệnh phong tỏa Giới chức ngôi làng trên đảo Java cho các tình nguyện viên đóng giả ma tuần tra đường phố để ngăn người dân ra ngoài, hạn chế Covid-19 lây lan. "Chúng tôi muốn tạo khác biệt và hiệu ứng răn đe vì \'pocong\' là ma và rất đáng sợ", Anjar Pancaningtyas, người đứng đầu nhóm thanh niên làng Kepuh, tỉnh Trung Java, Indonesia,...