Rơi thép chết người: Tổng thầu phải chịu trách nhiệm chính
Tại cuộc họp chiều 7/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng không cho phép lùi tiến độ toàn dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sang năm 2016 như đề nghị của tổng thầu Trung Quốc. Bộ trưởng cũng chỉ rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc để thép rơi khi thi công khiến 1 người chết, 2 người bị thương sáng 6/11.
Có căn cứ sẽ khởi tố vụ án
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại cuộc họp liên quan đến tình hình triển khai dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chiều 7/11.
Tại cuộc họp, đại diện cho Tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc), ông Trương Kiến Huân, Giám đốc phụ trách dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cho biết, sau khi vụ tai nạn xảy ra, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng để sơ cứu nạn nhân và giải quyết vụ việc.
Đại diện cho Tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc), ông Trương Kiến Huân, Giám đốc phụ trách dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông thừa nhận trách nhiệm trong cuộc họp với Bộ GTVT
“Trong quá trình thi công dự án, chúng tôi đã áp dụng các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động và an toàn giao thông cho người dân khi đi lại qua những khu vực dự án đang thi công. Vụ tai nạn xảy ra là một điều rất đáng tiếc. Ngay buổi tối cùng ngày, chúng tôi đã đi cùng với lãnh đạo Ban QLDA đường sắt đến nhà thăm hỏi và chia buồn với gia đình các nạn nhân”- ông Huân cho biết.
“Vậy trách nhiệm của tổng thầu trong vụ việc này như thế nào?”- Bộ trưởng Thăng truy vấn. Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng, ông Huân thừa nhận: “An toàn và chất lượng của dự án là trách nhiệm của tổng thầu EPC…”.
Tiếp đó, thừa nhận trách nhiệm của đơn vị trong vụ tai nạn, ông Tô Vân, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Giám sát xây dựng (Viện Nghiên cứu xây dựng đường sắt Bắc Kinh), đơn vị tư vấn giám sát của dự án gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn.
Video đang HOT
“Trách nhiệm của chúng tôi là giám sát đảm bảo chất lượng và an toàn của dự án trong quá trình thi công. Thế nhưng, khi vụ tai nạn xảy ra, không có một kỹ sư nào của chúng tôi có mặt để giám sát. Đây là một bài học rất đau xót. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”- ông Tô Vân nhận lỗi.
Ông Tô Vân, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Giám sát xây dựng (Viện Nghiên cứu xây dựng đường sắt Bắc Kinh) nhận khuyết điểm khi tai nạn xảy ra không có mặt tư vấn giám sát tại hiện trường
Sau khi nghe đại diện của hai đơn vị giải trình, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: “Trách nhiệm chính của nhà thầu và tư vấn giám sát là đảm bảo an toàn và chất lượng của dự án. Do đó, hai đơn vị này chịu trách nhiệm chính trong việc đền bù thiệt hại cho các gia đình nạn nhân và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về vụ tai nạn vừa xảy ra”.
Đối với đơn vị thi công trực tiếp dẫn tới vụ tai nạn là Xí nghiệp Cầu 17 (Cienco1), Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu lãnh đạo Cienco1 phải có hình thức kiểm điểm với những cá nhân liên quan của đơn vị này.
“Cuối năm 2015, dứt khoát phải đưa dự án vào khai thác”
Liên quan đến tình hình thực hiện dự án, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Q.Tổng Giám đốc Ban QLDA đường sắt cho biết, do chậm GPMB, Tổng thầu EPC đang đề nghị điều chỉnh tiến độ đến tháng 12/2015 hoàn thành toàn bộ phần xây lắp. “Từ ngày 31/12/2015, chúng tôi sẽ tiến hành cho chạy thử tàu trong thời gian 3 tháng”- ông Hùng nói.
Lý giải về việc dự án bị chậm tiến độ, ông Trương Kiến Huân viện dẫn lý do, quá trình xây dựng nhà ga Cát Linh kéo dài 14 – 16 tháng nên ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án.
Bác bỏ lập luận trên, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chậm tiến độ của dự án là do năng lực của tổng thầu yếu kém về mọi mặt từ máy móc, thiết bị đến con người.
“Một nhà ga nhỏ như Cát Linh mà các ông thi công đến 16 tháng là không thể chấp nhận được. Tôi đề nghị, nhà ga này phải hoàn thành trong 8 tháng. Tôi yêu cầu tư vấn giám sát phải xây dựng tiến độ chi tiết cho dự án, dứt khoát 31/12/2015, dự án phải đưa vào khai thác thương mại chứ không phải chạy thử”, Bộ trưởng kiên quyết.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghị UBND TP.Hà Nội chậm nhất 30/11/2014, hoàn thành giải phóng mặt bằng của dự án. Bên cạnh đó, Thành phố cần chỉ đạo lực lượng công an, thanh tra giao thông phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức bảo vệ thi công, đảm bảo an toàn trong thi công và lưu thông trên tuyến. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan của Bộ GTVT để tổng kiểm tra lại các dự án giao thông trên địa bàn.
