Rời thành phố xô bồ, chàng trai lên rừng dựng homestay, cùng người dân vùng núi làm du lịch bền vững
Từ bỏ cuộc sống xô bồ tại thành phố Nguyễn Văn Nhã đến Ma Bó (Lâm Đồng) tổ chức các tour trekking, đạp xe xuyên rừng, phát triển du lịch bền vững
Hơn 2 năm rời TP.HCM chàng trai 28 tuổi đã dần quen với cuộc sống bình dị nơi núi rừng, chàng trai ấy bắt đầu một ngày mới từ 5h30. Trong khi trời còn tờ mờ sáng, mù sương của vùng núi cao còn giăng kín, Nhã lọ mọ ra chuồng cho gà, vịt ăn và dọn dẹp nhà cửa. Ngày nào không vào rừng hái nấm, kiếm măng, anh bày biện đủ loại máy móc ra làm bàn ghế, sửa chữa vài thứ đồ gỗ trong nhà.
8 tháng hoàn thiện căn nhà mới
Đầu năm 2019, sau khi nghỉ việc tại một công ty F&B (dịch vụ kinh doanh đồ ăn và thức uống), Nhã rời TP.HCM với số vốn nhỏ và ước mơ khởi nghiệp, tìm kiếm cuộc sống mới.
Ban đầu, anh và người bạn xây dựng một homestay nhỏ nằm giữa rừng thông Đà Lạt. Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc kinh doanh, Nhã quyết định chuyển về làm du lịch ở vùng đất Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, “hàng xóm” vùng Tà Năng nổi tiếng.
Địa phận giáp biên giới Ninh Thuận này là vùng đất tổ tiên của đồng bào Churu. Để vào làng, du khách sẽ đi qua cung đường xuyên rừng thông, thác nước hùng vĩ. Anh đánh giá nơi đây có tiềm năng phát triển du lịch. Chia sẻ về quyết định bỏ phố vào rừng, Nhã nói mình trót mê khung cảnh yên bình và đời sống dung dị của con người nơi đây.
Chàng trai Đắk Lắk định hướng xây dựng du lịch bền vững kết hợp phát triển cộng đồng. Anh quyết tâm khôi phục nghề đan lát, làm rượu cần truyền thống, chọn hướng dẫn viên là người dân địa phương để họ có thêm thu nhập.
Con đường dẫn vào bản làng bao phủ bởi rừng thông xanh ngát.
Căn nhà bằng gỗ phần lớn do Nhã và một vài người bạn tự hoàn thành trong hơn 4 tháng. Xong phần khung, nhóm bắt đầu làm nội thất bên trong, tự đóng bàn ghế, giường tủ, khu vực nhà bếp, thư viện… mất thêm chừng 4 tháng. Hơn một năm ở vùng đất mới, anh thấy mình trưởng thành, biết nhiều thứ như làm đồ mộc, sửa chữa điện nước hay trộn hồ xây bếp củi…
Giai đoạn đầu xây dựng, vấn đề khó khăn nhất có lẽ là khâu mua vật liệu và vận chuyển. Những hôm trời mưa, đường đất trở nên trơn trượt, xe lớn không thể vào tận nhà, anh phải ra con đường bê tông lấy vật liệu. Đến Ma Bó hồi dịch mới bùng phát, lại đúng mùa cà phê nên khó tìm kiếm sự giúp đỡ, người dân cũng còn e dè khách lạ. Mỗi ngày Nhã đều đặn di chuyển quãng đường hơn 23 km từ phòng trọ đến nơi xây dựng.
Trước dịch, Văn Nhã và nhóm thường tổ chức các tour trekking, đạp xe xuyên rừng.
Đi rừng hái nấm, trồng rau, nuôi gà vì dịch
Ngành du lịch bị tác động do dịch Covid-19 và tất nhiên, Nhã cũng không là ngoại lệ. Các kế hoạch, chương trình của anh và bạn bè đề ra phải hủy bỏ, hợp đồng tour hè với một số trường học cũng dừng lại. Nguồn thu chính hao hụt nhiều.
Từ tháng 5 đến nay, căn nhà gỗ không đón khách. Dù Lâm Đồng đã cho người dân đi lại trong tỉnh nhưng anh vẫn dè chừng chưa dám mở cửa trở lại vì sợ dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống dân làng.
Để tiết kiệm chi phí, chàng trai trẻ tập tành trồng rau củ, nuôi gà, vịt tự cung tự cấp, hạn chế ra ngoài. “Hơn một tháng trước, tôi thử nuôi khoảng chục con vịt cho vui, ai dè chúng lớn thật. Tính ra một tháng nữa là đủ chuẩn xuất chuồng”, Nhã hào hứng kể về trải nghiệm lần đầu nuôi vịt.
