Rơi trực thăng ở Na Uy, ít nhất 11 người chết
Một chiếc trực thăng Eurocopter EC-225 chở theo 13 người trở về từ giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển phía tây Na Uy đã gặp nạn trên đảo Turoey hôm 29/4. Hiện 11 thi thể đã được tìm thấy trong khi 2 người khác vẫn mất tích.
Các lực lượng cứu nạn tìm kiếm người mất tích và thiệt mạng tại hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: AP)
Hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn cảnh sát Morten Kronen cho biết chiếc trực thăng “hoàn toàn vỡ vụn”. Ông cho biết có nhận được “thông tin về một vụ nổ và khói dày đặc”, và một số người được phát hiện ở dưới biển.
Vị trí trực thăng gặp nạn tại đảo Turoey, gần thành phố Bergen lớn thứ hai Na Uy. “Đó là một hòn đảo rất nhỏ và các bộ phận của trực thăng vương vãi khắp một khu vực trên đảo, một phần trên mặt biển”, Jon Sjursoe, một người phát ngôn Trung tâm Điều phố Cứu nạn Hỗn hợp của Na Uy cho biết.
Thi thể 11 người đã được tìm thấy trong khi còn 2 trường hợp mất tích. Trực thăng gặp nạn khi đang trở về đất liền từ một giàn khoan dầu trên biển.
Chiếc trực thăng thuộc loại Eurocopter EC-225, do công ty CHC Helicopter, chuyên cho thuê trực thăng có trụ sở tại Richmond, tỉnh British Columbia của Canada.
“CHC Helicopter xác nhận đã xảy ra một vụ tai nạn liên quan đến một trong các máy bay của chúng tôi tại Na-uy”, thông cáo của công ty cho biết. “Chi tiết chính xác về vụ tai nạn chưa được làm rõ”.
Video đang HOT
Thanh Tùng
Theo Dantri/AP
48 giờ cuối cùng trước giải phóng miền Nam 30/4/1975
Các nhiếp ảnh gia quốc tế thực hiện loạt ảnh 48 giờ cuối cùng trước khi giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh ở Việt Nam ngày 30 4 1975.
Các nhiếp ảnh gia, phóng viên quốc tế, trong đó có tạp chí LIFE, AP đã có mặt ở Việt Nam trong thời khắc lịch sử 48 giờ cuối cùng trước khi giải phóng miền Nam
30/4/1975. Trong ảnh là những người đang cố lên trực thăng di tản tại một ngôi nhà ở số 22 phố Gia Long, gần đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.
Một nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ vội vã chạy ra phía trực thăng ở căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Đây là một trong những cuộc di tản người Mỹ cuối cùng ở Sài Gòn trước khi miền Nam được giải phóng ngày 30/4/1975.
Người dân đứng chật kín con đường phía trước đại sứ quán Mỹ với hy vọng kịp lên trực thăng di tản. Thậm chí, một số người đã trèo qua tường để có thể lên trực thăng.
Khung cảnh hỗn loạn ở phía trước cổng đại sứ quán Mỹ trước thời khắc lịch sử miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất năm 1975.
Thủy quân lục chiến Mỹ ở Sài Gòn vội vã di tản trong những thời khắc cuối cùng của cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Những công dân Mỹ cuối cùng hối hả chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn trong đó có cả một số nhà báo.
Khung cảnh lộn xộn, giấy tờ vứt khắp nơi bên trong đại sứ quán Mỹ sau khi toàn bộ nhân viên di tản khỏi Sài Gòn.
Nhân viên Hải quân Mỹ trên tàu USS Blue Ridge cố gắng đẩy một máy bay trực thăng xuống biển ngoài khơi bờ biển của Việt Nam để chỗ cho thêm người di tản khỏi Sài Gòn. Ảnh chụp ngày 29/4/1975.
Thành viên tổ bay trực thăng quân sự Mỹ bế một em nhỏ lên trên tàu USS Blue Ridge để kịp thời di tản khỏi Sài Gòn.
Những dân thường cuối cùng di tản bằng tàu thuyền ở Sài Gòn trước thời khắc lịch sử giải phóng miền Nam, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 30/4/1975.
Theo_Kiến Thức
Ảnh dàn trực thăng Apache 'khủng' của Vệ binh Quốc gia Mỹ Khám phá phi đoàn trực thăng tấn công AH-64D Apache bảo vệ an ninh nội địa của nước Mỹ. Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải phóng sự ảnh về hoạt động huấn luyện của một phi đội trực thăng AH-64 Apache thuộc Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ tại tiểu bang Nam Carolina. Được biết buổi huấn luyện này...