“Bộ GTVT đã giao Cục Quản lý xây dựng chất lượng công trình giao thông có chỉ thị trong phạm vi toàn quốc yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Bộ, Ban QLDA, các Sở GTVT có sự phối hợp để tổng thanh tra, kiểm tra lại toàn bộ công tác đảm bảo ATGT trong công tác thi công”- Bộ trưởng nói.
Theo Đình Quang (Giaothongvantai.com.vn)
Thi công đường sắt gây tai nạn chết người: Đình chỉ hàng loạt chức vụ
Ngay sau khi xảy ra tai nạn gây chết người khi thi công đường sắt trên cao Hà Nội, lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo đình chỉ đối với chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân tại công trường.
Qúa trình thi công đường sắt trên cao đã gây tai nạn chết người ở Hà Nội (Ảnh: ND)
Chiều 6/11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì cuộc họp khẩn, với sự tham gia của đại diện Ban QLDA đường sắt, Tổng thầu, nhà thầu phụ trực tiếp thi công, tư vấn giám sát.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đánh giá đây là vụ tai nạn nghiêm trọng, mà nguyên nhân xảy ra theo báo cáo ban đầu của nhà thầu do vi phạm trong thao tác và không kiểm soát hết được thi công.
Theo thứ trưởng Đông, trách nhiệm trước hết thuộc về tổng thầu, đơn vị trực tiếp thi công, tư vấn giám sát, chủ đầu tư, quản lý dự án. Ban QLDA đường sắt phải có báo cáo chi tiết vụ việc, rà soát trách nhiệm của các đơn vị và việc xử lý trách nhiệm. Cùng với chỉ đạo Ban QLDA, nhà thầu cắt cử người đến với các gia đình nạn nhân để lo liệu công việc, Thứ trưởng Đông cũng chỉ đạo đình chỉ công việc đối với Chỉ huy công trường, tư vấn giám sát và công nhân tại công trường xảy ra tai nạn.
Đồng thời, ông Đông cũng yêu cầu rà soát toàn bộ hiện trường thi công, đánh giá lại phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động. Ban QLDA tạm thời dừng thi công công trường dự án này, nơi nào đảm bảo an toàn thi công thì nhà thầu có văn bản đề nghị.
Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đơn vị đã tập trung nhân lực để giải quyết vụ việc và sẽ xem xét toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vụ việc. Cũng theo ông Hùng, ngày hôm trước đơn vị cũng đình chỉ 15 ngày đối với nhà thầu và tư vấn giám sát để xảy ra vụ việc máy bơm vữa bắn vào người đi đường cũng xảy ra ở dự án này.
Theo đại diện nhà thầu phụ thi công: khi xảy ra tai nạn có 5 công nhân thi công, có Chỉ huy trưởng công trường, còn đại diện của nhà thầu tư vấn giám sát không có mặt ở đó. Nguyên nhân dầm sắt bị rơi có thể do khi cẩu lên, mối hàn giữa 2 thanh thép bị gãy và văng xa.
Đại diện nhà thầu chính cho biết, khi xảy ra sự việc, nhà thầu phụ không trực tiếp thông báo cho nhà thầu chính. Theo hồ sơ mà nhà thầu chính nắm được, chiếc cần cẩu còn hạn kiểm định và công nhân lái cẩu có chứng chỉ điều khiển phương tiện phù hợp.
Đại diện nhà thầu chính đánh giá trong quá trình thi công và có vi phạm về thao tác. Bất kể nguyên nhân nào thì cũng không được buộc dây cáp vào vật được cẩu lên cao. Còn sàn bảo vệ phía dưới và trên cao chưa được tốt, tôn quây chưa kín hết phạm vi thi công.
Về phía tư vấn giám sát nêu 3 khả năng có thể dẫn đến tai nạn, do móc cẩu chưa được khóa chặt, dây thừng buộc vào khung cốt thép chưa buộc chặt và cẩu xoay dẫn đến góc va đập. Cả 3 khả năng trên đều phản ánh việc vi phạm quy trình thi công an toàn và kỹ sư phụ trách thiếu trách nhiệm trong công việc.
Theo Infonet
Nguyên nhân dự án đường sắt trên cao gặp sự cố, gây chết người Bước đầu, cơ quan công an xác định có vấn đề đứt mối hàn tai quang (giá đỡ bó thép khi cẩu lên). Công an Hà Nội cho biết nạn nhân Nguyễn Như Ngọc tử nạn là cán bộ Công an huyện Gia Lâm, đang đi học tại Học viện An ninh Nhân dân. Trong ngày, cơ quan công an đã tiến hành...