Mùa dịch, chàng trai Đắk Lắk bán măng, nấm để trang trải cuộc sống.
Ngoài ra, anh cũng phụ bà con thu mua măng tươi, bán nấm linh chi hái được trong rừng trên các sàn thương mại điện tử. Đó cũng là công việc giúp anh có thêm thu nhập trang trải những ngày này.
Thỉnh thoảng, chàng trai 28 tuổi nhận những món quà nhỏ từ hàng xóm, lúc là túi rau rừng, khi thì trái cây hay nấm.
Bận rộn không ngơi tay cả ngày, buổi tối, anh dùng thời gian rảnh học thêm các chương trình, cùng nhóm nghiên cứu, phát triển tour du lịch sau dịch. Với Nhã, ở Ma Bó tuy thu nhập không cao như ở TP.HCM hay Đà Lạt, đổi lại anh có niềm vui và giúp đỡ được nhiều người hơn.
Video đang HOT
Tết Trung thu đầu tiên tại Ma Bó
Từ thời sinh viên, Nhã đã tham gia tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện khắp mọi miền Tổ Quốc. Ngôi nhà nhỏ bên rừng với thư viện, lớp học dạy các bé vùng cao luôn là mục tiêu anh theo đuổi. Mong ước ấy phần nào được thực hiện khi anh chuyển về sinh sống ở ngôi làng này.
Nhã hào hứng khi nói về thư viện nhỏ với hơn 1.000 đầu sách các thể loại, lớp học vẽ, tiếng Anh do anh và bạn bè xây dựng nên: “Tôi mong cuộc sống của những đứa trẻ không chỉ gói gọn trong ngôi làng Ma Bó, chúng cần được biết về thế giới rộng lớn ngoài kia”.
Niềm vui đến khi trẻ em trong làng dần thay đổi và thích thú đọc thêm cuốn sách mới thay vì rong chơi bên ngoài. Chúng bắt đầu nói về ước mơ đi đó đây, học đại học, trở thành hướng dẫn viên du lịch…
Thời gian này, lớp học, rạp chiếu phim ngoài trời phải tạm dừng hoạt động nhưng anh chắc chắn mọi thứ sẽ ổn định sau mùa dịch.
Tổ chức ngày Trung thu ý nghĩa cho trẻ em vùng cao.
Dịp Trung thu, Nhã mang đến bữa tiệc nho nhỏ cho trẻ em trong làng. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, đây cũng là cái Tết Trung thu đầu tiên những đứa trẻ ở Ma Bó được rước đèn phá cỗ đúng nghĩa. “Năm nay không rộn ràng như mọi năm, chúng tôi chỉ mua ít đồ ăn, chặt lồ ô dạy tụi nhỏ làm lồng đèn”, anh nói.
Mỗi người có một lựa chọn sống riêng. Đối với Nhã, quyết định về Ma Bó là điều mà anh chưa từng hối hận. Ở đây, anh làm được điều mình thích, góp phần gieo ước mơ cho trẻ em cũng như tận hưởng những ngày tháng êm đềm giữa núi rừng.
Kinh nghiệm du lịch biển đảo- Trọn bộ mẹo trốn khỏi thành phố xô bồ
Kỳ nghỉ của bạn sẽ trọn vẹn hơn bao giờ hết với những kinh nghiệm du lịch biển đảo dưới đây.
Bạn đã biết những kinh nghiệm du lịch biển đảo phía dưới chưa?
Kinh nghiệm du lịch biển đảo-- Tạm trốn khỏi thành phố xô bồ
Thời điểm hợp lý để đi biển
Kinh nghiệm du lịch biển đảo đầu tiên đó là lựa chọn thời điểm du lịch. Các bãi biển của nước ta chủ yếu chịu ảnh hưởng của đại dương và nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới. Vì thế, khí hậu thường có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chủ yếu rơi vào các tháng cuối năm từ khoảng tháng 8- tháng 12. Đây là thời điểm bạn không nên đi du lịch vì có khá nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan. Các tháng còn lại thì cứ thoải mái nhé.
Thời điểm thích hợp để đi biển.
Phương tiện di chuyển đến biển
Với các bạn trẻ, đi phượt bằng xe máy là lựa chọn hợp lý. Nếu địa điểm gần, bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc ô tô. Chi phí cho các loại phương tiện này thường khá rẻ nhưng thời gian di chuyển thường lâu. Ngược lại, nếu bạn du lịch ở các địa điểm biển đảo xa thì máy bay và tàu hỏa nên được ưu tiên hơn. Kinh nghiệm du lịch biển đảo này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại phương tiện ưng ý và tiết kiệm đó.
Phương tiện di chuyển đến biển.
Phương tiện di chuyển ở biển
Muốn có 1 chuyến đi ưng ý thì hãy nắm trọn bộ cẩm nang du lịch biển đảo này. Nếu bạn chưa biết thì ca nô, tàu thủy, thuyền, du thuyền là các loại phương tiện dành riêng cho các chuyến đi tham quan trên biển, đặc biệt là các hòn đảo. Ví dụ như đi Phú Quốc, bạn sẽ phải di chuyển chủ yếu bằng các loại phương tiện này. Giá của mỗi loại thường sẽ khác nhau nên bạn cần lưu ý trước khi lựa chọn, đừng quên mua cả vé khứ hồi nhé. Ngoài ra, 1 số phương tiện như taxi, xe đạp hay xe máy di chuyển trên đảo cũng khá phổ biến đó.
Di chuyển bằng cano và tàu thuyền rất phổ biến.
Nguyên tắc chọn điểm đến
Có 1 số nguyên tắc lựa chọn điểm đến mà bạn không nên bỏ qua. Với những bạn ưa thích tắm biển, hãy chọn những vùng nước an toàn. Đặc biệt, đừng liều lĩnh tắm ở những nơi sóng lặn hoặc sóng quá to. Đặc biệt lưu ý với các dòng chảy xa bờ vì bạn không biết được điều gì sẽ xảy ra đâu. Nếu đi cùng với trẻ em, nhất định bạn phải ghi nhớ lưu ý khi đi du lịch biển đảo này nhé.
Nguyên tắc lựa chọn điểm đến.
Kỹ năng bơi lội - kinh nghiệm đi du lịch biển với nhiều trải nghiệm đáng nhớ
Kỹ năng bơi lội không hẳn là kinh nghiệm du lịch biển đảo nhưng nó rất cần thiết cho những chuyến du lịch. Chắc hẳn, bạn sẽ không muốn chỉ ngồi trên bờ ngắm cát thôi đúng không? Hơn nữa, tắm biển chính là trải nghiệm thư giãn và xả stress siêu hữu ích nên hay trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhé. Cẩm nang du lịch biển đảo này sẽ không thừa đâu.
Đừng bỏ qua kĩ năng bơi lội.
Biết chụp ảnh cơ bản để có những tấm hình để đời
Kinh nghiệm du lịch biển đảo tiếp theo hơi "nghệ thuật" 1 chút. Nếu bạn thật sự muốn có được chuyến đi du lịch biển thú vị và như ý thì đừng bỏ qua kỹ năng chụp ảnh. Tham khảo ngay các website tư vấn chụp ảnh cơ bản để nắm được những kỹ thuật đơn giản. Hoặc tốt hơn hết, hãy đi cùng 1 người biết chụp ảnh cho bạn nhé. Thiên nhiên hoang sơ với muôn điều kì diệu chắc chắn sẽ khiến bạn muốn ghi lại chúng ngay lập tức đó.
Biết chụp ảnh hoặc hãy đi với người chụp ảnh cho mình.
Biết cách dựng lều trại - Kỹ năng đi du lịch "bụi" theo nhóm
Nếu bạn chuẩn bị có chuyến du lịch bụi đến Đà Nẵng cùng nhóm bạn thì đừng bỏ qua kinh nghiệm du lịch biển đảo này. Hãy học qua các bước dựng lều trại đơn giản để có thể cùng nhau đi picnic trên bãi cát. Tưởng tượng mà xem, những buổi tối đầy sao cùng nhau dựng lều, hát ca và ăn uống thật sự rất tuyệt phải không? Trải nghiệm thú vị này chỉ làm được khi bạn còn trẻ thôi đó nên đừng bỏ lỡ nhé.
Biết dựng lều trại.
Mang theo túi chống nước cho điện thoại
1 chiếc điện thoại chống nước sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm vô cùng thực tế khi mà vừa có thể ngâm mình dưới làn nước mát, vừa ghi lại được những khoảnh khắc tuyệt vời. Có vô số lựa chọn túi chống nước cho bạn nên nếu không muốn chi quá nhiều tiền thì những túi khóa chống nước là sự lựa chọn phù hợp. Màn hình cảm ứng điện thoại vẫn sẽ làm việc 1 cách hiệu quả với lưu ý khi đi du lịch biển đảo này đó.
Mang theo túi chống nước cho điện thoại.
Vùi sâu ly, cốc thủy tinh nếu mang theo ra biển
Kinh nghiệm du lịch biển đảo này có thể sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Khi cần mang đồ uống ra biển, hãy vùi sâu cốc, tách hay ly uống nước trong cát để giúp chúng đứng vững hơn và không bị đổ nhé. Nếu có thể, hãy mang theo các loại ly có đế nhọn để dễ cắm nhé. Đừng bỏ qua cẩm nang du lịch biển đảo này vì nó siêu hữu ích và cực kì dễ thực hiện đó.
Vùi sâu ly, cốc vào trong cát.
Mang theo chanh để hỗ trợ nhiều trải nghiệm
Hãy dùng chanh sau khi tắm biển. Tinh chất trong nước chanh sẽ giúp mái tóc của bạn bóng trở lại và loại bỏ hoàn toàn cát bẩn trong quá trình tắm biển. Nếu bạn chưa biết nữa thì sau khi tắm biển, móng tay của chúng ta thường bị vàng nên hãy dùng chanh để khử màu này nhé. Ngoài ra, đây cũng là 1 loại đồ uống tuyệt vời, rất dễ làm và cực kì tiết kiệm chi phí đó. Kinh nghiệm du lịch biển đảo này khá hay ho đúng không?
Mang theo chanh.
Mang theo bể bơi nhỏ cho trẻ em
Lưu ý khi đi du lịch biển đảo, nếu con của bạn sợ sóng hoặc bạn sợ rằng tắm biển với tuổi của chúng là quá nguy hiểm thì hãy mang theo 1 chiếc bể bơi nhỏ khi đi biển. Lũ trẻ sẽ vô cùng thích thú vì vừa được tận hưởng cảm giác tắm biển mà người lớn cũng vừa không phải trông coi quá nhiều. Bạn cũng nên mang theo những đồ chơi nhỏ gọn như xe ô tô hay chậu xúc cát cho bé nhé.
Chuẩn bị bể bơi và đồ chơi cát cho bé.
Sử dụng phấn rôm để khỏi bị cát dính vào da
Kẻ thù của những chuyến du lịch biển luôn là cát. Cát dính vào cơ thể sẽ khiến ai trong chúng ta cũng cảm thấy thật khó chịu phải không? Tuy nhiên, điều gì cũng có thể khắc phục được nếu bạn đọc kĩ cẩm nang đi du lịch biển đảo này. Trước khi ra biển, bạn có thể dùng phấn rôm để làm giảm độ ẩm của da và lập tức cát sẽ rơi ngay khi chạm vào da bạn. Tuy nhiên, đừng sử dụng quá nhiều phấn rôm nếu bạn bị dị ứng nhé.
Sử dụng phấn rôm để không bị cát dính.
Sử dụng tấm ga trải giường nếu muốn picnic trên biển
Có rất nhiều kinh nghiệm du lịch biển đảo hay ho. Nếu bạn dự định picnic trên cát hàng giờ đồng hồ thì hãy chuẩn bị những tấm ga trải giường thay vì tấm bạt như bình thường. 1 tấm ga trải giường được giữ ở 4 góc sẽ tạo ra 1 không gian bên trong tránh xa khỏi những đụn cát. Chúng chắc chắn sẽ hữu dụng hơn tấm bạt rất nhiều và cũng tiết kiệm được kha khá chi phí thuê bạt đó.
Ga trải giường sẽ tốt hơn 1 chiếc bạt.
Xử lý khi bị sứa cắn
Lưu ý khi đi du lịch biển đảo, bạn có thể bị sứa cắn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đừng vì thế mà lo lắng hay hoảng loạn. Hãy nhanh chóng lên bờ và rời khỏi vùng biển đang bơi. Sau đó, xử lý vùng bị cắn với giấm và gỡ xúc tu bằng nhíp. Trong khoảng 20 - 40', bạn nên ngâm vùng da đó trong nước ấm. Nếu có cảm giác ngứa và sưng phù nhiều thì hãy bôi kem chứa corticoid hoặc uống thuốc kháng histamin nhé.
Xử lý khi bị sứa cắn.
Những kinh nghiệm du lịch biển đảo trên sẽ giúp cho chuyến đi lần này của bạn dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều đó. Thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ luôn sẵn sàng chờ đón và chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm bất ngờ. Đừng vì những sự chuẩn bị không kĩ càng mà biến chuyến đi trở thành thảm họa nhé. Chúc bạn có những hành trình thú vị và ý nghĩa.
Kinh nghiệm du lịch bản Ngòi Hòa Bình chi tiết nhất, bạn đã biết chưa? Bên cạnh Mai Châu thì Hòa Bình còn có một bản Ngòi đầy hữu tình, thơ mộng khiến ai đến cũng lưu luyến chẳng muốn về. Vậy làm sao để có chuyến du lịch bản Ngòi đáng nhớ nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé! Giới thiệu về bản Ngòi Bản Ngòi là một bản làng nhỏ của đồng...